Ho do virus

Ho kéo dài hơn một ngày hoặc lâu hơn, và có thể làm khó chịu hơn. Các triệu chứng khác có thể có như nhiệt độ sốt cao (sốt) sốt, nhức đầu, đau nhức. Triệu chứng cảm lạnh có thể biểu hiện nếu mũi bị nhiễm virus. Các triệu chứng biểu hiện ngày càng nặng

Ho do virus là bệnh gì?

Hầu hết các cơn ho là do nhiễm virus và thường sẽ mau hết. Nhiễm virus ảnh hưởng chủ yếu đến họng và thanh quản, hoặc đường dẫn khí chính (khí quản), hoặc đường dẫn khí đi vào phổi (phế quản). Nhiễm trùng này gọi là viêm thanh quảnviêm phế quản, viêm khí quản. Ho thường là triệu chứng chính.

ho do virus
Virus gây cảm lạnh (bên trái) và cảm cúm (bên phải). (Nguồn ảnh: Web MD)

Các triệu chứng ho do virus gây ra

Ho thông thường sẽ kéo dài hơn một ngày hoặc lâu hơn, và có thể làm bạn khá khó chịu. Các triệu chứng khác có thể kèm theo bao gồm nóng sốt, nhức đầu, đau nhức. Triệu chứng cảm lạnh có thể xuất hiện nếu virus cũng tác động đến mũi. Những triệu chứng này biểu hiện nặng nhất sau 2 - 3 ngày, và sau đó giảm dần. Tuy nhiên, ho có thể kéo dài đến 4 tuần sau khi hết bệnh. Tình trạng này xảy ra vì đường hô hấp bị viêm do virus gây ra, phải mất một thời gian để khỏi bệnh.

Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Hầu hết cơn ho do virus không có biến chứng. Tuy nhiên, nhiễm trùng thứ phát (nhiễm khuẩn) đôi khi phát triển kèm theo với nhiễm vi rút. Điều này có thể trở nên nghiêm trọng và gây bệnh viêm phổi. Ngoài ra, nguyên nhân khác gây ho (như hen suyễn) đôi khi bị nhầm lẫn với nhiễm virus. Vì thế, bạn nên đi khám bác sĩ hoặc Gọi thoại - Gọi video với bác sĩ chuyên khoa Nội tổng quát trên hệ thống khám từ xa Wellcare nếu có những triệu chứng sau:

  • Sốt cao, đau ngực, đau đầu nghiêm trọng.
  • Khó thở, thở khò khè.
  • Ho ra máu. Máu có thể là đờm màu đỏ bầm hoặc gỉ màu.
  • Buồn ngủ hoặc lú lẫn.
  • Bất kỳ các triệu chứng mà bạn cảm thấy cơ thể không bình thường.
  • Ho dai dẳng kéo dài hơn 3- 4 tuần.

Cách điều trị ho do virus

Ho không thể khỏi nhanh nếu nguyên nhân là do nhiễm virus. Bạn cần phải kiên nhẫn cho đến khi hết ho. Mục tiêu chính của điều trị là làm giảm các triệu chứng trong khi hệ thống miễn dịch đang cố gắng chống lại tình trạng viêm nhiễm. Các phương pháp điều trị hữu ích nhất là:

  • Uống paracetamol, ibuprofen hoặc aspirin để giảm sốt, giảm đau nhức, nhức mỏi và nhức đầu. (Trẻ em dưới 16 tuổi không nên dùng aspirin).
  • Uống nhiều nước khi bị sốt, để ngăn chặn sự mất nước trong cơ thể.
  • Ngừng hút thuốc. Ho và những bệnh nghiêm trọng ở phổi thường phổ biến hơn ở những người hút thuốc.

