Nhiễm trùng đường tiểu

Nhiễm trùng đường tiết niệu, hay nhiễm trùng đường tiểu, xảy ra khi có sự xuất hiện của vi khuẩn ở bất kỳ cơ quan nào thuộc đường tiết niệu. Đường tiết niệu bao gồm các cơ quan sản xuất, lưu trữ, và đào thải nước tiểu bao gồm thận, niệu quản, bàng quang,

Tìm hiểu về nhiễm trùng đường tiểu

Đó là tình trạng nhiễm trùng cấp hoặc mãn tính của các bộ phận trong hệ tiết niệu: Thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo. Ở nam giới còn có thêm tuyến tiền liệt.
Nhiễm trùng tiết niệu được chia làm 2 loại: nhiễm trùng tiết niệu cao (viêm thận bể thận, viêm niệu quản, ứ mủ thận, áp xe thận) và nhiễm trùng tiết niệu thấp (viêm bàng quang, viêm niệu đạo, viêm tuyến tiền liệt, viêm tinh hoàn).

Triệu chứng và dấu hiệu nhiễm trùng đường tiểu

Các triệu chứng chung bao gồm:
nhiem-trung-duong-tieu

  • Buồn tiểu thường xuyên;
  • Tiểu buốt;
  • Tiểu lắt nhắt;
  • Không kiểm soát được dòng chảy;
  • Nước tiểu đục hoặc có mùi hôi;
  • Có mủ hoặc máu trong nước tiểu;
  • Người bệnh, đặc biệt là phụ nữ sẽ cảm thấy đau vùng xương mu.
Ngoài ra, tùy vào cơ quan bị nhiễm trùng, các triệu chứng khác nhau sẽ xuất hiện:
  • Nếu thận bị nhiễm trùng, bệnh nhân có thể bị sốt, buồn nôn, nôn mửa, hay run rẩy hoặc đau lưng;
  • Nếu bàng quang bị nhiễm trùng, bệnh nhân sẽ thấy có sức ép lên phần trước của vùng xương chậu (bụng dưới), thường xuyên đi tiểu nhưng tiểu buốt và ra máu;
  • Nếu niệu đạo bị nhiễm trùng, bệnh nhân sẽ đi tiểu buốt và có dịch tiết ra từ niệu đạo.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào kể trên, đặc biệt là tiểu buốt, thì bạn nên khám bác sĩ. Hãy gọi bác sĩ nếu bạn vẫn còn sốt sau khi dùng kháng sinh được 48 giờ hay các triệu chứng xuất hiện trở lại sau khi uống thuốc xong.

Nguyên nhân gây nhiễm trùng đường tiểu

Nước tiểu  trong tình trạng bình thường vốn là môi trường vi khuẩn, nếu không có những điều kiện tự bảo vệ thì lại biến thành môi trường lý tưởng cho những mầm bệnh phát triển.
Có thể do mới lập gia đình hoặc những người quan hệ tình dục thường xuyên có nguy cơ nhiễm bệnh cao. Có tới 50% số người bị nhiễm trùng đường tiểu do vệ sinh không sạch sẽ. Hoặc do tiền sử gia đình, do nồng độ estrogen suy giảm ở thời kỳ mãn kinh làm cho yếu tố miễn dịch cũng suy giảm hạn chế khả năng chống lại những vi khuẩn gây nhiễm trùng. Hoặc đôi khi do thời kỳ mang thai, nội tiết thay đổi tạo áp lực lên bàng quang, hay các vấn đề đường tăng lên trong nước tiểu cũng là một nguy cơ. Có một số người giữ thói quan dùng biện pháp tránh thai bằng bao cao su hay thuốc có chứa chất diệt tinh trùng cũng là yếu tố gây ra nhiễm trùng đường tiểu.
Hơn nữa, do cấu tạo niệu đạo ở nữ giới ngắn, miệng niệu đạo lại ở gần miệng âm đạo và hậu môn nên rất dễ bị nhiễm vi khuẩn xuất phát từ miệng âm đạo và hậu môn. Những vi khuẩn này sẽ tiến thẳng vào bàng quang gây ra tình trạng viêm nhiễm, ảnh hưởng đến nước tiểu. Ngoài ra, còn những nguyên nhân khác như sinh hoạt tình dục quá nhiều, sỏi bàng quang, u bàng quang, niệu đạo hẹp, bệnh nhân tiểu đường đi tiểu nhiều,.. cũng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn nước tiểu.

