Khí phế thũng

Bệnh khí phế thũng thay đổi cấu trúc của phổi theo một số cách quan trọng Bình thường phổi rất xốp và đàn hồi. Khi hít vào, thành ngực nở ra, làm phổi cũng nở ra. Tương tự như khi một miếng xốp đang bị bóp chặt khi được thả ra sẽ hút nước vào bên trong

Tổng quan về bệnh khí phế thũng

Bệnh khí phế thũng thay đổi cấu trúc của phổi theo một số cách quan trọng
  • Bình thường phổi rất xốp và đàn hồi. Khi hít vào, thành ngực nở ra, làm phổi cũng nở ra. Tương tự như khi một miếng xốp đang bị bóp chặt khi được thả ra sẽ hút nước vào bên trong nó, phổi cũng hút không khí vào bên trong nó khi thành ngực nở ra. Không khí đi vào qua khí quản, các phế quản (hai ống dẫn khí chính đi vào phổi phải và phổi trái). Hai ống này tiếp tục chia ra thành những ống nhỏ hơn và nhỏ hơn nữa đến đơn vị nhỏ nhất được gọi là phế nang. Phế nang là cấu trúc nhỏ nhất trong phổi, nó là một túi khí được sắp xếp tương tự như một chùm nho. Phế nang nằm ở đầu tận của ống dẫn khí nhỏ nhất có tên là tiểu phế quản. Các phế nang và tiểu phế quản là những cấu trúc rất quan trọng của phổi giúp nó thực hiện tốt chức năng của mình. Đó cũng chính là những cấu trúc bị phá hủy trong bệnh khí phế thũng.
  • Miếng xốp hút nước được là do tất cả những lỗ nhỏ li ti bên trong nó nở ra cùng một lúc sau khi được vắt khô. Nếu những lỗ này lớn hơn, miếng xốp không thể hút nước nhiều được. Đó là do những lỗ lớn không thể tự nở lớn ra bằng với nhiều lỗ nhỏ hơn. Hãy tưởng tượng phổi cũng tương tự như vậy sẽ hiểu được dễ dàng hơn vì sao khí phế thũng lại gây suy giảm chức năng phổi. Phổi cần phải có tính đàn hồi để có thể dãn ra và co lại tốt. Cũng tương tự như miếng xốp, phổi cần rất nhiều phế nang (hàng trăm triệu) để hút đủ khí vào bên trong. Các phế nang càng ít và càng lớn hơn thì hiệu quả sẽ càng kém đi.
Khí phế thũng khiến phổi hoạt động kém hiệu quả

Phân loại

Khí phế thũng nguyên phát: có 3 loại chính theo vị trí tổn thương.
  • Khí phế thũng trung tâm tiểu thuỳ hoặc trung tâm tuyến nang (còn gọi là khí phế thũng týp B, hoặc týp xanh hay phù tím: Blue Bloater) là một biến chứng thứ phát sau viêm phế quản mạn. Viêm phế quản mạn lan từ trên xuống tới các tiểu phế quản tận ở trung tâm tiểu thuỳ, các tiểu phế quản này vì không có sụn, nên nhanh chóng bị phá huỷ và giãn ra (do thường xuyên bị tăng áp lực ở thì thở ra), tạo thành các bóng khí thũng ở trung tâm tiểu thuỳ. Còn các phế nang ở ngoại vi tiểu thuỳ vẫn bình thường, các mao mạch phổi không bị phá huỷ. Cho nên khi thiếu ôxy, sẽ tạo nên các shunt giải phẫu (thông giữa động mạch và tĩnh mạch phổi, do VA/QC giảm). Hậu quả sẽ làm cao áp tiểu tuần hoàn, dẫn đến ứ huyết ở tim phải và trở thành tâm phế mạn. Trên lâm sàng thấy bệnh nhân vừa có phù, vừa có tím.
  • Khí phế thũng toàn tiểu thùy hoặc đa tuyến nang (còn gọi là khí phế thũng týp A, hoặc týp hồng thổi: Pink Puffer). Do thiếu hụt a1 kháng Proteaza, a1 antitr bệnh nhân phải làm động tác thổi để chống lại xu hướng đó (hồng thổi).
  • Khí phế thũng tuyến nang xa (còn gọi là khí phế thũng cạnh vách). Tổn thương các ống phế nang và túi phế nang ở ngoại vi tuyến nang. Thường ở ngoại vi phổi, sát màng phổi, hoặc dọc theo các vách liên tiểu thuỳ. Có thể có một hoặc nhiều bóng khí từ 1cm đến chiếm hết một bên lồng ngực.
Khí phế thũng thứ phát:
  • Khí phế thũng điểm (focal) hoặc khí phế thũng quanh tiểu phế quản: do tiểu phế quản bị giãn và bị xơ hoá. Thường ở người bị bệnh bụi phổi.
  • Khí phế thũng cạnh tổ chức xơ:Thường phát sinh cạnh các tổn thương xơ (thứ phát sau lao).

