Suy hô hấp cấp (ARDS)

Hội chứng suy hô hấp cấp (ARDS) là tình trạng đe dọa tính mạng do viêm các phế nang trong phổi. Bệnh dẫn đến sự tích tụ dịch trong các túi khí, ngăn chặn oxy vào máu và các phần còn lại của cơ thể. Điều này có thể gây ra suy hô hấp và dẫn đến tử vong.

Tìm hiểu chung Bệnh Suy hô hấp cấp (ARDS)

suy-ho-hap-cap

Suy hô hấp cấp (ARDS) là bệnh gì?
Hội chứng suy hô hấp cấp (ARDS) là tình trạng đe dọa tính mạng do viêm các phế nang trong phổi. Bệnh dẫn đến sự tích tụ dịch trong các túi khí, ngăn chặn oxy vào máu và các phần còn lại của cơ thể. Điều này có thể gây ra suy hô hấp và dẫn đến tử vong.;

Triệu chứng thường gặp Bệnh Suy hô hấp cấp (ARDS)

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh suy hô hấp cấp (ARDS) là gì?
Triệu chứng của bệnh này là khó thở, tụt huyết áp và sốt. Trong giai đoạn đầu của suy hô hấp cấp (ARDS), bạn có thể bị tim đập nhanh, thở nhanh và xanh tím (da và môi chuyển màu xanh). Bạn thường hốt hoảng, ngủ gà và lú lẫn trong các giai đoạn muộn.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Bạn nên gọi bác sĩ nếu sốt, khó thở và bị bệnh hoặc chấn thương nặng.;

Nguyên nhân Bệnh Suy hô hấp cấp (ARDS) gây bệnh Bệnh Suy hô hấp cấp (ARDS)

Những nguyên nhân nào gây ra bệnh suy hô hấp cấp (ARDS)?
Bệnh ARDS thường là kết quả của nhiễm trùng hoặc chấn thương và nó thường xảy ra đột ngột (thường trong vòng 24-48 giờ sau khi nhiễm bệnh). Các nguyên nhân khác bao gồm hít phải chất nôn, bỏng nặng, dùng thuốc quá liều, hít phải hóa chất, khói thuốc hoặc khói độc hại khác và viêm tụy. Suy hô hấp cấp (ARDS) không chỉ gồm suy hô hấp mà còn suy các cơ quan quan trọng khác bao gồm thận và gan.
Những người vừa khỏi suy hô hấp cấp cần phải mất 6-12 tháng để phổi phục hồi bình thường.;

Nguy cơ mắc phải Bệnh Suy hô hấp cấp (ARDS)

Những ai thường mắc phải bệnh suy hô hấp cấp (ARDS)?
Suy hô hấp cấp (ARDS) xảy ra ở mọi lứa tuổi với tỷ lệ bằng nhau ở nam và nữ. Đây không phải là bệnh truyền nhiễm hoặc di truyền.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh suy hô hấp cấp (ARDS)?
Có rất nhiều yếu tố làm bạn có thể tăng nguy cơ mắc suy hô hấp cấp (ARDS) như bạn phải nằm viện vì bệnh khác, đặc biệt là những bệnh nặng, nhiễm trùng máu lan rộng (nhiễm trùng huyết) hay bạn nghiện rượu mãn tính.;

Điều trị Bệnh Suy hô hấp cấp (ARDS) hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh suy hô hấp cấp (ARDS)?
Các xét nghiệm và phương tiện chẩn đoán hình ảnh sẽ giúp bác sĩ xác định bạn liệu có mắc bệnh ARDS. Chụp X-quang ngực có thể ban đầu cung cấp được gợi ý. Bác sĩ có thể đặt catheter (đặt một ống thông mỏng qua tĩnh mạch ở cổ đi vào tim) để đo áp lực ở tim nhằm chẩn đoán và giúp hướng dẫn điều trị.
Những phương pháp nào dùng để điều trị Suy hô hấp cấp (ARDS)?
ARDS là tình trạng cấp cứu và bạn cần phải nhập viện vào các đơn vị chăm sóc đặc biệt. Bạn sẽ được điều trị nâng đỡ, nghĩa là điều trị hỗ trợ và duy trì oxy máu cũng như huyết áp. Máy thông gió cơ học (máy thở) giúp bạn hít thở và các loại thuốc truyền tĩnh mạch giúp bạn duy trì huyết áp bình thường. Bạn sẽ sử dụng máy thở cho đến khi bạn tự thở được.
Khi nhiễm trùng gây ra hội chứng suy hô hấp cấp (hơn 30% trường hợp), thuốc kháng sinh đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị và chữa khỏi bệnh.;

Chế độ sinh hoạt phù hợp Bệnh Suy hô hấp cấp (ARDS)

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến bệnh suy hô hấp cấp (ARDS)?
Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:
Xơ phổi (sẹo phổi) có thể là biến chứng của ARDS và phải sử dụng máy thở lâu dài hoặc khó thở sau khi xuất viện;
Suy hô hấp cấp (ARDS) là tình huống cấp cứu, đòi hỏi phải được các chuyên viên y tế chăm sóc tích cực;
Một số người sống sót sau hội ARDS có thể bị mất trí nhớ vì giảm nguồn cung cấp oxy đến não.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

(nguồn Hello Bác sĩ)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 17-10-2018

    Bướu giáp hạt là tình trạng các khối u xuất hiện trong tuyến giáp. Vì các khối u nhỏ và rải rác nên gọi là bướu giáp hạt.nTuyến giáp nằm ở cổ, là cơ quan thuộc hệ nội tiết và tạo ra hormone tuyến giáp giúp kiểm soát quá trình chuyển hóa chất. Bướu giáp

  • 28-05-2018
    Bệnh này còn được gọi là cúm dạ dày do nó lây lan thông qua tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc ăn uống thực phẩm, nước bị nhiễm bệnh. Nếu bạn là người khỏe mạnh, bạn có thể sẽ phục hồi mà không có biến chứng. Nhưng đối với trẻ sơ sinh, người lớn
  • 28-05-2018
    Bệnh xoắn khuẩn vàng da là bệnh của động vật truyền sang người với các thể lâm sàng đa dạng từ nhiễm khuẩn thể ẩn, thể nhẹ không có vàng da hoặc không có biểu hiện viêm màng não đến thể lâm sàng cấp tính điển hình, vàng da nặng gọi là hội chứng Weil
  • 28-05-2018
    Có 2 loại giãn mao mạch điểm vàng, loại 1 và loại 2. Loại 1 ít phổ biến hơn, thường ảnh hưởng chỉ một mắt. Mạch máu trong điểm vàng bị giãn và gây phình mạch. Phình vi mạch là một bóng nhỏ phình xảy ra ở mạch máu. Dịch có thể tích tụ gây sưng
  • 28-05-2018
    Suy tim sung huyết hay còn gọi là suy tim mạn, suy tim ứ huyết, suy tim. Đây là tình trạng tim co bóp không đủ lượng máu đến các cơ quan và mô. Khi một bên hoặc cả hai bên tim không đẩy được máu ra ngoài, máu đọng lại trong tim hoặc tắc nghẽn tại các
  • 28-05-2018
    Tuyến tụy là một tạng dài khoảng 15cm nằm ở vùng bụng phía sau dạ dày. Tuyến tụy được chia thành 3 khu vực: đầu, thân và đuôi. Phần đầu của tuyến tụy nằm ở vùng bụng bên phải liền kề với tá tràng, đuôi ở vùng bụng bên trái, và phần thân nằm giữa. Tuyến