Liệt mặt ngoại biên

Liệt mặt ngoại biên là liệt dây thần kinh mặt (dây thần kinh VII) với biểu hiện mất hoặc giảm vận động các cơ ở nửa mặt ( hãn hữu có thể gặp cả hai bên mặt), có thể kèm các rối loạn về cảm giác, phản xạ, vận mạch và bài tiết tuyến lệ, tuyến nước bọt.

Tổng quan về liệt mặt ngoại biên

Liệt mặt ngoại biên là liệt dây thần kinh mặt (dây thần kinh VII) với biểu hiện mất hoặc giảm vận động các cơ ở nửa mặt ( hãn hữu có thể gặp cả hai bên mặt), có thể kèm các rối loạn về cảm giác, phản xạ, vận mạch và bài tiết tuyến lệ, tuyến nước bọt. Liệt mặt gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ và làm giảm chất lượng cuộc sống.
Liệt mặt do nhiều nguyên nhân gây ra trong đó có một số nguyên nhân có thể phòng tránh được.

Triệu chứng liệt mặt ngoại biên

Triệu chứng liệt mặt ngoại biên

Người bệnh có thể tự phát hiện qua hoạt động vệ sinh buổi sáng: người bệnh khó chải răng, khó súc miệng, khó ăn sáng, nhất là khi soi gương thấy mất cân xứng nửa mặt, nhân trung lệch về một bên, môi miệng xếch về một bên.
  • Người bệnh không nhắm kín được mắt ở bên liệt, không huýt sáo, không thổi được (thổi lửa)..., không chúm môi được. Có thể có rối loạn vị giác (cảm giác nếm) ở 2/3 trước của lưỡi và rối loạn thính giác (nghe kém). Thường do tổn thương nứt xương đá gặp sau chấn thương sọ não (ngã đập đầu xuống đất gây rạn nứt xương đá).
  • Có thể có một số chứng khác như: ù tai, nghe kém và mỏi chân tay bên đối diện (đối diện với nửa mặt bị liệt). Người bệnh có thể có biểu hiện nhắm mắt không kín ở hai bên, nét mặt mất sự linh hoạt..., miệng há với môi vểu ra và nước bọt chảy ra.
Đó là liệt mặt ở cả hai bên ở người lớn thường gặp trong viêm đa rễ thần kinh, ở trẻ em thường là thể thân não của người bệnh bại liệt.

Nguyên nhân gây liệt mặt ngoại biên

Nguyên nhân gây liệt mặt ngoại biên

  • Do u não
  • U ở cầu não, u góc cầu tiểu não.
  • U nền sọ: chú ý tới u màng não ở nền sọ.
  • Biến chứng thần kinh của u vòm họng.
  • Do sang chấn: sang chấn, ngã, đụng giập, gãy rạn nứt xương đá.
  • Do viêm nhiễm:
    • Viêm màng não, nhất là viêm màng não do lao.
    • Viêm nhiễm rễ dây thần kinh: liệt dây VII hai bên - thể thân não của bệnh bại liệt, liệt hai bên nửa mặt và thường gặp ở trẻ em.
    • Biến chứng của viêm tai cấp tính, viêm tai mạn tính, viêm tuyến mang tai, viêm xương đá. Liệt dây VII ngoại biên 'do lạnh'. Thường gặp với bệnh cảnh đột ngột, sau khi tiếp xúc với trời lạnh, ngáp và bị liệt có thể đó là do nhiễm khuẩn tiềm tàng, biểu hiện ra do lạnh...
  • Có một thể uốn ván dễ nhầm là liệt dây VII với co cứng hàm, khó nhai, co thắt cơ vòng mi. Zona hạch gối: Zona là bệnh cấp tính do virus hướng thần kinh phạm vào hạch gối gây liệt mặt đột ngột.
Đặc điểm là phát ban: ban đỏ, mụn nước ở quanh vành tai, vùng viền ống tai ngoài; có thể phạm cả vùng dây VII nên có thể có ban đỏ, mụn nước mọc ở 2/3 trước lưỡi.

Chẩn đoán liệt mặt ngoại biên

Chẩn đoán liệt mặt ngoại biên

Chẩn đoán sơ bộ có thể được đưa ra dựa vào quan sát mặt và yêu cầu bệnh nhân thử cử động cơ mặt. Một số chứng bệnh khác như đột quị, nhiễm trùng và khối u cũng có thể gây ra những triệu chứng giống liệt mặt ngoại biên.
Các xét nghiệm khác gồm:
  • Ghi điện cơ (EMG). Có thể xác nhận tổn thương dây thần kinh và mức độ nặng.
  • Chụp não: Chụp cộng hưởng từ (MRI) hoặc chụp cắt lớp não để loại trừ các nguyên nhân khác gây bệnh.

