Nhiễm siêu vi trùng Papilloma ở người (HPV sinh dục)

Siêu vi trùng Papilloma ở người (HPV) là một virus gây ra mụn cóc sinh dục và ung thư. Đây là loại virus lây truyền qua đường tình dục và thường xuất hiện ở tất cả mọi người đã có quan hệ tình dục. Có nhiều loại virus HPV, một số loại có thể gây mụn

Tìm hiểu về nhiễm HPV sinh dục

Bệnh Nhiễm siêu vi trùng Papilloma ở người (HPV sinh dục)

Siêu vi trùng Papilloma ở người (HPV) là một virus gây ra mụn cóc sinh dục và ung thư. Đây là loại virus lây truyền qua đường tình dục và thường xuất hiện ở tất cả mọi người đã có quan hệ tình dục. Có nhiều loại virus HPV, một số loại có thể gây mụn cóc sinh dục và các loại ung thư như ung thư cổ tử cung.
Cả nam giới và nữ giới đều có thể bị ảnh hưởng bởi HPV. Mụn cóc sinh dục thường gặp ở thanh thiếu niên và thanh niên có quan hệ tình dục. Tỉ lệ mụn cóc sinh dục xảy ra cao nhất ở nam giới từ 20-24 tuổi và nữ giới từ 16-19 tuổi.

Triệu chứng và dấu hiệu của HPV sinh dục

Virus HPV thường tự biến mất mà không cần chữa trị. Nhưng vẫn có trường hợp các loại virus HPV khác nhau ở lại và gây ra mụn cóc sinh dục hoặc ung thư.
Mụn cóc sinh dục có thể bắt đầu như những vết bỏng cóc nhỏ, bể ra và chảy máu, thành những vết loét, đóng vảy và lành sau một vài ngày. Các vết cóc và vết loét này thường đi kèm với cúm – nên những triệu chứng này có vẻ như sốt và sưng bạch huyết. Bạn có thể dễ nhầm lẫn mụn cóc với một loại mụn gây ra do lông mọc ngược.
Đa số trường hợp ung thư gây ra bởi HPV là ung thư cổ tử cung. Ngoài ra còn có ung thư họng và lưỡi. Dấu hiệu của ung thư cổ tử cung có thể bao gồm chảy máu hoặc chảy mủ từ âm đạo. Chảy máu giữa chu kỳ, sau quan hệ tình dục hoặc khi đã mãn kinh. Ngoài ra, còn có những triệu chứng như đau ở vùng dưới bụng hoặc vùng chậu, đau khi quan hệ tình dục.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Đi khám bác sĩ lập tức nếu bạn nghi ngờ bạn hoặc bạn tình gần đây hay hiện tại của bạn phát hiện bị nhiễm HPV. Ngay cả khi không có triệu chứng phát triển, bạn có thể tìm kiếm tư vấn về việc tự kiểm tra chính mình và nên làm gì nếu nhiễm virus. Hãy tìm hiểu thêm thông tin về việc chẩn đoán nhiễm virus HPV. Nên tránh quan hệ tình dục cho đến khi bạn chắc chắn không bị nhiễm HPV để tránh lây truyền cho người khác.

Nguyên nhân gây nhiễm HPV sinh dục

Có nhiều loại virus HPV có thể lây truyền ở người. Loại 6, 11, 16 và 18 gây ra mụn cóc sinh dục và ung thư cổ tử cung. Virus HPV lây truyền qua đường tình dục. Virus vẫn có thể lây truyền nếu người mang virus không có triệu chứng hoặc bệnh nào. Mụn cóc và ung thư cổ tử cung có thể hình thành nhiều năm sau khi nhiễm virus HPV.

Nguy cơ gây nhiễm HPV sinh dục

Hiện nay chưa có đầy đủ thông tin để xác định những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc HPV sinh dục. Virus có thể lây truyền ở tất cả mọi người bất kể giới tính và tuổi tác.