Triệu chứng, biểu hiện bệnh khí phế thũng

Triệu chứng, biểu hiện bệnh khí phế thũng

Thở hụt hơi (hơi thở ngắn) là triệu chứng thường gặp nhất của khí phế thũng.
Những triệu chứng sau cũng có thể gặp là ho, có thể đôi khi là do dịch nhầy bị tiết ra, và thở khò khè.
Bạn sẽ cũng có thể để ý đến khả năng vận động của mình giảm dần theo thời gian. Khí phế thũng thường phát triển từ từ. Bạn có thể sẽ không có những đợt thở hụt hơi cấp tính. Sự tổn thương sẽ diễn ra từ từ và không làm cho bạn chú ý.
Một trong những triệu chứng đặc hiệu của khí phế thũng là thở chu môi. Bệnh nhân bị khí phể thũng sẽ phải cố gắng hết sức mình để thở ra hoàn toàn do đường dẫn khí đã bị đóng khi thành ngực xẹp xuống trong khi thở ra. Họ sẽ chu môi lại để miệng chỉ còn là một lỗ nhỏ cho phép khí đi ra. Khi đó, lúc thở ra, hai môi sẽ ngăn dòng khí đi ra ngoài làm tăng áp lực bên trong đường thở bị xẹp làm cho chúng nở ra để bệnh nhân có thể thở ra được hoàn toàn.
Bệnh nhân cũng có thể bị lồng ngực hình thùng, đó là khi khoảng cách từ ngực đến lưng, bình thường nhỏ hơn chiều rộng của lồng ngực, trở nên lớn hơn. Đây là hậu quả trực tiếp của việc khí bị giữ lại bên trong đường dẫn khí đã bị tắc nghẽn.