Điều trị liệt mặt ngoại biên

Điều trị liệt mặt ngoại biên

Điều trị theo y học hiện đại
  • Thuốc chống viêm: Một liệu trình corticosteroid ngắn ngày, như prednisone, có thể làm giảm viêm và phù nề trong ống xương mà dây thần kinh mặt đi qua.
  • Thuốc chống virus: Các thuốc chống virus như acyclovir và famciclovir có thể hạn chế hoặc làm giảm tổn thương thần kinh do nguyên nhân virus.
  • Massage: Massage mặt có thể giúp ngăn ngừa tình trạng co cứng vĩnh viễn các cơ bị liệt trước khi có cơ hội phục hồi.
  • Châm cứu, bấm huyệt.

Phòng ngừa liệt mặt ngoại biên

Phòng ngừa liệt mặt ngoại biên

Phòng bệnh liệt mặt, khi rét tránh mở cửa đột ngột để gió lạnh tạt vào mặt. Vào mùa nóng khi ngủ không nên để quạt, máy điều hòa thổi thẳng vào mặt. Đối với những người làm việc và học tập ban đêm, không nên ngồi gần cửa sổ để tránh gió lùa. Người già ban đêm không nên ra ngoài. Ngoài ra, cần điều trị sớm và triệt để các nhiễm khuẩn tai, mũi, họng...
Khi có các triệu chứng như trên cần đến ngay bác sỹ chuyên khoa thần kinh để được chẩn đoán chính xác, tránh một số loại bệnh nguy hiểm khác cũng gây liệt mặt nghiêm trọng như: u não, tai biến mạch máu não, chấn thương sọ não…

Bài thuốc dân gian chữa liệt mặt ngoại biên

Bài thuốc dân gian chữa liệt mặt ngoại biên

Liệt thần kinh mặt hay liệt thần kinh VII ngoại biên, y học cổ truyển gọi là miệng méo mắt xếch. Nguyên nhân chủ yếu do trúng phong hàn hoặc do nhiễm khuẩn hoặc ứ huyết với biểu hiện: mắt nhắm không kín, chảy nước mắt, mất nếp nhăn trán, má sệ, không huýt sáo được, nhân trung miệng kéo lệch sang bên đối diện, ăn uống khó, chảy nước ở bên mép bị liệt, sợ gió, sợ lạnh…
Điều trị liệt dây thần kinh VII ngoại biên do lạnh có rất nhiều phương pháp như: châm cứu, xoa bóp, ấn huyệt, tập luyện cơ…đạt kết quả cao. Chúng tôi xin giới thiệu một số thủ pháp xoa bóp ấn huyệt để bạn đọc tham khảo và áp dụng.
Thủ pháp vùng mặt
Dùng ngón tay út day huyệt Tình minh (day nhẹ) 100 lần, sau đó dùng ngón tay cái day huyệt Ngư yêu 50 lần, tiếp theo day huyệt Đồng tử liêu, Ti trúc không, Tứ bạch, Thừa khấp mỗi huyệt 30 lần (người bệnh nặng có thể tăng lên đến 50 lần). Nếu công năng mí mắt trên của người bệnh giảm sút thì day thêm huyệt Ngư yêu, Dương bạch 30 lần, nhấc vê mí mắt trên 30 lần. Nếu công năng mí mắt dưới suy giảm thì day huyệt Tứ bạch, Thừa khấp thêm 30 - 50 lần.
Thủ pháp vùng miệng
Dùng ngón tay cái day huyệt Nghinh hương, Hạ quan, Giáp xa mỗi huyệt 30 - 50 lần, rồi day huyệt Địa thương 30 - 50 lần, trường hợp nặng có thể tăng lên 100 lần. Tiếp theo, dùng bàn tay day phần mặt bên bị bệnh 30 - 50 lần, day cho đến khi phần mặt nóng lên mới đạt.
Day huyệt Thái dương, Phong trì, Ế phong mỗi huyệt 30 - 50 lần.
Vị trí huyệt:
  • Tình minh: Trên góc khóe mắt trong.
  • Ngư yêu: chỗ lõm giữa lông mày.
  • Đồng tử liêu: góc khóe mắt ngoài đo ra 0,5 tấc.
  • Ti trúc không: Chỗ lõm phía ngoài đuôi lông mày.
  • Tứ bạch: mắt nhìn thẳng phía trước, huyệt nằm ở chỗ lõm của vành mắt, từ con ngươi xuống khoảng 1 tấc.
  • Thừa khấp: Trên bờ hốc mắt dưới.
  • Dương bạch: từ giữa lông mày (huyệt ngư yêu) đo lên 1 tấc.
  • Nghinh hương: cạnh cánh mũi 0,5 tấc.
  • Hạ quan: Huyệt nằm ở chỗ lõm bờ dưới sau xương gò má.
  • Giáp xa: Huyệt nằm ở phía trên trước góc xương hàm dưới (chỗ khi dùng sức cắn răng thì cơ nổi lên).
  • Địa thương: từ khóe miệng đo sang ngang 0,5 tấc.
  • Thái dương: Ở chỗ lõm cách điểm giữa đường nối đầu ngoài lông mày và khóe mắt ngoài 1 tấc.
  • Phong trì: Bờ xương chẩm, chỗ lõm sau tai.
  • Ế phong: Ở phía sau dái tai, chỗ lõm giữa góc xương hàm dưới và mỏm trên xương chũm.
Các bài thuốc
Trong phần này chúng tôi xin giới thiệu với bạn đọc một số bài thuốc chữa khẩu nhãn oa tà do phong hàn, phong nhiệt và ứ huyết.
Trúng phong hàn
  • Triệu chứng: Miệng méo, mắt nhắm không kín (cùng bên), không huýt sáo, thổi lửa được. Nặng thì chảy nước rãi, ăn cơm rơi vãi, mặt má bên bệnh thường lạnh. Bệnh hay gặp sau khi bị lạnh, gió rét, tắm lạnh hoặc bị nước mưa. Rêu lưỡi trắng, mạch phù trì hoặc phù khẩn.
  • Bài thuốc: Bạch phụ tử 24g, bạch cương tàm 40g, toàn yết 30g.
  • Cách dùng: Bạch cương tàm sao vàng, toàn yết bỏ đầu và chân rửa dấm sao vàng, bạch phụ tử vi sao. Ba vị trên tán bột. Uống ấm, mỗi lần uống 15g, ngày uống 3 lần, tối uống 1 lần.
Trúng phong nhiệt ở kinh lạc
  • Triệu chứng: Sưng đau vùng đầu mặt (thủ diện, nhĩ bệnh) hoặc sưng đau, chảy mủ tai... Kèm theo sốt, ù tai sau đó méo miệng, mắt nhắm không kín cùng bên, bệnh ngày một rõ, sợ gió, sợ nóng. Mạch phù sác.
  • Bài thuốc: Phòng phong 16g, đương quy 12g, xích phục linh 15g, hạnh nhân 10g, tần giao 12g, hoàng cầm 16g, cát căn 20g, khương hoạt 12g, quế chi 6g, kim ngân hoa 12g.
  • Cách dùng: Ðương quy tẩm rượu. Các vị trên sắc với 1.800ml nước lọc bỏ bã lấy 300ml. Uống ấm chia đều 4 phần, uống trong ngày.
Huyết ứ
  • Triệu chứng: Sau chấn thương va đập mạnh ở vùng đầu, mặt dần méo miệng, mắt nhắm không kín, đau âm ỉ, chảy nước rãi, há miệng đau mỏi.
  • Bài thuốc: Xuyên khung 12g, xuyên quy 16g, bạch thược 16g, địa hoàng 24g, đào nhân 10g, hồng hoa 8g, đan sâm 16g, tô mộc 12g.
  • Cách dùng: Ðào nhân bỏ vỏ, xuyên quy tẩm rượu. Các vị trên sắc 1.700ml nước, lọc bỏ bã lấy 300ml. Uống ấm chia đều 4 lần, ngày uống 3 lần, tối uống 1 lần.

