Nhịp tim chậm

Tim của người trưởng thành lúc nghỉ ngơi đập từ 60-80 lần trong 1 phút. Nếu <60 lần/phút thì được coi là nhịp tim chậm. Trẻ em có nhịp tim sinh lý nhanh hơn người lớn (110-130 nhịp/phút). Vì thế, nhịp chậm ở trẻ em là khi tim đập dưới 100 lần/phút. Nhịp

Nhịp tim chậm là gì ?

  • Tim của người trưởng thành lúc nghỉ ngơi đập từ 60-80 lần trong 1 phút. Nếu <60 lần/phút thì được coi là nhịp tim chậm.
  • Trẻ em có nhịp tim sinh lý nhanh hơn người lớn (110-130 nhịp/phút). Vì thế, nhịp chậm ở trẻ em là khi tim đập dưới 100 lần/phút.
  • Nhịp tim chậm được coi là bình thường ở những người luyện tập thể lực tốt và ở mọi người khi trong giấc ngủ. Nhiều vận động viên thể thao có nhịp tim lúc nghỉ chỉ từ 45-60 lần/phút.
  • Nhịp chậm có thể xuất hiện sau một số bệnh lý như: suy chức năng tuyến giáp, rối loạn dạ dày-ruột, hoặc sau khi sử dụng một loại thuốc nào đó. Bệnh nhân tim mạch (ví dụ tăng huyết áp), đang được điều trị bằng các thuốc gây chậm nhịp tim.
  • Nhịp chậm đôi khi là hậu quả nhất thời của nhồi máu cơ tim. Nhịp chậm thường gặp ở người cao tuổi, ở trẻ em mắc một số bệnh tim bẩm sinh

Triệu chứng, biểu hiện nhịp tim chậm

Triệu chứng, biểu hiện nhịp tim chậm

  • Bệnh nhân mệt mỏi, khó thở, hoa mắt chóng mặt và thậm chí ngất.
  • Nghe tim hoặc bắt mạch thấy nhịp chậm, đều

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ bệnh nhịp tim chậm

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ bệnh nhịp tim chậm

Những yếu tố sau đây có thể là nguyên nhân hoặc yếu tố nguy cơ:
  • Do tâm lý: Xúc động mạnh, đột ngột.
  • Tăng huyết áp.
  • Suy giáp, vàng da tắc mật.
  • Nhiễm độc thuốc Digoxin.
  • Dị tật tim bẩm sinh.
  • Viêm cơ tim.
  • Nhồi máu cơ tim.
  • Biến chứng sau mổ tim.
  • Béo phì.
  • Tiểu đường.
  • Hút thuốc lá..
  • Uống rượu nhiều.
  • Một số yếu tố khác như: Tuổi cao, những người đã từng bị mổ tim.

Biến chứng nhịp tim chậm

Biến chứng nhịp tim chậm

Nhịp tim quá chậm (dưới 30 lần/phút) là một cấp cứu vì nó gây thiếu ôxy não trầm trọng dẫn tới ngất. Nhịp chậm có thể dẫn tới tử vong nếu các biện pháp làm tăng nhịp tim không được thực hiện kịp thời.
 

Chẩn đoán nhịp tim chậm

Chẩn đoán nhịp tim chậm

  • Dựa vào triệu chứng: Bệnh nhân mệt mỏi, khó thở, hoa mắt, chóng mặt và thậm chí ngất.
  • Nhịp tim
  • Điệm tâm đồ: Được sử dụng để tìm nguyên nhân.

Điều trị nhịp tim chậm

Điều trị nhịp tim chậm

Nhịp tim chậm không gây triệu chứng thì không cần điều trị. Khi triệu chứng xuất hiện, có thể sử dụng các thuốc làm tăng nhịp tim. Nếu ngất hoặc các triệu chứng nặng vẫn tồn tại sau dùng thuốc, người bệnh cần được cấy máy tạo nhịp tim vĩnh viễn. Trong một số trường hợp, phải ngừng sử dụng các thuốc có tác dụng làm chậm nhịp tim.