Nguyên nhân gây bệnh khí phế thũng

Nguyên nhân bệnh khí phế thũng

Hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ của khí phế thũng làm đẩy nhanh tiến trình bệnh qua 2 cách. Nó phá hủy nhu mô phổi, là nguyên nhân gây tắc nghẽn, và nó gây viêm và kích thích đường dẫn khí có thể làm cho bệnh nặng hơn.
  • Sự phá hủy nhu mô phổi có thể xảy ra theo nhiều cách. Đầu tiên, khói thuốc sẽ tác động trực tiếp lên các tế bào ở đường thở chịu trách nhiệm làm sạch chất nhầy và các chất xuất tiết khác ra khỏi đường thở. Hút thuốc là không thường xuyên sẽ chỉ ngăn chặn tạm thời hoạt động quét của các lông nhỏ li ti của các tế bào này (được gọi là lông chuyển) nằm trên lớp niêm mạc đường thở. Nếu tiếp tục hút sẽ dẫn đến rối loạn chức năng của các lông chuyển. Tiếp xúc với khói thuốc trong thời gian dài sẽ làm các lông chuyển này biến mất khỏi các tế bào bề mặt đường thở. Không được quét bởi các lông chuyển, các chất tiết nhầy không thể bị loại bỏ ra khỏi đường hô hấp dưới. Ngoài ra, khói thuốc còn làm cho dịch nhầy tiết ra nhiều hơn cùng lúc với hiện tượng đường hô hấp bị giảm khả năng làm sạch những chất tiết và kết quả là chất nhầy tích tụ lại tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển dẫn đến nhiễm trùng.
  • Những tế bào miễn dịch của phổi, vốn có chức năng phòng ngừa và chống lại nhiễm trùng, cũng bị ảnh hưởng bởi khói thuốc. Chúng không thể chống lại vi khuẩn một cách hiệu quả nữa, và chúng cũng không loại bỏ được những thành phần chứa trong thuốc lá ra khỏi phổi. Bằng những cách đó, khói thuốc lá tạo điều kiện thuận lợi cho nhiễm trùng xuất hiện thường xuyên. Mặc dù những đợt nhiễm trùng này có thể sẽ không nghiêm trọng đến mức phải nhờ đến sự giúp đỡ của bác sĩ nhưng quá trình viêm gây ra bởi hệ miễn dịch để chống lại vi khuẩn và những thành phần của thuốc lá dẫn đến việc phóng thích những enzyme có tính chất phá hủy từ các tế bào miễn dịch.
  • Theo thời gian, những enzyme được phóng thích trong quá trình viêm kéo dài này làm mất những protein chịu trách nhiệm giữ cho phổi được đàn hồi. Ngoài ra, những mô nằm giữa để chia tách các phế nang riêng với nhau cũng bị phá hủy. Nhiều năm sau đó, nếu vẫn tiếp tục tiếp xúc với khói thuốc thì sự giảm đàn hồi của phổi cùng với sự phá hủy các phế nang sẽ làm chức năng phổi bị hủy hoại từ từ.
  • Alpha-1-antitrypsin là một chất chống lại một loại enzyme phá hủy bên trong phổi có tên là trypsin. Trypsin là một enzyme tiêu hóa, thường thấy trong các ống tiêu hóa được cơ thể sử dụng để tiêu hóa thức ăn. Chúng cũng được các tế bào miễn dịch tiết ra để chống lại vi khuẩn và những chất khác. Những người bị thiếu men alpha-1-antitrypsin sẽ không thể chống lại được tác dụng phá hủy của trypsin một khi nó bị tiết vào phổi. Sự phá hủy mô của trypsin cũng cho những tác động tương tự như sự phá hủy của khói thuốc. Nhu mô phổi sẽ bị phá hủy dần dần dẫn đến giảm khả năng thực hiện những chức năng bình thường của phổi.
  • Không khí ô nhiễm cũng có các tác động tương tự như khói thuốc lá. Chúng gây viêm đường hô hấp dẫn đến phá hủy nhu mô phổi.
  • Những người có họ hàng gần với bệnh nhân bị khí phế thũng cũng có khả năng bị bệnh này, đây được gọi là thể bệnh do di truyền, tuy nhiên vai trò của gen di truyền trong cơ chế phát sinh bệnh cho đến nay vẫn chưa được biết rõ.
  • Phản ứng bất thường của đường dẫn khí, chẳng hạn như hen phế quản, cũng là yếu tố nguy cơ gây khí phế thũng.
  • Nam giới dễ bị khí phế thũng hơn nữ, tuy nhiên nguyên nhân chính xác vẫn chưa được biết đến, có thể là do sự khác nhau về hormon giữa nam và nữ. Lớn tuổi cũng là yếu tố nguy cơ của khí phế thũng. Chức năng phổi sẽ suy giảm theo tuổi. Do đó, có thể đây là lý do vì sao những người lớn tuổi, khi mà nhu mô phổi của họ bị phá hủy một lượng vừa đủ để có thể gây ra bệnh khí phế thũng.