Chẩn đoán nhiễm HPV sinh dục

Hiện không có xét nghiệm nào để kiểm tra virus HPV ở người. Hầu hết mọi bệnh nhân nhiễm HPV đều biết mình bị nhiễm khi xuất hiện mụn cóc hoặc kiểm tra thấy khối u ung thư.
  • Mụn cóc sinh dục: Bác sĩ sẽ chẩn đoán mụn cóc bằng cách khám da. Nếu việc chẩn đoán không phát hiện ra bệnh, bác sĩ sẽ lấy một mẫu mụn cóc (sinh thiết) để kiểm tra dưới kính hiển vi.
  • Ung thư: Xét nghiệm Pap (Phết tế bào tử cung) sẽ giúp phát hiện các dấu hiệu của tiền ung thư cũng như những thay đổi ở tế bào cổ tử cung có thể trở thành ung thư cổ tử cung. Bạn nên bắt đầu thực hiện xét nghiệm Pap khi 21 tuổi.;

Điều trị nhiễm HPV sinh dục

Vì virus khiến bệnh xuất hiện sau một thời gian rất dài, nên phương pháp chữa trị sẽ phụ thuộc vào loại bệnh:
  • Mụn cóc sinh dục: Cách đơn giản để chữa bệnh mụn cóc mềm là bôi/thoa kem điều trị bệnh. Để chữa các mụn cứng và khó trị hơn, còn có cách sử dụng nhiệt (làm lạnh hoặc làm nóng) để lại bỏ mụn. Bệnh có thể hết sau vài tháng điều trị.
  • Ung thư: Bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị tùy vào giai đoạn và tình trạng khối u cũng như sức khỏe người bệnh. Đối với ung thư, bạn nên thường xuyên xét nghiệm để phòng ngừa nguy cơ gây bệnh trước khi khối u hình thành.

Phòng ngừa nhiễm HPV sinh dục

Tiêm vắc xin đầy đủ là cách tốt nhất để chống lại virus HPV, cụ thể là vắc xin Cervarix và Gardasil ở nữ giới và vắc xin Gardasil ở nam giới. Trong quan hệ tình dục, bạn luôn sử dụng bao cao su. Dù vậy những vùng không được bảo vệ bằng bao cao su vẫn có nguy cơ nhiễm HPV. Sử dụng bao cao su không loại bỏ hoàn toàn mà sẽ giảm đáng kể nguy cơ nhiễm virus. Ngoài ra, không quan hệ tình dục bừa bãi sẽ giảm nguy cơ bệnh.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

(nguồn Hello Bác sĩ)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018

    Theo một số nghiên cứu của các nhà khoa học, có khoảng 60% người làm văn phòng mắc các bệnh lý về mắt, trong đó chủ yếu là bệnh khô mắt. Có khoảng 90% người sử dụng 3 giờ hoặc hơn 3 giờ/ngày với máy vi tính hoặc màn hình TV sẽ có nguy cơ bị hội chứng thị giác do sử dụng máy vi tính (Computer Vision Syndrome, viết tắt là CVS).

  • 28-05-2018
    Bệnh u sọ hầu là tình trạng khối u phát triển gần tuyến yên và sát xương sọ. U sọ hầu chiếm khoảng từ 2% – 4% các ca u não. Hầu hết các khối u phát triển chậm và lành tính (không gây ung thư).
  • 28-05-2018
    Nang hoạt dịch vùng khoeo chân hay u nang baker là sự tích tụ của dịch khớp (hoạt dịch), từ đó hình thành khối u lành tính phía sau đầu gối. Khối u này làm đầu gối người bệnh phình lên và đau thắt.nNhững ai thường mắc phải nang hoạt dịch vùng khoeo chân
  • 28-05-2018
    Ngày nay, vi trùng Helicobacter pylori (H. pylori) được xem là một trong những tác nhân chủ yếu của chứng viêm loét dạ dày - tá tràng và ung thư dạ dày, đặc biệt ở các nước đang phát triển. Tuy nhiên, hiểu biết về ảnh hưởng của vi trùng H.pylori lên
  • 28-05-2018
    Mất trí nhớ, hay còn được gọi là hội chứng mất trí nhớ, là một tình trạng gây ra sự mất đi trí nhớ bao gồm sự mất đi của thông tin, sự kiện và những trải nghiệm cá nhân. Có rất nhiều tình trạng bệnh lý gây ra mất trí nhớ như suy giảm trí tuệ, đột quỵ
  • 27-08-2018

    Rộp da, hay phồng rộp, là những vết phồng trên da chứa chất lỏng có kích cỡ rất đa dạng, từ bé như đầu kim cho đến các vết có đường kính hơn 1,3 cm. Các vết rộp thường hình thành ở gót chân, lòng bàn chân, tuy nhiên chúng cũng có thể hình thành ở tay