Nhau bong non

Hội chứng gan thận là một nhóm các triệu chứng do suy thận bắt đầu ở những người có bệnh gan tiến triển. Đây là một biến chứng nghiêm trọng của bệnh xơ gan và có thể đe dọa đến tính mạng.

Thế nào là nhau bong non?

Nhau bong non, còn được gọi là sự bong sớm của nhau thai chưa trưởng thành, là một biến chứng nghiêm trọng của thai kỳ. Các vỏ nhau thai tách ra khỏi thành bên trong của tử cung trước khi sinh. Nhau bong non được phân thành độ I, II, III từ nhẹ đến nặng. Mức độ III là tình trạng nặng nhất.
Nhau bong non
Nhau bong non

Một khi nhau thai bị tách ra khỏi thành tử cung thì không có phương pháp nào để đưa nhau trở lại. Nếu không điều trị kịp thời sẽ khiến thai nhi thiếu oxy và chất dinh dưỡng, bạn cũng có thể bị mất máu nặng. Nhau bong non có thể biến chứng thành sẩy thai, chảy máu, sinh non và cần cấp cứu ngay lập tức.
Bất kì phụ nữ nào cũng có nguy cơ mắc bệnh nhau bong non. Nhưng bệnh này thường phổ biến ở phụ nữ mang thai trên 35 tuổi hoặc dưới 20 tuổi. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ.

Triệu chứng và dấu hiệu nhau bong non

Các triệu chứng chung là:
  • Chảy máu tử cung, co thắt tử cung bất thường, và suy thai dựa trên các xét nghiệm kiểm tra tim thai.
  • Các cơn co thắt gây đau.
  • Mệt mỏi, huyết áp thấp, nhịp tim nhanh, đau bụng, và đau lưng.
Ngoài ra, tùy theo từng mức độ nghiêm trọng của nhau bong non (độ I, II, III), các triệu chứng có thể khác nhau:
  • Nhau bong non độ I: có hiện tượng chảy máu nhẹ từ âm đạo, các cơn co thắt tử cung nhẹ, sinh hiệu ổn định, và nhịp tim của thai nhi ổn định. Xét nghiệm đông máu bình thường.
  • Nhau bong non độ II: có hiện tượng chảy máu vừa phải, co thắt bất thường, huyết áp thấp, suy thai, và đông máu bất thường.
  • Nhau bong non độ III: nặng nhất; Hiện tường này xuất hiện chảy máu và co thắt mạnh, huyết áp rất thấp, thai chết, và khó đông máu.
Nhau bong non
Hình ảnh minh họa

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nên gọi bác sĩ hoặc đến bệnh viện nếu bạn có một trong các triệu chứng sau:
  • Xuất huyết âm đạo;
  • Đau bụng;
  • Đau lưng;
  • Co thắt tử cung liên hồi.

Nguyên nhân

Nguyên nhân chính gây nhau bong non chưa được xác định rõ, nhưng không phải do di truyền.
Sang chấn khi mang thai cũng có thể gây ra nhau bong non:
  • Chấn thương trực tiếp ở vùng bụng (do tai nạn giao thông, bị ngã xe, do tai nạn sinh hoạt, do bị đánh hoặc ngã khi lao động);
  • Do vết kim đâm vào lá nhau không đúng chỗ, gây chảy máu tạo thành khối máu tụ sau nhau gây ra nhau bong.
  • Nếu thủ thuật ngoại xoay thai của bác sĩ sản khoa không đúng kỹ thuật, làm kéo dây rốn cũng có thể dẫn đến nguy cơ nhau bong non ở bệnh nhân.;

