Nhiễm Herpes simplex

Herpes simplex có hai chủng là herpes simplex loại 1 (HSV-1) và loại 2 (HSV-2). Nhiễm virus herpes được phân loại dựa trên bề mặt bị nhiễm bệnh; ví dụ Herpes miệng có các triệu chứng nhìn thấy được như: lở loét, lạnh hoặc sốt, herpes miệng là hình thức

Tổng quan về nhiễm herpes simplex

Herpes simplex có hai chủng là herpes simplex loại 1 (HSV-1) và loại 2 (HSV-2). Nhiễm virus herpes được phân loại dựa trên bề mặt bị nhiễm bệnh; ví dụ Herpes miệng có các triệu chứng nhìn thấy được như: lở loét, lạnh hoặc sốt, herpes miệng là hình thức phổ biến nhất của bệnh. Herpes sinh dục, còn được gọi là mụn rộp sinh dục, mụn giộp sinh dục hay đơn giản là herpes, là hình thức phổ biến thứ hai. Tất cả các triệu chứng bệnh khác như viêm sưng mủ herpes, herpes ở mắt (viêm giác mạc), herpes não (viêm não), viêm màng não Malloret, herpes ở trẻ sơ sinh, hay bệnh liệt Bell đều do siêu vi trùng herpes simplex gây ra.
Herpes simplex được chia thành hai loại: HSV type 1 và HSV type 2. HSV1 chủ yếu gây ra các bệnh ở miệng, họng, mặt, mắt, và nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương, trong khi HSV2 gây ra nhiễm trùng ở bộ phận sinh dục.
  • HSV1, HSV2 gây bệnh ở khắp nơi trên thế giới.
  • Ai cũng có thể mắc HSV1 và HSV2
  • Người ta ước tính rằng ở độ tuổi 20 - 40 có 80 - 90% nhiễm HSV1; 70 - 90% nhiễm HSV2.
  • Nhiễm HSV1, HSV2 có thể xảy ra quanh năm.

Triệu chứng, biểu hiện nhiễm herpes simplex

Triệu chứng, biểu hiện nhiễm herpes simplex
Triệu chứng, biểu hiện nhiễm herpes simplex

Với những người nhiễm HSV lần đầu, cơ thể cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, sưng hạch phụ cận.
  • Tại nơi bị nhiễm HSV, bệnh nhân cảm thấy đau rát trước khi mọc mụn nước. Thương tổn cơ bản là mụn nước hoặc mụn mủ. Kích thước bằng hạt tấm hoặc hạt vừng, lõm giữa. Các mụn nước mọc thành đám như chùm nho. Kích thước mỗi đám từ 0,5 - 1 cm. Mụn nước nhanh chóng giập vỡ tạo thành những vết trợt sau đó đóng vảy tiết.
  • Vị trí bị bệnh:
    • Nếu nhiễm HSV týp 1 (HSV1) vị trí gây bệnh là môi, lợi, má, vòm miệng, hạ họng, mũi, mắt.
    • Nếu nhiễm HSV týp 2 (HSV2) vị trí bị bệnh sẽ là quy đầu, thân dương vật, bìu (ở nam); âm hộ, âm đạo (ở nữ).
    • Ngoài ra, HSV2 còn gây bệnh ở hậu môn, trực tràng của cả 2 giới.

Nguyên nhân gây nhiễm herpes simplex

Tên tác nhân: Herpes simplex virus thuộc họ Herpesviridae. Herpes simplex virus (HSV) hay Human herpes virus (HHV) được chia làm 3 nhóm là Alpha herpes virinae; Beta herpes virinae; Gamma herpes virinae.
Khả năng tồn tại trong môi trường bên ngoài:
  • Vi rút bị chết ở nhiệt độ 56oC trong vòng 30 phút.
  • Các chất như ête, clorofom tiêu diệt nhanh được vi rút, các thuốc sát khuẩn thường dùng diệt được vi rút sau vài phút.

Yếu tố nguy cơ gây nhiễm herpes simplex

Điều kiện thuận lợi để virut xâm nhập gây bệnh thường là: tổn thương ở môi (khô, nứt môi, chấn thương...), chấn thương răng - miệng (nhổ, trám răng...), sốt, cảm cúm, các bệnh nhiễm trùng (như viêm đường hô hấp trên...), kinh nguyệt, có thai, suy nhược cơ thể, căng thẳng tinh thần, chấn thương thể chất, giảm sức đề kháng, giảm miễn dịch (AIDS, ung thư...).

Chẩn đoán nhiễm herpes simplex

Chẩn đoán nhiễm herpes simplex
Chẩn đoán nhiễm herpes simplex

Chẩn đoán xác định:

Tìm thấy HSV gây bệnh hoặc xác định được hiệu giá kháng thể cao.

Xét nghiệm

  • Loại mẫu bệnh phẩm: Lấy dịch tiết tại thương tổn (nốt viêm loét của niêm mạc, da...).
  • Phương pháp xét nghiệm:
    • Phương pháp huyết thanh ít giá trị và ít dùng trong thực tế.
    • Phân lập HSV hoặc phát hiện vi rút bằng kỹ thuật miễn dịch huỳnh quang thường được sử dụng.