Nguy cơ mắc bệnh

Bệnh có thể xảy ra ở mọi người bất kể tuổi tác và giới tính. Tuy nhiên nữ giới có tỷ lệ bị bệnh cao hơn nam giới, vì họ có niệu đạo ngắn hơn nên dễ bị nhiễm trùng hơn.
Có rất nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu (nhiễm trùng đường tiết niệu), bao gồm:
  • Giới tính: niệu đạo nữ ngắn hơn nam nên con đường vi khuẩn đến bàng quang ngắn hơn, khiến nữ dễ bệnh hơn nam;
  • Hoạt động tình dục không an toàn;
  • Sử dụng các biện pháp tránh thai: phụ nữ sử dụng màng ngăn hoặc thuốc diệt tinh trùng có khả năng mắc bệnh cao hơn;
  • Đã mãn kinh: sau mãn kinh, sự thiếu hụt estrogen gây thay đổi đường tiết niệu, làm dễ nhạy cảm với nhiễm trùng hơn;
  • Bất thường đường tiết niệu: trẻ sơ sinh có dị tật đường tiết niệu làm cho nước tiểu không thải ra ngoài như bình thường được hoặc làm nước tiểu ứ lại trong niệu đạo có nguy cơ mắc bệnh cao;
  • Bị tắc nghẽn đường tiểu: sỏi hoặc tuyến tiền liệt phì đại có thể làm nước tiểu bị ứ lại trong bàng quang;
  • Bị suy giảm miễn dịch: tiểu đường và các bệnh lý khác gây suy yếu hệ miễn dịch có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu;
  • Đặt ống thông tiểu: gặp ở những người không thể tự đi tiểu được và phải đặt ống thông để rút nước tiểu ra. Đó có thể là những bệnh nhân đang nằm viện, bệnh nhân bị bệnh lý thần kinh không kiểm soát được chức năng tiểu tiện và bệnh nhân bị liệt.;

Điều trị nhiễm trùng đường tiểu

  • Bệnh nhân thường sẽ dùng kháng sinh trong 3-10 ngày;
  • Bác sĩ sẽ kê thuốc phenazopyridine để giảm đau khi tiểu. Loại thuốc này sẽ làm đổi màu nước tiểu. Các thuốc giảm đau như acetaminophen, ibuprofen cũng được dùng nếu cần;
  • Bệnh nhân có thể ngồi ngâm trong nước ấm để làm dịu cơn khó chịu;
  • Hãy nghỉ ngơi đầy đủ cho đến khi hết sốt và đau.

Phòng ngừa nhiễm trùng đường tiểu

Nhiễm trùng đường tiểu (nhiễm trùng đường tiết niệu) có thể được hạn chế nếu bạn:
  • Uống 6-8 cốc nước mỗi ngày. Nước lọc và nước ép giúp lọc đường tiết niệu và hỗ trợ điều trị.
  • Vệ sinh sạch sẽ. Phụ nữ sau khi vệ sinh nên lau chùi từ trước ra sau. Tránh thụt rửa và xịt nước sâu vào âm đạo.
  • Nên đi tiểu trước và ngay sau khi khi quan hệ tình dục. Lưu ý sử dụng chất bôi trơn khi giao hợp nhất là trường hợp âm đạo “khô” để tránh gây xước bộ phận sinh dục tiết niệu. Tránh đặt màng ngăn tinh trùng hoặc dùng thuốc diệt tinh trùng;
  • Nên tiểu thường xuyên và làm rỗng bàng quang hoàn toàn;
  • Trong thời gian thấy kinh, nguy cơ viêm nhiễm trùng tiết niệu tăng lên, cần vệ sinh sạch và thay băng vệ sinh thường xuyên.
  • Báo cho bác sĩ biết nếu bạn đang uống thuốc tránh thai. Một số loại kháng sinh có thể tương tác với thuốc tránh thai;
  • Dùng thuốc kháng sinh cho đến khi khỏi bệnh hoàn toàn. Không tự ý ngưng sử dụng thuốc cho dù triệu chứng đã giảm bớt để phòng ngừa tái phát.
Những thông tin cung cấp phía trên không thay thế cho lời khuyên của chuyên gia y tế. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

(nguồn Hello Bác sĩ)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Hội chứng mệt mỏi kinh niên (CFS), hay còn gọi là suy nhược mạn tính, là tình trạng suy nhược, đau cơ, khó tập trung và mệt mỏi kéo dài ít nhất 6 tháng, gây ảnh hưởng xấu tới các sinh hoạt hàng ngày. Hội chứng mệt mỏi kinh niên có thể xảy ra đột ngột
  • 28-05-2018
    Bệnh viêm não Nhật Bản là bệnh nhiễm vi rút cấp tính làm tổn thương hệ thần kinh trung ương, thường gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi.
  • 28-05-2018
    Nhiễm khuẩn Listeria là bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng xảy ra do ăn phải thức ăn bị nhiễm độc bởi vi khuẩn. Những vi khuẩn này được tìm thấy thường xuyên nhất là ở thịt nấu chưa chín và trong các sản phẩm từ sữa. Nhiễm khuẩn Listeria là một bệnh truyền
  • 28-05-2018
    Các trường hợp xuất huyết (ra máu, chảy máu) sau đây là bất thường: Xuất huyết giữa các kỳ kinh, Xuất huyết sau khi quan hệ tình dục, Ra máu nhỏ giọt bất kỳ thời điểm nào trong chu kỳ kinh nguyệt Ra máu kinh nhiều hơn (cường kinh) hoặc dài hơn bình
  • 28-05-2018
    Bất thường về gen => mang tính di truyền. Tư thế bàn chân thời kỳ bào thai bất thường. Đột biến nhiễm sắc thể: trẻ bị cứng đa khớp bẩm sinh (bàn chân khoèo, cứng khớp gối, cứng khớp khuỷu, cứng
  • 19-03-2019

    Bệnh chốc là một bệnh nhiễm trùng ở da khá phổ biến ở trẻ em. Bệnh rất dễ lây lan, bắt đầu là một nốt mụn đỏ trên mặt, thường quanh mũi và miệng, sau đó vỡ ra nhanh chóng, chảy dịch hoặc mủ và đóng vảy màu nâu.