Gai cột sống

Gai cột sống là sự phát triển thêm ra của xương trên thân đốt sống, đĩa sụn hay dây chằng quanh khớp. Nguy cơ mắc bệnh này tăng theo độ tuổi và nam bị nhiều hơn nữ. Gai cột sống thường được hình thành do sự tổn thương bề mặt của khớp và cản trở cử động

Gai cột sống là gì?

Gai cột sống là sự phát triển thêm ra của xương trên thân đốt sống, đĩa sụn hay dây chằng quanh khớp. Nguy cơ mắc bệnh này tăng theo độ tuổi và nam bị nhiều hơn nữ.
Gai cột sống thường được hình thành do sự tổn thương bề mặt của khớp và cản trở cử động của xương đồng thời gây ra đau đớn ở các mức độ khác nhau.
Bất cứ phần nào của cột sống cũng có thể bị ảnh hưởng bởi bệnh gai cột sống, nhưng thông thường khu vực thắt lưng và cổ hay mắc chứng bệnh này nhất. Các thuật ngữ như gai đốt sống cổ, gai đốt sống ngực và gai đốt sống thắt lưng được sử dụng tương ứng với khu vực mắc phải.
Vị trí thường mọc gai là mặt trước và bên của cột sống, hiếm khi mọc ở phía sau nên ít chèn ép vào tủy và rễ thần kinh.
Gai cột sống khiến người bệnh rất khó chịu, nhất là cảm giác đau ở vùng thắt lưng, đau vai hoặc cổ do gai tiếp xúc với dây thần kinh, các xương đốt sống khi cử động, đau lan xuống cánh tay, tê chân tay, đôi khi làm giới hạn vận động.

Triệu chứng, biểu hiện gai cột sống

Triệu chứng, biểu hiện gai cột sống

Một số biểu hiện đau thông thường của gai cột sống:

  • Đau thường xuất hiện ở cổ, thắt lưng, đặc biệt là khi bệnh nhân đứng hoặc đi. Vị trí đau tương ứng với phần cột sống liên quan.
  • Cảm giác bất thường hoặc mất cảm giác ở phần cột sống liên quan.
  • Trường hợp nặng thì đau tê ở cổ lan qua hai tay, đau ở lưng, đau dọc xuống hai chân.
  • Đau tăng lên khi đi lại hay vận động nhiều. Cơn đau tăng khi cử động, giảm khi nghỉ, do đó sẽ giới hạn cử động ở các phần này.
  • Cơ bắp yếu đi (đặc biệt là ở tay và chân).
  • Mất cân bằng.
  • Mất kiểm soát đường tiểu tiện và/hoặc đại tiện (tình huống nguy cấp).

Nguyên nhân gai cột sống

Nguyên nhân gai cột sống

Theo một số thống kê thì có 3 nguyên nhân chính dẫn đến gai cột sống:

Do viêm khớp cột sống mãn tính:

Quá trình viêm ảnh hưởng đến phần sụn đốt sống, lâu ngày phần sụn này bị hao mòn dần, khiến bề mặt trơn láng của nó trở nên thô ráp, xù xì và cuối cùng hai bề mặt xương tiếp xúc, cọ sát lên nhau.
Đến lúc này, cơ thể sẽ có một quá trình tự điều chỉnh để khắc phục hiện tượng trên, nhưng kết quả của quá trình chỉnh sửa lại là sự hình thành gai xương.

Sự lắng đọng canxi ở các dây chằng, gân tiếp xúc với đốt sống:

Trường hợp này thường gặp trong thoái hóa cột sống ở người lớn tuổi, đó là sự lắng đọng canxi dưới dạng canxipyrophosphat. Sự thoái hóa cột sống có thể xảy ra ở một trong các thành phần cấu tạo của cột sống: xương đốt sống, đĩa sụn, các dây chằng bám quanh khớp.
Quá trình thoái hóa làm mất nước (chiếm 80% trong sụn) và biến đổi một số chất, làm sụn khớp dễ bị canxi hóa.

Chấn thương:

Chấn thương làm hư hại xương hoặc khớp ở cột sống, và phản ứng của cơ thể để sửa chữa nơi bị tổn thương sẽ dẫn đến sự hình thành gai cột sống. Trong trường hợp này, gai cũng có thể hình thành từ sự lắng đọng canxi ở dây chằng đã dày lên do phản ứng viêm.

Điều trị gai cột sống

Điều trị gai cột sống

Dùng thuốc

Nếu gai không gây đau, không cần điều trị. Khi gai gây đau thì sự điều trị tập trung ở nguyên nhân gây ra gai, dấu hiệu bệnh hoặc sự hiện diện của gai.
Điều trị dấu hiệu đau gồm có nghỉ ngơi khi sưng viêm, chườm nước đá, uống thuốc.