Điều trị nhiễm herpes simplex

Điều trị nhiễm herpes simplex
Điều trị nhiễm herpes simplex

Virut Herpes simplex (HSV) là bệnh tự giới hạn. Tuy nhiên, nên dùng một đợt thuốc kháng virut để giảm bớt triệu chứng, ngăn ngừa lan tỏa và lây lan. Sử dụng tốt nhất vào thời điểm khởi phát.
Hiện có 3 loại thuốc được chấp nhận dùng điều trị nhiễm Herpes là: aciclovir, valaciclovir và famciclovir. Tùy giai đoạn bệnh mà liều lượng và số ngày dùng thuốc sẽ khác nhau.
Ngoài ra, thuốc bôi acyclovir dạng ống 5g có hoạt tính chống HSV gây bệnh ở người. Cần bôi thuốc càng sớm càng tốt khi bắt đầu có các triệu chứng báo hiệu hoặc khi xuất hiện các thương tổn đầu tiên. Không bôi thuốc vào niêm mạc mắt.
Dùng toàn thân: acyclovir; valaciclovir; famciclovir, isopreinosine. Nếu có bội nhiễm (có sốt, xét nghiệm bạch cầu tăng, nhuộm soi dịch tiết có vi khuẩn...) thì uống hoặc tiêm kháng sinh kết hợp với thuốc kháng virut. Nếu tổn thương đau nhiều thì nên kết hợp với thuốc giảm đau.
Dùng tại chỗ: mỡ acyclovir 5% hoặc kem penciclovir 1%, bôi 5 lần/ngày. Docosanol kem 10% bôi 5 lần/ngày cho đến khi lành đối với người lớn và trẻ em trên 12 tuổi.
Tất cả bệnh nhân được chẩn đoán Herpes sơ phát cần được cho thuốc uống càng sớm càng tốt và tư vấn về nguy cơ tái phát, cách làm giảm tái phát. Mục đích của trị liệu thuốc chống virut để điều trị hoặc làm giảm các triệu chứng; đề phòng các di chứng và HSV tái hoạt tính. Thầy thuốc không chỉ điều trị triệu chứng bệnh mà còn quan tâm đến những ảnh hưởng tâm lý.

Phòng ngừa nhiễm herpes simplex

Phòng ngừa nhiễm herpes simplex
Phòng ngừa nhiễm herpes simplex

Herpes rất dễ lây nhiễm qua đường tiếp xúc trực tiếp khi vẫn còn các sang thương, vì vậy, cần lưu ý những điều sau:
  • Không tiếp xúc trực tiếp vùng da đang tổn thương của mình vào người khác như: hôn hít, sờ, chạm, quan hệ tình dục...
  • Không dùng chung đồ dùng cá nhân như bàn chải đánh răng, khăn tắm, khăn lau mặt, ly uống nước, chén-đũa-muỗng, son môi, phấn trang điểm và “khăn ướp lạnh”...
  • Rửa tay sau khi thoa thuốc.
  • Không sờ lên mắt. Không dùng nước miếng để làm ướt kính sát tròng.
  • Cẩn thận khi trang điểm và tẩy trang. Không nên cố gắng dùng cream hay phấn trang điểm để che đi những mụn rộp hay vết lở vì sẽ dễ bị bội nhiễm vi khuẩn.
  • Vết lở sẽ không còn gây lây nhiễm khi đã lành hoàn toàn và vùng da bị ảnh hưởng đã trở về bình thường.

(nguồn Sức khỏe đời sống và Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe Trung ương)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Hãy nghĩ về thận của bạn như một bộ phận lọc của cơ thể, một hệ thống đào thải tinh vi gồm 2 cơ quan hình hạt đậu. Mỗi ngày, công việc nặng nhọc của nó là lọc 200 lít máu và đào thải ra khoảng 2 lít nước tiểu. Nếu thận của bạn đột ngột bị viêm, bạn sẽ
  • 28-05-2018
    Hội chứng suy hô hấp cấp (ARDS) là tình trạng đe dọa tính mạng do viêm các phế nang trong phổi. Bệnh dẫn đến sự tích tụ dịch trong các túi khí, ngăn chặn oxy vào máu và các phần còn lại của cơ thể. Điều này có thể gây ra suy hô hấp và dẫn đến tử vong.
  • 28-05-2018
    Phá thai được định nghĩa y học như thuật ngữ về một sự kết thúc thai nghén bằng cách loại bỏ hay lấy phôi hay thai nhi khỏi tử cung trước khi đến hạn sinh nở. Ở người và các giống loài khác, phá thai có thể xảy ra một cách tự nhiên vì biến chứng trong
  • 28-05-2018
    Hội chứng Behcet, hay còn gọi là hội chứng da niêm mông mắt, hội chứng Adamantiades hoặc hội chứng Behcet-Gilbert là một bệnh tự miễn hiếm gặp, gây viêm hệ thống mạch máu, đặc biệt ở tĩnh mạch. Tự miễn xảy ra khi hệ miễn dịch hoạt động quá mức, do đó
  • 28-05-2018
    Thoát vị đùi là túi phình gồm ruột hoặc mô mỡ bị đẩy qua vùng cơ yếu ở đùi. Bệnh xảy ra ở gần đùi, thường là bên phải. Thoát vị đùi đôi khi gây ra một chỗ sưng u lên ở phần trên bên trong đùi hoặc bẹn. Các chỗ sưng u này thường có thể biến mất khi bạn
  • 05-07-2018
    1. Khái niệm Amiđan là một đôi hạch lymphô đặc biệt nằm ở hai bên họng, phía sau trên của lưỡi. Amiđan là một phần hệ miễn dịch của cơ thể giúp bảo vệ bạn khỏi vi khuẩn gây bệnh - bằng cách chứa các tế bào bạch cầu, nhấn chìm vi khuẩn và virus khi các