Thuốc chữa cảm lạnh và ho

Bạn có thể mua nhiều thuốc chữa cảm và ho khác nhau tại các hiệu thuốc. Có ít bằng chứng cho thấy tác dụng của thuốc đối với tình trạng nhiễm virus của cơ thể, nhưng chúng giúp cho bạn bớt khó chịu bởi những triệu chứng do virus gây ra. Ví dụ, một loại thuốc thông mũi dạng xịt có thể giúp mũi bạn giảm tắc nghẽn
Tuy nhiên cần lưu ý, thuốc chữa cảm lạnh và ho thường chứa nhiều thành phần. Một số thành phần có thể làm cho bạn buồn ngủ. Điều này có thể có lợi đối với những người mất ngủ vì ho. Không lái xe nếu bạn đang buồn ngủ. Một số thuốc có chứa paracetamol, vì vậy hãy cẩn trọng không dùng quá liều paracetamol nếu bạn đã uống thuốc paracetamol trước đó.
Trong tháng 3 năm 2009, Cơ quan quản lý thuốc và các sản phẩm chăm sóc sức khỏe (MHRA) đã có một báo cáo quan trọng như sau:
“Lời khuyên cho cha mẹ hoặc người chăm sóc trẻ là không nên sử dụng thuốc ho và thuốc cảm không cần kê đơn (ở hiệu thuốc) cho trẻ dưới 6 tuổi. Không có bằng chứng cho thấy thuốc có hiệu quả đối với bệnh mà có thể gây ra các tác dụng phụ, chẳng hạn như dị ứng, buồn ngủ hoặc ảo giác.
Đối với trẻ 6 - 12 tuổi, các loại thuốc này có thể dùng nhưng sẽ chỉ được bán ở các hiệu thuốc, với lời khuyên rõ ràng trên bao bì và từ các dược sĩ. Sở dĩ như vậy là do nguy cơ bị tác dụng phụ giảm ở trẻ em lớn tuổi hơn và thuốc có thể có hiệu quả. Có nhiều nghiên cứu vẫn đang được thực hiện để thử nghiệm tác dụng của thuốc đối với trẻ em từ 6 - 12 tuổi.”
Lưu ý: paracetamol và ibuprofen không được xếp vào loại thuốc ho và thuốc cảm nhưng vẫn có thể được dùng cho trẻ em.

Thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh thường không được khuyến cáo. Kháng sinh không diệt được virus - chỉ có tác dụng diệt vi khuẩn. Kháng sinh không có tác dụng giảm ho do virus gây ra. Chúng thậm chí có thể làm cho các triệu chứng tồi tệ hơn, đôi khi gây ra tác dụng phụ như tiêu chảy, mệt mỏi, và phát ban.
Kháng sinh có thể được kê toa nếu bạn bị bệnh phổi mãn tính để ngăn ngừa nhiễm vi khuẩn “thứ phát” hơn là để diệt virus. Thuốc kháng sinh cũng có thể được kê toa nếu có biến chứng xảy ra như viêm phổi thứ phát do bội nhiễm vi khuẩn – nhưng điều này không thể xảy ra nếu bạn đang khỏe mạnh.

Biên dịch - Hiệu đính:

Theo Y học cộng đồng

- 17-10-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Siêu vi trùng Papilloma ở người (HPV) là một virus gây ra mụn cóc sinh dục và ung thư. Đây là loại virus lây truyền qua đường tình dục và thường xuất hiện ở tất cả mọi người đã có quan hệ tình dục. Có nhiều loại virus HPV, một số loại có thể gây mụn
  • 28-05-2018
    Herpes sinh dục, hay mụn giộp sinh dục, là một loại bệnh phổ biến lây truyền qua đường tình dục (STIs) do virus Herpes (HSV) gây ra. Có 2 loại HSV là loại 1 và loại 2. Loại 1 thường gây sưng, nhức ở miệng và có thể lây sang vùng sinh dục. Loại 2 chủ
  • 28-05-2018
    Tần suất hiếm muộn nguyên nhân do vợ và chồng là tương đương nhau. Theo số liệu thống kê, nguyên nhân do vợ chiếm 30-40%, do chồng chiếm 30%, do cả vợ và chồng chiếm 15-30% và có khoảng 10% hiếm muộn không rõ nguyên nhân. Hiếm muộn chi ra làm hai loại
  • 03-10-2018

    Viêm cột sống dính khớp là tình trạng viêm nhiễm mãn tính ở các khớp của cột sống. Bệnh có thể khiến một số đốt sống trong cốt sống dính lại với nhau và sưng lên, khiến cột sống khó cử động hơn và có thể dẫn đến còng lưng.

  • 08-06-2018
    Mô tả: Sa sút trí tuệ do mạch máu là thuật ngữ khái quát mô tả những suy giảm trong chức năng nhận thức do các vấn đề ở mạch máu nuôi dưỡng não gây ra. Tỷ lệ sa sút trí tuệ do mạch máu là 1-4% ở người trên 65 tuổi. Nguy cơ tăng rõ rệt theo tuổi. 
  • 12-09-2019

    Viêm mi mắt được chia làm 4 nhóm chính: lẹo, chắp, viêm phần trước mi (viêm bờ mi), viêm phần sau mi (viêm và loạn năng tuyến Meibomius). Mắt là cơ quan chịu nhiều tác động từ môi trường bên ngoài như: khói bụi, đến những thủ thuật thẩm mỹ, nhất là ở mi mắt, khiến cho mi mắt dễ bị viêm nhiễm. Vậy cần làm gì để phòng bệnh cho mi mắt?