  • Thuốc giảm đau thường dùng cho đau cấp tính như paracetamol, celecoxib, melocicam.
  • Thuốc giãn cơ như eperison.
  • Vitamin B1, B6, B12.

Phẫu thuật cắt bỏ gai

Gai cột sống có thể được cắt bỏ với vi phẫu thuật rất chính xác. Nhưng sau khi cắt, gai có thể mọc trở lại.
Cắt bỏ chỉ được chỉ định khi gai chèn ép vào hệ thần kinh, gây ra các dấu hiệu như tê chân tay, rối loạn đại tiểu tiện, đau lan tới tứ chi và ảnh hưởng xấu tới sinh hoạt thường nhật

Vật lý trị liệu và lưu ý trong sinh hoạt

Châm cứu có thể làm giảm đau một phần nào ở phần mềm nhưng không có tác dụng vào tình trạng viêm sưng cũng như khi gai tác động lên rễ dây thần kinh não tủy. Vật lý trị liệu, xoa bóp, luyện tập xương khớp, thực hành yoga cũng giúp giảm ảnh hưởng của gai.

  • Nghỉ ngơi 10-15 ngày
  • Không làm việc nặng
  • Hạn chế đi lại
  • Nằm ngửa gối thấp
  • Không nằm võng, ghế bố, nệm mềm
  • Ngửa cổ hoặc kéo cổ
  • Kéo dãn cột sống thắt lưng
  • Khi đỡ đau có thể tập thể dục, thể thao nhẹ: như tập thể dục tại chỗ, bơi, đi bộ.

Phòng ngừa gai cột sống

Phòng ngừa gai cột sống

Chế độ dinh dưỡng

Ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, nhất là các chất giàu canxi. Canxi là một nguyên tố chính yếu cấu thành xương, mỗi ngày cơ thể cần khoảng 1.200 mg canxi.
Thức ăn chứa nhiều canxi như sữa, các sản phẩm từ sữa – đây là nguồn thực phẩm giàu canxi và dễ hấp thu nhất. Ngoài ra còn kể đến các loại rau xanh, các loại thủy sản như tôm cua, các loại cá nhỏ để ăn nguyên xương cũng cung cấp một lượng canxi đáng kể.
Giảm cân nếu béo phì để giảm chịu lực của cột sống.
Hãy bổ sung các loại thực phẩm sau đây vào thực đơn hằng ngày của bạn để có một hệ xương chắc khỏe:

  • Sử dụng xương ống hay sụn sườn bò, lợn để hầm canh hằng ngày. Bởi vì trong những loại thực phẩm đó có chứa nhiều glucosamin và chondroitin là những hợp chất tự nhiên, có tác dụng giúp sụn chắc khỏe, bổ sung nguồn canxi cho cơ thể.
  • Đậu nành: không nhiều canxi nhưng lại là thực phẩm rất tốt để phòng ngừa loãng xương.
  • Nấm và mộc nhĩ: không chỉ là món ăn ngon, các loại nấm còn có tác dụng tăng cường sức đề kháng cơ thể, chống lão hóa, làm giảm nguy cơ mắc các bệnh như ung thư, tim mạch… là các bệnh thường hay gặp ở người cao tuổi.
  • Hoa quả: nên ăn các loại ổi, đu đủ, dứa, cam, chanh, bưởi vì các loại trái này là nguồn cung ứng men kháng viêm và sinh tố vitamin C, hai hoạt chất có tác dụng kháng viêm.
  • Cà rốt rất giàu vitamin A và E, hai yếu tố cần thiết để bảo vệ bao khớp và đầu xương. Súp lơ xanh là thực phẩm giàu vitamin K và C, giúp cho xương khớp chắc khỏe.

Tập thể dục


  • Tập thể dục đặc biệt là các động tác cử động vùng cột sống cổ và vùng cột sống thắt lưng. Tập thể dục buổi sáng 10-15 phút với các bài tập thở, thực hiện các động tác vận động các phần cột sống về tất cả các hướng .
  • Tránh những môn thể thao quá sức chịu đựng bình thường của mình (như cử tạ quá nặng, tập thể dục, vận động quá khó), nên chơi các môn thể thao nhẹ nhàng như bơi lội, tập aerobic, yoga.
  • Tập thể dục thường xuyên, hoạt động nhiều sẽ tăng hấp thu canxi, tập cho xương chắc khỏe. Thường xuyên đi ra ngoài trời sẽ tăng tạo vitamin D bởi vì khi da tiếp xúc với ánh nắng sẽ giúp tổng hợp vitamin D cho cơ thể.