Các yếu tố nguy cơ bệnh khí phế thũng

Các yếu tố nguy cơ bệnh khí phế thũng

  • Hút thuốc: Khí phế thũng rất có thể phát triển ở người hút thuốc lá, xì gà và ống hút thuốc. Cũng là nhạy cảm và nguy cơ cho tất cả những người hút thuốc tăng với số năm và số lượng thuốc lá hút.
  • Tuổi. Mặc dù những tổn thương phổi xảy ra trong khí phế thũng phát triển dần dần, hầu hết những người có liên quan đến khí phế thũng thuốc lá bắt đầu có những triệu chứng của bệnh trong độ tuổi từ 40 và 60.
  • Tiếp xúc với khói thuốc. Hút thuốc gián tiếp, cũng gọi là khói thuốc lá thụ động, không hút thuốc mà vô tình hít vào từ người khác, thuốc lá hoặc xì gà. Khói thuốc xung quanh làm tăng nguy cơ bệnh khí thũng.
  • Nghề nghiệp tiếp xúc với khói, bụi. Nếu hít thở khói từ một số hóa chất, bụi từ ngũ cốc, gỗ, bông hoặc các sản phẩm khai thác mỏ, có nhiều khả năng phát triển bệnh khí thũng. Nguy cơ này thậm chí còn lớn hơn nếu hút thuốc.
  • Tiếp xúc với ô nhiễm trong nhà và ngoài trời. Thở các chất ô nhiễm trong nhà, chẳng hạn như khí thải từ nhiên liệu sưởi ấm, cũng như các chất gây ô nhiễm ngoài trời, ví dụ khói xe, tăng nguy cơ bệnh khí thũng.
  • Lây nhiễm HIV. Những người hút thuốc sống với HIV có nguy cơ khí phế thũng lớn hơn là người hút thuốc lá không có nhiễm HIV.
  • Rối loạn mô liên kết. Một số bệnh có ảnh hưởng đến các mô liên kết - các sợi cung cấp khuôn và hỗ trợ cho cơ thể - được kết hợp với khí phế thũng. Các bệnh này bao gồm laxa - da, một căn bệnh hiếm gặp gây ra lão hóa sớm và hội chứng Marfan, một rối loạn có ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác nhau, đặc biệt là tim, mắt, xương và phổi.

