Phì đại cơ tim

Viêm khớp ở trẻ em (JRA) hay còn được gọi là “viêm khớp vô căn” hoặc “bệnh Still”. Viêm khớp ở trẻ em khác so với viêm khớp dạng thấp ở người lớn. Nó là một căn bệnh mãn tính kéo dài nhiều tháng hay nhiều năm, nhưng khoảng 75% trẻ sẽ khỏi bệnh.

Tìm hiểu chung Bệnh Phì đại cơ tim
phi-dai-co-tim

Bệnh phì đại cơ tim là bệnh gì?
Bệnh phì đại cơ tim là bệnh về rối loạn cơ tim, làm gián đoạn khả năng co bóp lưu thông máu của tim. Phì đại cơ tim đôi khi còn làm ảnh hưởng đến nhịp tim đập dẫn đến tình trạng rối loạn nhịp tim.
Khi bị phì đại cơ tim, các sợi cơ tim của bạn phát triển bất thường khiến thành tim dày lên, đặc biệt là ở tâm thất trái (khoang bơm máu chính). Khoang bên trong tâm thất trái bị thu nhỏ lại và tim không thể hoàn toàn giãn ra giữa các nhịp đập. Hậu quả là tâm thất bơm máu ra khỏi tim ít hơn. Bạn có thể ngất xỉu, đau thắt ngực, khó thở và nghiêm trọng nhất là đột tử.;

Triệu chứng thường gặp Bệnh Phì đại cơ tim

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh phì đại cơ tim là gì?
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh cơ tim phì đại có thể bao gồm:
Khó thở, thở gấp và ngắn trong lúc đi bộ hay làm việc nhà hoặc khi gắng sức;
Đau tức ngực, ngất xỉu sau khi tập thể dục;
Nhịp tim nhanh hoặc bất thường.
Tuy nhiên, một số người bệnh không có những triệu chứng trên.
Bạn có thể gặp các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Bạn nên đi khám bác sĩ khi có triệu chứng mới hoặc đau tức ngực, thở gấp, khó thở, tim đập nhanh, sưng hai chân hoặc ngất xỉu. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.;

Nguyên nhân Bệnh Phì đại cơ tim gây bệnh Bệnh Phì đại cơ tim

Nguyên nhân gây ra bệnh phì đại cơ tim là gì?
Bệnh phì đại cơ tim là bệnh di truyền, thường được gây ra bởi các đột biến gen khiến cơ tim phát triển bất thường, làm cho thành tim dày lên. Một khi được chẩn đoán đã mắc bệnh, tất cả thành viên trong gia đình cũng cần được xét nghiệm và kiểm tra. Hầu hết những người bị bệnh phì đại cơ tim gặp phải tình trạng các vách ngăn giữa hai tâm thất trở nên to hơn và cản trở lưu lượng máu ra khỏi tim. Hiện tượng này đôi khi được gọi tắc nghẽn cơ tim phì đại. Ngoài ra, nguyên nhân mắc bệnh ở người già có thể do mắc bệnh cao huyết áp nhưng không điều trị sớm.;

Nguy cơ mắc phải Bệnh Phì đại cơ tim

Những ai thường mắc phải bệnh phì đại cơ tim?
Bệnh phì đại cơ tim có thể xảy ra ở mọi độ tuổi, bao gồm cả trẻ em. Bệnh có thể gây đột tử ở cả trẻ em và người lớn. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh phì đại cơ tim?
Bệnh cơ tim phì đại thường do di truyền. Có 50% con cái của những cha mẹ mắc bệnh phì đại cơ tim sẽ có nguy cơ mắc bệnh này. Nếu cha mẹ hay anh chị em ruột của bạn mắc bệnh này, thì bạn nên liên hệ với bác sĩ để được tư vấn.;