Tránh các thói quen xấu


  • Tránh các tư thế đứng, ngồi khom lưng, khuân vác nặng, quá lâu khi làm việc để không gây áp lực lên cột sống.
  • Hạn chế khiêng vác nặng gây ảnh hưởng đến cột sống thắt lưng, tránh đội những vật nặng trên đầu gây ảnh hưởng cột sống cổ. Tránh các chấn thương ở vùng cột sống do chơi thể thao hoặc tai nạn.
  • Không hút thuốc lá.
  • Tránh ngồi quá lâu ở những tư thế không lành mạnh.
  • Duy trì cân nặng ở mức vừa phải, tránh làm tăng áp lực lên cột sống.

Kinh nghiệm dân gian chữa gai cột sống

Kinh nghiệm dân gian chữa gai cột sống

Điều trị đau gai cột sống và gai đôi cột sống theo y học cổ truyền (tham khảo)

Hàn ngưng huyết ứ

Triệu chứng: Đau không cúi ngửa được, động làm thì đau tăng, có điểm đau chối ở lưng và cột sống, thậm chí ảnh hưởng tới cả chi dưới, hoặc kiểm tra thấy có gai đôi cột sống, rêu trắng, mạch tế hoặc trầm.
Pháp: ôn kinh tán hàn trừ thấp hoá ứ khư phong chỉ thống.
Chế phụ tử 9g Sinh địa 50g Tàm sa 30g
Tần giao 9g Xích thược 9g Quế chi 9g Uy linh tiên 15g
Kỳ xà 9g Đương qui 9g

Phong thấp huyết ứ

Có điểm đau cố định, lại có đau chạy lan xuống đùi, chân, kiểm tra thấy có gai cột sống.
Đau lưng gai đôi 3g Đương qui 15g Hồng hoa 10g Quế chi 10g
Xương truật 15g Một dược 15g Bạch thược 15g Uy linh tiên 30g
Huyền hồ 15g Ngưu tất 15g Cam thảo 10g

Châm cứu

Phương pháp điều trị thông thường là châm cứu, vật lý trị liệu, tác động cột sống để tăng sự vận động.
Các huyệt thường dùng: Thận du, Đại trường du, Giáp tích.
Nếu đau lan xuống mông và chân châm thêm huyệt Hoàn khiêu, ủy trung, thừa sơn, côn lôn...

(nguồn Sức khỏe đời sống và Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe Trung ương)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Viêm nhiễm theo những con đường như đặt vòng tránh thai tử cung, hoặc tiến hành cạo, nạo tử cung, là điện cổ tử cung, châm radium mà bị viêm nhiễm.
  • 28-05-2018
    Hội chứng ruột kích thích là một bệnh tiêu hóa mãn tính vẫn chưa tìm được nguyên nhân. Những triệu chứng thường gặp bao gồm: Đau hay quặn bụng, chướng bụng và đầy hơi, ngoài ra còn kèm theo thay đổi thói quen đi đại tiện. Tuy nhiên, hội chứng ruột kích
  • 04-10-2018

    Nếu van tim bị chít hẹp, lượng máu bơm qua van cho mỗi lần bóp sẽ quá ít. Còn nếu van tim bị hở (đóng không kín), một lượng máu khi vận chuyển qua van sẽ bị trào ngược trở lại vùng tim trước đó trong mỗi nhát bóp. Trong cả hai trường hợp, tim phải làm

  • 18-09-2018

    Nếu bạn bị cường giáp, bác sĩ có thể điều trị bằng cách sử dụng thuốc kháng giáp và i-ốt phóng xạ để làm chậm lại quá trình sản xuất hormone tuyến giáp. Đôi khi tiến trình điều trị cường giáp đòi hỏi phải phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ hoặc một phần của tuyến

  • 28-05-2018
    Vết chai là các lớp dày của da. Chúng thường hình thành khi làn da thường xuyên chịu áp lực. Bạn thường có vết chai trên bàn chân hoặc tay. Đôi khi chúng gây đau mặc dù kích cỡ nhỏ.
  • 01-04-2022

    Dị ứng bao gồm các vấn đề của hệ thống miễn dịch. Hầu hết các phản ứng dị ứng xảy ra khi hệ thống miễn dịch phản ứng như một “báo động giả”.

    Các phản ứng dị ứng thường xảy ra khi trẻ tiếp xúc phấn hoa, cây xanh và cỏ dại, nhựa mủ của cây, nấm mốc, mạt bụi, thức ăn và thuốc.

    Có ba cách hiệu quả nhất để điều trị dị ứng là tránh tiếp xúc, tiêm phòng dị ứng (liệu pháp miễn dịch) và thuốc. Các gia đình nên thảo luận kỹ với các bác sĩ nhi hoặc bác sĩ chuyên khoa dị ứng của bé để có thể tìm phương án hỗ trợ giảm bớt hoặc điều trị dị ứng.

    Các xét nghiệm có thể được dùng đến để chẩn đoán dị ứng bao gồm xét nghiệm da, xét nghiệm máu hoặc biện pháp tiếp xúc và ghi nhận phản ứng.