Điều trị bệnh khí phế thũng

Điều trị bệnh khí phế thũng

Thuốc

Có thể điều trị khí phế thũng theo nhiều cách khác nhau. Thông thường, các bác sĩ sẽ điều trị theo từng bước, tùy thuộc vào độ nặng của bệnh.
  • Ngừng hút thuốc: Mặc dù không thật sự nghiêm ngặt nhưng các bác sĩ cũng cho lời khuyên này đối với bệnh nhân bị khí phế thũng (và đối với tất cả mọi người). Bỏ thuốc có thể làm tiến trình của bệnh ngừng lại và có thể cải thiện chức năng của phổi. Bác sĩ sẽ có thể cho thuốc để cai nghiện hoặc cũng có thể dùng các cách thay đổi thói quen khác như dùng nhóm hỗ trợ. Bạn phải cùng hợp tác với bác sĩ để có thể bỏ thuốc thành công và để bắt đầu cải thiện chức năng phổi và chất lượng sống.
  • Thuốc giãn phế quản: Đây là những loại thuốc làm cho đường dẫn khí mở ra lớn hơn giúp trao đổi khí tốt hơn, thường là thuốc được lựa chọn đầu tiên đối với các bệnh nhân khí phế thũng. Ở những trường hợp bệnh rất nhẹ, có thể chỉ cần phải dùng khi cần thiết, trong những giai đoạn bị thở hụt hơi.
    • Thuốc giãn phế quản thường gặp nhất đối với trường hợp khí phế thũng nhẹ là albuterol (Proventil hoặc Ventolin). Nó cho tác dụng nhanh và một liều thường kéo dài trong khoảng 4-6 giờ. Albuterol thường gặp nhất dưới dạng bình xịt định liều hoặc MDI (Metered-dose inhaler) và là dạng thường được dùng nhất đối với các trường hợp khí phế thũng nhẹ với những cơn thở hụt hơi xuất hiện gián đoạn.Trong trường hợp này, albuterol được khuyên dùng như là một thuốc giải cứu. Nó dùng để giải cứu bệnh nhân khỏi những cơn thở hụt hơi cấp tính nặng nề.
    • Nếu bạn bị thở hụt hơi ở một mức độ nào đó ngay cả khi nghỉ ngơi, bác sĩ sẽ cho bạn sử dụng albuterol thường xuyên theo lịch dưới dạng MDI hoặc xông khí dung. Xông khí dung là khi bạn được hít thở dung dịch thuốc đã được biến thành hơi nước bằng những dòng khí được thổi liên tục (cũng tương tự như cách các nhà hàng làm ẩm không khí bằng cách cho quạt thổi không khí đi xuyên qua nước). Bạn sẽ được xông khí dung một khi dùng dưới dạng hít qua MDI không còn có tác dụng nữa.
    • Ipratropium bromide (Atrovent) là một loại thuốc giãn phế quản khác được dùng trong những trường hợp khí phế thũng tương đối nhẹ. Tương tự với Albuterol, nó cũng có dưới dạng bình xịt định liều hoặc dung dịch dùng để xông. Tuy nhiên, không giống với albuterol, nó thường được cho theo lịch, do đó nó không được kê đơn với mục đích cấp cứu. Atrovent cho tác dụng kéo dài hơn albuterol.
    • Methylxanthine (Theophylline) và những loại thuốc giãn phế quản khác có những tính chất khác nhau có thể hữu ích trong những trường hợp nhất định. Tương đối thông dụng là dạng thuốc viên. Theophylline được dùng qua được miệng. Nó có khả năng duy trì tác dụng làm thông đường thở. Buộc phải theo dõi nồng độ theophylline trong máu. Nếu có quá nhiều theophylline sẽ gây ra hiện tượng quá liều, nếu quá ít, sẽ không đủ khả năng làm giảm triệu chứng thở hụt hơi. Ngoài ra, một số loại thuốc khác cũng có thể tác dụng với theophylline, thay đổi nồng độ máu mà không có dấu hiệu báo động nào. Do đó, ngày nay các bác sĩ rất cẩn thận trong việc sử dụng theophylline. Nếu bạn đang dùng theophylline, hãy tuân thủ đúng theo đơn và khám lại với bác sĩ trước khi bắt đầu dùng bất kỳ loại thuốc mới nào.
  • Corticoid: Làm giảm viêm cho cơ thể. Do khả năng này mà chúng được dùng trong phổi và các nơi khác, chúng đã được chứng minh rằng có một số lợi ích trong khí phế thũng. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người đều đáp ứng với corticoid. Corticoid có thể được dùng qua đường uống hoặc hít qua bình xịt định liều hoặc những dạng hít khác.
  • Kháng sinh: Thường được kê đơn cho những bệnh nhân khí phế thũng bị tăng thở hụt hơi. Ngay cả khi X quang phổi không cho thấy hình ảnh của viêm phổi hoặc bằng chứng nhiễm trùng, bệnh nhân được điều trị với kháng sinh có khuynh hướng giảm dần thời gian của các giai đoạn khó thở. Người ta nghi ngờ rằng nhiễm trùng có thể đóng vai trò trong những cơn khí phế thũng cấp, ngay cả trước khi nhiễm trùng trở thành viêm phổi hoặc viêm phế quản cấp tính.
  • Thở oxi: Nếu bạn bị thở hụt hơi và được đưa đến khoa cấp cứu ở bệnh viện, thường bạn sẽ được cho thở oxi. Cũng có thể cần phải cung cấp ôxy cho bệnh nhân bằng cách đặt một ống vào bên trong khí quản cho phép một loại máy có thể giúp thở cho bệnh nhân. Ở một số trường hợp, có thể cần phải thở ôxy tại nhà. Có những bình oxi tại nhà có thể mang đi được và thuận tiện cho những khi thực hiện các công việc thường ngày.