Điều trị Bệnh Phì đại cơ tim hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh phì đại cơ tim?
Mục đích điều trị phì đại cơ tim là kiểm soát các triệu chứng và làm chậm tiến trình bệnh bằng cách giảm thiểu sự co nhỏ của tâm thất. Triệu chứng do suy tim và chứng loạn nhịp tim có thể chữa trị được. Thuốc thường được chỉ định để điều hòa nhịp tim và giảm tình trạng teo nhỏ của tâm thất, bao gồm thuốc ức chế beta như propranolol và thuốc ức chế kênh canxi như verapamil. Phẫu thuật cấy nút tạo nhịp nhân tạo là một phương pháp để kiểm soát nhịp tim. Ghép tim áp dụng cho những người không hiệu quả với những phương pháp điều trị trên.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh phì đại cơ tim?
Bác sĩ sẽ kiểm tra tiền sử bệnh của bạn và khám lâm sàng. Bác sĩ sẽ kiểm tra và chẩn đoán bằng hình chụp X-quang, kết quả điện tâm đồ (ECG) và siêu âm tim. Các xét nghiệm khác có thể được yêu cầu là theo dõi nhịp tim 24/24; xét nghiệm máu; kiểm tra gen bằng xét nghiệm máu và chụp cộng hưởng từ (MRI).;

Chế độ sinh hoạt phù hợp Bệnh Phì đại cơ tim

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh phì đại cơ tim?
Bạn có thể kiểm soát tình trạng bệnh của mình nếu bạn lưu ý vài điều sau:
Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe của bạn;
Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc tự ý bỏ thuốc trong toa được kê cho bạn;
Bạn nên khuyên thành viên gia đình đi kiểm tra tim thường xuyên vì gia đình bạn cũng có nguy cơ cao bị phì đại cơ tim.
Nếu có bất kỳ thắc mắc hay đề nghị nào, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế để được có giải đáp tốt nhất.

(nguồn Hello Bác sĩ)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 17-10-2018

    Chợt giác mạc hay còn gọi là trầy xước giác mạc hoặc biểu mô giác mạc bị chợt. Đây là vết trầy trên bề mặt giác mạc do dị vật gây ra. Giác mạc là lớp thủy dịch trong suốt nằm ngoài cùng của nhãn cầu, có vai trò như “tấm chắn” bảo vệ, đồng thời kết hợp

  • 18-09-2018

    Bệnh u máu là bệnh thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh. Có khoảng 30% số bệnh nhân là trẻ trong tháng đầu sau sinh. Còn lại đa phần xuất hiện ở giai đoạn trẻ 1 tuổi. Một phần nhỏ xuất hiện ở tuổi trưởng thành. Bản chất của khối u là sự tăng sinh của mạch

  • 27-05-2020

    Một mùa hanh khô nữa lại về. Đi cùng cơn gió lạnh cắt da và sắc đào hồng thắm là một nỗi “chộn rộn” mang tên “cúm A”. Các bác sĩ trên hệ thống Wellcare đã bận, nay lại càng mải miết giải tỏa nỗi lo về cúm A trong các cuộc khám từ xa mỗi tối.

  • 28-05-2018
    Loét miệng hay lở miệng gây ra bởi tình trạng viêm miệng. Chỗ viêm này gây khó khăn trong việc hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn hay còn gọi là chứng kém hấp thu.
  • 28-05-2018
    Bệnh do vi rút Ebola (trước đây gọi là sốt xuất huyết Ebola) là một bệnh nhiễm trùng nặng, tỉ lệ tử vong có thể lên đến 90%. Bệnh lây truyền do tiếp xúc trực tiếp với mô, máu và dịch cơ thể của động vật hoặc người nhiễm bệnh, có thể bùng phát thành dịch.
  • 28-05-2018
    Thức ăn đi qua thực quản để xuống dạ dày. Dạ dày tiết ra acid, là chất dù không thiết yếu cho cơ thể nhưng nó có tác dụng giúp tiêu hóa thức ăn. Sau khi được nhào trộn trong dạ dày, thức ăn đi vào tá tràng (phần đầu tiên của ruột non). Tại tá tràng và