(nguồn Sức khỏe đời sống và Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe Trung ương)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Ung thư tuyến giáp chiếm khoảng 1% các loại ung thư. Nó là ung thư tuyến nội tiết thường gặp nhất. Đa số ung thư tuyến giáp là ung thư biểu mô biệt hoá cao, tiến triển âm thầm, giai đoạn ẩn bệnh kéo dài, điều trị chính yếu là phẫu thuật. Đa số bệnh nhân
  • 28-05-2018
    Viêm tủy xương là bệnh nhiễm khuẩn xương, tủy xương và mô mềm xung quanh xương. Vi khuẩn xâm nhập vào xương từ máu trong cơ thể sau khi xương bị gãy, nhọt, vết cắt trên da, nhiễm trùng tai giữa, viêm phổi hoặc các bệnh nhiễm trùng khác. Viêm tủy xương
  • 28-05-2018
    Xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát hay còn gọi là xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch hay vô căn là một rối loạn đông cầm máu có thể dẫn đến dễ bầm tím hoặc chảy máu (xuất huyết). Xuất huyết trên là do số lượng tiểu cầu thấp bất thường– thành phần giúp
  • 28-05-2018
    Tật nứt đốt sống là một dị tật của ống thần kinh xảy ra ở thai nhi do một vài đốt xương cột sống không khép kín trên tủy sống làm lộ tủy sống, màng và dịch não tủy dưới dạng một “túi thần kinh” mềm sẫm màu, nổi lên ở trên lưng dọc theo cột sống. Túi
  • 28-05-2018
    Đau nửa đầu (tên quốc tế là Migraine) là bệnh đau đầu thường khu trú ở một nửa bên đầu do căn nguyên vận mạch tiên phát, mang tính chất gia đình, diễn biến có tính chu kì, kèm theo các triệu chứng lâm sàng rất đa dạng và phức tạp.
  • 17-10-2018

    Viêm cơ tim là sự viêm nhiễm cấp tính hay mạn tính ở cơ tim. Bệnh thường kèm theo viêm màng trong tim, viêm màng ngoài tim, ít khi viêm cơ tim đơn độc. Đặc điểm của viêm cơ tim: + Hay gặp ở lứa tuổi trẻ. + Nhiễm nhiều loại tác nhân gây bệnh thì bệnh