Phẫu thuật

Phẫu thuật có thể thực hiện ở một số bệnh nhân bị khí phế thũng tiến triển.
  • Đầu tiên là phẫu thuật cắt phổi. Mặc dù có thể nó không cho ấn tượng rằng giảm thể tích của phổi sẽ giúp cải thiện triệu chứng thở hụt hơi, điều quan trọng cần nhớ là khí phế thũng gây ra sự giãn nở bất thường của thành ngực, có thể làm giảm hiệu năng hô hấp. Bằng cách lấy đi một số vùng phổi thừa hoặc bị chết, phương pháp này có thể cải thiện khả năng hô hấp và chất lượng sống ở một số người.
  • Đối với những người bị khí phế thũng tiển triển nặng nhất, việc ghép 1 hay cả 2 phổi có thể là cách điều trị tức thời. Ghép phổi sẽ đưa đến một số nguy cơ cũng như thuận lợi khác. Những người được ghép phổi sẽ phải dùng thuốc để ngăn sự đào thải của cơ thể đối với mô ghép. Ngoài ra, không phải tất cả mọi người đều có đủ khả năng ghép, và những người đủ khả năng cũng chưa chắc được ghép bởi số phổi hiến có giới hạn.

Phòng ngừa bệnh khí phế thũng

Phòng ngừa bệnh khí phế thũng

Phòng ngừa khí phế thũng liên quan mật thiết với việc phòng tránh khói thuốc. Yếu tố nguy cơ duy nhất của bệnh này mà bạn có thể kiểm soát được là khói thuốc lá. Những người hút thuốc thường xuyên đã đặt chính bản thân và sức khỏe của họ vào sự gia tăng nguy cơ theo mỗi gói thuốc lá và mỗi năm họ tiếp tục hút.
Cơn bùng phát của khí phế thũng có thể được phòng ngừa bằng cách dùng thuốc đã được kê đơn và đi khám bệnh khi gặp bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào của nhiễm trùng đường hô hấp hoặc thở hụt hơi.
Ngoài ra, nếu bạn bị khí phế thũng, bạn nên theo đúng lịch tiêm vắc-xin để phòng ngừa nhiễm trùng hô hấp. Điều quan trọng là nên tiêm vắc-xin pneumococcal 5 năm/lần và vắc-xin phòng cúm hằng năm, trước khi mùa cúm diễn ra.

(nguồn Sức khỏe đời sống và Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe Trung ương)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Khi chúng ta nói, có những kích thích tác động vào các bộ phận cảm thụ của lưỡi, môi, má và thanh quản. Các kích thích đó theo cơ quan phân tích lời nói đến vùng phân tích vận động của lời nói (vùng Broca). Khi các bộ phận này không phối hợp được thật
  • 28-05-2018
    Tuyến yên là một tuyến nội tiết nhỏ hình hạt đậu nằm ở hố yên sàn não, phía sau mũi và giữa hai tai. Mặc dù có kích thước nhỏ như vậy nhưng tuyến yên lại có vai trò rất quan trọng, nó chỉ huy nhiều tuyến nội tiết của cơ thể như tuyến giáp, tuyến thượng
  • 28-05-2018
    Não và mắt phối hợp với nhau để tạo nên thị lực. Mắt sẽ tập trung ánh sáng vào võng mạc. Sau đó, các tế bào của võng mạc kích hoạt tín hiệu thần kinh truyền dọc theo các dây thần kinh thị giác để tới não. Nhược thị là một thuật ngữ y khoa được sử dụng
  • 28-05-2018
    Glôcôm góc mở nguyên phát là một tình trạng bệnh lý của thị thần kinh, tiến triển mãn tính, đặc trưng bởi sự tổn hại của tế bào hạch võng mạc và lớp sợi thần kinh, teo lõm đĩa thị giác, tổn thương thị trường điển hình của glôcôm, thường có liên quan
  • 28-05-2018
    Dị ứng thuốc là một nhóm các triệu chứng bị gây ra bởi những phản ứng dị ứng khi sử dụng các loại dược phẩm. Đa số những trường hợp dị ứng thuốc sẽ gây mẫn đỏ da, tuy nhiên có một số trường hợp nghiêm trọng thì những phản ứng dị ứng xảy ra toàn cơ thể
  • 28-05-2018
    U xơ tử cung hay còn gọi là nhân xơ tử cung. U xơ, hoặc u cơ trơn, là các khối u lành tính phổ biến, thường xảy ra ở trên hoặc trong thành cơ tử cung. Một tế bào phân chia nhiều lần và phát triển thành một khối vững chắc, đàn hồi, tách khỏi phần còn