Hiện tượng xuất tinh muộn và những điều cần biết

Quá trình xuất tinh của bạn diễn ra lâu hơn mong muốn hoặc không xảy ra liệu có phải bệnh không? Điều trị vấn đề này như thế nào? Bài viết sau sẽ giải đáp cho bạn tất cả câu hỏi trên.

Hiện tượng xuất tinh muộn là gì?

Xuất tinh muộn là tình trạng không thể xuất tinh theo ý muốn, quá trình xuất tinh diễn ra lâu hơn mong muốn hoặc không hề xảy ra. Một số nam giới nhận thấy rằng họ chỉ có thể đạt cực khoái (đỉnh) và xuất tinh sau một thời gian dài bị kích thích, mặc dù họ có ham muốn bình thường và cương cứng bình thường. Vấn đề này có thể chỉ xảy ra khi quan hệ tình dục hoặc có thể xảy ra mọi lúc, kể cả khi thủ dâm. Điều này có thể gây bối rối cho nam giới.

Bạn có thể bị xuất tinh muộn khi:

  • Bạn không thể xuất tinh khi bạn muốn và thường bị chậm từ 30 đến 60 phút
  • Bạn không thể xuất tinh ít nhất 50% số lần quan hệ tình dục

Hiện tượng xuất tinh muộn có thể mang tính tạm thời hoặc suốt đời. Sẽ là bình thường đối với một người, nếu chỉ xảy ra đôi lúc. Nhưng sẽ là vấn đề nếu điều này khiến cho bạn hoặc đối tác của bạn lo lắng.

Hiện tượng xuất tinh muộn
Xuất tinh muộn có thể mang tính tạm thời hoặc suốt đời

Nguyên nhân gây xuất tinh muộn?

Có nhiều loại thuốc có thể gây ra hiện tượng chậm xuất tinh, bao gồm thuốc chống trầm cảm, một số loại thuốc giảm đau mạnh và một số loại thuốc điều trị huyết áp cao và bệnh tim. Rượu và một số loại thuốc kích thích cũng có thể gây ra hiện tượng chậm xuất tinh cho nhiều nam giới.

Thể chất cũng có thể là nguyên nhân gây ra hiện tượng xuất tinh muộn, chẳng hạn như sau phẫu thuật hoặc chấn thương vùng chậu hoặc bộ phận sinh dục, các vấn đề về dây thần kinh hoặc tủy sống, một số tình trạng nội tiết tố, các bệnh mãn tính như tiểu đường hoặc đa xơ cứng.

Ngoài ra còn có những nguyên nhân tâm lý, chẳng hạn như lo lắng, trầm cảm và các vấn đề về mối quan hệ.

Căng thẳng và mệt mỏi cũng có thể làm tăng khả năng bị xuất tinh muộn.

Hiện tượng xuất tinh muộn không thường xuyên thường là do lão hóa, vì quá trình xuất tinh có xu hướng lâu hơn khi nam giới già đi.

Khi nào cần tham vấn bác sĩ?

Bạn nên nói chuyện với bác sĩ nếu bạn đang bị xuất tinh muộn vì bác sĩ ngoài sự trấn an, còn có thể đánh giá tình trạng nhằm xác định nguyên nhân và đưa ra các phương án xử trí. Việc cả bạn và bạn tình cùng tư vấn với bác sĩ cũng có thể sẽ mang lại kết quả tốt hơn.

Điều quan trọng cần nhớ là các vấn đề về xuất tinh khá phổ biến và không có gì phải xấu hổ hay ngại ngùng.

Chẩn đoán chậm xuất tinh

Bác sĩ sẽ hỏi các câu hỏi về tiền sử tình dục của bạn và các chi tiết về hiện tượng chậm xuất tinh. Bác sĩ có thể sẽ kiểm tra sức khỏe tổng quát hoặc yêu cầu làm xét nghiệm máu hoặc nước tiểu để xác định hoặc loại trừ bất kỳ nguyên nhân sức khỏe.

Điều trị xuất tinh muộn như thế nào?