Nguy cơ mắc bệnh

Có rất nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ nhau bong non, bao gồm:
  • Tiền căn nhau bong non: Nếu bạn đã từng bị bong nhau thai, bệnh có nguy cơ tái phát cho lần mang thai tiếp tiếp.
  • Huyết áp cao: Cao huyết áp làm tăng nguy cơ nhau bong non ở thai phụ.
  • Chấn thương bụng: Chấn thương vùng bụng của bạn (ví dụ như tai nạn giao thông) làm tăng khả năng nhau bong non.
  • Lạm dụng chất gây nghiện: Nhau bong non có khả năng tiến triển trầm trọng hơn nếu bạn hút thuốc hoặc sử dụng cocaine khi mang thai.
  • Vỡ ối sớm: Trong thời gian mang thai, thai nhi được bao bọc và đệm bởi một màng chứa đầy dịch lỏng gọi là túi ối. Nguy cơ nhau bong non tăng nếu túi ối bị vỡ trước khi bắt đầu chuyển dạ.
  • Rối loạn trong quá trình đông máu: Bất cứ tình trạng làm suy yếu khả năng đông máu đều làm tăng nguy cơ nhau bong non.
  • Đa thai: Nếu bạn sinh đôi hay sinh ba, việc sinh bé đầu tiên có thể dẫn đến những thay đổi trong tử cung, gây bong nhau thai trước khi bé sau ra đời.
  • Tuổi: Nhau bong non phổ biến hơn ở phụ nữ lớn tuổi, đặc biệt là sau 40 tuổi.

Điều trị

Việc điều trị được diễn ra trong bệnh viện và bác sĩ phải ổn định tình trạng của bạn trước. Bạn sẽ được truyền dịch tĩnh mạch, tiêm thuốc để ổn định huyết áp và duy trì lưu lượng nước tiểu ổn định. Trong vài trường hợp khẩn cấp, bác sĩ cần mổ lấy đứa bé hoặc truyền máu. Hầu hết trẻ sơ sinh đã đủ tháng trong tình trạng nhau bong nhẹ có thể được sinh tự nhiên, nhưng cần một bác sĩ chuyên khoa sản nhi chăm sóc đặc biệt.

Phòng ngừa nhau bong non

  • Khám tiền sản sớm và liên tục để phát hiện và điều trị kịp thời tại nhau bong non tại bệnh viện.
  • Điều trị các bệnh như tiểu đường (đái tháo đường) và cao huyết áp sớm để giảm nguy cơ nhau bong non.
Những thông tin trên đây không thay thế cho lời khuyên từ bác sĩ. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy gọi bác sĩ để được tư vấn.

(nguồn Hello Bác sĩ)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Dị ứng là bệnh thường gặp, xảy ra quanh năm, gặp ở mọi lứa tuổi.
  • 28-05-2018
    Viêm gan tự miễn là một nguyên nhân hiếm gặp của viêm gan kéo dài (viêm gan mạn). Nguyên nhân chưa được biết. Nếu không chữa trị, tình trạng viêm gây ra sẹo ở gan (xơ gan). Tuy nhiên, với việc điều trị, tiên lượng cho những người mắc bệnh này rất tốt.
  • 28-05-2018
    Bệnh phình đại tràng bẩm sinh có thể gặp ở tất cả trẻ nam và nữ. Tần suất bệnh được gặp trong khoảng 15% các bệnh và dị tật bẩm sinh cần phải mổ. Bệnh đặc trưng bởi tình trạng khó đi cầu hay chậm đi cầu ngay sau khi trẻ được sinh ra, hoặc bởi tình trạng
  • 05-07-2018
    Nấm móng là một bệnh thường thấy ở những người làm nghề bán nước giải khát, đầu bếp, rửa xe, chăn nuôi... Bệnh làm móng bị hư hủy xấu xí, có khi nung mủ, đau ảnh hưởng đến năng suất làm việc. - Nấm móng là một bệnh tuy không nguy hiểm nhưng làm mất
  • 28-05-2018

    Bệnh dày sừng nang lông là bệnh mạn tính, kéo dài quanh năm, mùa đông phát triển hơn mùa hè và phổ biến ở tuổi mới lớn. Bệnh không chỉ làm mất thẩm mỹ mà còn khiến người mắc gặp khó khăn trong sinh hoạt, giao tiếp hàng ngày.

  • 28-05-2018
    Rối loạn nhân cách ái kỷ, hay còn gọi là bệnh ái kỷ hoặc chứng yêu bản thân thái quá, là bệnh lý tâm thần hiếm gặp. Người bệnh chỉ quan tâm đến bản thân, tầm quan trọng của mình bị thổi phồng lên, muốn người khác ngưỡng mộ và tôn trọng mình nhưng lại