Phòng ngừa nhịp tim chậm

Phòng ngừa nhịp tim chậm

Cách hiệu quả nhất để ngăn chặn nhịp tim chậm là giảm nguy cơ phát triển bệnh tim.
Ngăn ngừa bệnh tim.
Điều trị hoặc loại bỏ yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến bệnh tim. Thực hiện các bước sau đây:
  • Kiểm soát căng thẳng. Tránh căng thẳng không cần thiết và học hỏi các kỹ năng đối phó với căng thẳng.
  • Giữ huyết áp và kiểm soát cholesterol. Hãy thay đổi lối sống và uống thuốc theo đơn để điều trị tăng huyết áp hoặc khi cholesterol cao.
  • Duy trì trọng lượng trung bình (theo chỉ số BMI). Khi tăng cân sẽ có nguy cơ phát triển bệnh tim.
  • Tập thể dục và ăn uống lành mạnh. Sống một lối sống có lợi cho sức khỏe tim bằng cách tập thể dục thường xuyên và ăn uống ít chất béo, nhiều trái cây, rau và ngũ cốc.
  • Không hút thuốc. Nếu hút thuốc mà không thể tự bỏ được thì gặp bác sĩ để được tư vấn về cách cai thuốc.
  • Nếu uống rượu bia, nên có chừng mực. Đối với một số trường hợp, khuyến cáo hoàn toàn tránh uống rượu. Hãy hỏi bác sĩ về lời khuyên cụ thể cho từng tình trạng. Nếu không thể kiểm soát được việc uống rượu, hãy nói chuyện với bác sĩ về một chương trình để bỏ rượu và quản lý các hành vi khác liên quan đến lạm dụng rượu.
  • Không sử dụng các loại thuốc cấm. Nói chuyện với bác sĩ về chương trình thích hợp nếu cần trợ giúp để cai ma túy.
  • Tái khám theo lịch trình. Thường xuyên tái khám và báo cáo bất cứ dấu hiệu hay triệu chứng nào với bác sĩ.
  • Theo dõi và điều trị bệnh tim hiện có. Nếu đã có bệnh tim, hãy từng bước làm giảm nguy cơ phát triển nhịp tim chậm hay rối loạn nhịp tim khác.
  • Tuân thủ điều trị. Hãy chắc chắn hiểu rõ về kế hoạch điều trị và dùng tất cả thuốc theo đơn.
  • Báo cáo ngay những thay đổi. Nếu các triệu chứng thay đổi hoặc trở nên xấu hơn hoặc phát triển các triệu chứng mới, hãy báo cho bác sĩ ngay lập tức.

(nguồn Sức khỏe đời sống và Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe Trung ương)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Bệnh múa giật (Sydenham) thường xuất hiện sau giai đoạn sốt nhiễm liên cầu khuẩn, hay gặp ở trẻ em 5-15 tuổi, tỷ lệ trung bình nam/nữ là 1/2,5; Bệnh múa vờn ở trẻ em thường do tổn thương não bộ trong thời kỳ chu sản hay do trẻ bị ngạt hoặc vàng da sơ
  • 28-05-2018
    Hội chứng suy hô hấp cấp tính nặng (SARS) là một dạng viêm phổi nặng. Bệnh xuất hiện lần đầu tiên ở Trung Quốc vào tháng 11 năm 2002. Trong vòng vài tháng, khách du lịch và người Trung Quốc đi sang nước ngoài đã làm bệnh lan rộng ra 29 quốc gia toàn
  • 28-05-2018
    Tá tràng là phần đầu của ruột non, có chữ C, vắt ngang qua đốt sống và được chia làm 4 phần theo hình dạng. Kéo dài từ môn vị của dạ dày đến góc tá tràng - hỗng tràng, tá tràng là một thành phần quan trọng trong hệ tiêu hóa vì là nơi dịch tụy và dịch
  • 28-05-2018
    Viêm loét dạ dày-tá tràng là hiện tượng viêm và mất chất của niêm mạc dạ dày-tá tràng. Viêm loét dạ dày-tá tràng là một bệnh khá phổ biến, với chừng 5 - 10% dân số có viêm loét dạ dày-tá tràng trong suốt cuộc đời mình và nam giới hay gặp gấp 4 lần nữ
  • 28-05-2018
    Viêm hạch bạch huyết là chứng viêm (sưng) các mạch bạch huyết. Đây là một biến chứng thường thấy của các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn. Hệ bạch huyết là một phần của hệ miễn dịch bao gồm các cơ quan, các tuyến, các ống dẫn và mạch khắp cơ thể. Nó tạo
  • 28-05-2018
    Chèn ép tim là tình trạng tim bị đè nén do có quá nhiều máu hoặc chất dịch tích tụ giữa cơ tim và màng ngoài tim từ đó tạo áp lực lên tim và ảnh hưởng đến hoạt động bơm máu của tim. Trong trường hợp không bơm đủ máu có thể dẫn đến suy tim.