Hiện tượng xuất tinh muộn
Điều trị xuất tinh muộn bằng liệu pháp kích điện vào dương vật


Nếu các loại thuốc đang sử dụng là nguyên nhân gây xuất tinh muộn, bạn nên thảo luận với bác sĩ đổi sang các loại thuốc có thể thay thế và thảo luận thêm về kết quả, cũng như các tác dụng phụ tiềm ẩn của tất cả các phương án điều trị.

Nếu nguyên nhân là do tâm lý, thì cách tốt nhất là nói chuyện với đối tác của bạn và cân nhắc trò chuyện với các nhà tư vấn tâm lý và nhà trị liệu.

Đối với những nam giới muốn có con nhưng không thể xuất tinh, có thể sử dụng máy rung và kích điện vào dương vật để thúc đẩy phản xạ xuất tinh.

Tóm lại, bác sĩ sẽ thảo luận, đưa ra lời khuyên và các lựa chọn điều trị cụ thể. Hoặc nếu thấy cần, bác sĩ sẽ chỉ định và giới thiệu bạn đến bác sĩ đúng chuyên khoa phù hợp với vấn đề của mình.

Wellcare biết rằng cánh đàn ông rất e ngại đến gặp trực tiếp bác sĩ Nam khoa để điều trị “căn bệnh khó nói”. Đừng lo lắng, bạn có thể khám trực tuyến với các bác sĩ Nam khoa trên kênh Khám từ xa Wellcare. Vì cùng là đàn ông, các bác sĩ rất hiểu và đồng cảm với bạn. Đặt khám ngay để được điều trị, sớm khôi phục bản lĩnh đàn ông!

- 30-05-2022 -

Bài viết liên quan

  • 17-10-2018

    Bệnh bạch cầu cấp dòng lympho là một loại ung thư máu và xương. Bệnh được chia thành hai loại: cấp tính và mãn tính. Bệnh bạch cầu cấp dòng lympho phát triển rất nhanh và đột ngột, ảnh hưởng đến quá trình phát triển các tế bào máu. Trong đó, tế bào bị

  • 28-05-2018
    Mọc răng được coi là một mốc sự kiện quan trọng đối với phát triển của trẻ. Ở giai đoạn này, trẻ thường có những thay đổi rõ rệt về tâm sinh lý cũng như sức khỏe. Nó đánh dấu sự chuyển giai đoạn của bé, nhưng cũng báo trước những rắc rối xảy ra với bé
  • 28-05-2018
    Mộng du là tình trạng một người đi lại trong giấc ngủ hoặc tiến hành một số hoạt động trong khi dường như vẫn đang ngủ. Mộng du có thể gặp ở bất cứ tuổi nào, thường gặp ở trẻ em, ngay cả trẻ mới biết đi. Tuổi hay gặp nhất là từ 3 đến 7 tuổi. Người mộng
  • 03-10-2018

    U dây thần kinh thính giác hay còn gọi là u dây thần kinh số VIII hoặc u dây thần kinh tiền đình-ốc tai. Đây là một u lành tính (không gây ung thư), bắt đầu từ dây thần kinh sọ thứ tám của não, còn được gọi là dây thần kinh tiền đình. Các tế bào thần

  • 20-11-2018

    Nhu cầu đi lại, nhất là đi lại bằng máy bay ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là một nhu cầu thật sự, không chỉ là nhu cầu đi du lịch, thăm viếng bạn bè người thân mà còn giúp cho người bệnh có thể sống chung với bệnh một cách năng động và tự chủ. Tuy nhiên, để có thể được an toàn trong suốt chuyến bay, người bệnh cần được xem xét đánh giá cẩn thận các nguy cơ và có những hướng dẫn thích hợp.

  • 28-05-2018
    Hẹp động mạch thận là sự thu hẹp của một hoặc nhiều động mạch mang máu đến thận (động mạch thận). Thận cần lượng máu đầy đủ để giúp lọc bỏ chất thải và chất lỏng dư thừa. Khi các động mạch bị thu hẹp sẽ dẫn đến sự thiếu hụt lượng máu giàu oxy đến thận.