Viêm thận - Bể thận

1.Lâm sàng Hội chứng nhiễm trùng: Xuất hiện rầm rộ, sốt cao rét run, sốt dao động. Tổng trạng suy sụp nhanh, môi khô lưỡi bẩn. Mạch nhanh, huyết áp bình thường. Đau: Đau vùng hố sườn lưng, một hoặc cả hai bên. Thường đau âm ỉ với những cơn đau trội lên

1.Lâm sàng

Hội chứng nhiễm trùng:
Xuất hiện rầm rộ, sốt cao rét run, sốt dao động.
Tổng trạng suy sụp nhanh, môi khô lưỡi bẩn.
Mạch nhanh, huyết áp bình thường.
Đau:
Đau vùng hố sườn lưng, một hoặc cả hai bên.
Thường đau âm ỉ với những cơn đau trội lên dữ dội, có khi lan xuống bàng quang, đùi (cơn đau quặn thận).
Khám có thể thấy thận lớn, ấn đau tức, có dấu chạm thận.
Hội chứng kích thích bàng quang:
Thường gặp tiểu buốt, tiểu dắt, tiểu khó.
Đau vùng hạ vị, ấn điểm bàng quang đau.
Hội chứng nước tiểu:
Nước tiểu đục, tiểu ra mủ hoặc đôi khi có thể tiểu ra máu.

2.Cận lâm sàng

Xét nghiệm máu:
Bạch cầu tăng, đa nhân trung tính tăng, lắng máu tăng.
Có thể có nhiễm trùng máu, cấy máu dương tính.
Urê, creatinin máu bình thường, nếu tăng cao là có suy thận cấp hoặc đợt cấp của suy thận mạn.
Nước tiểu:
Nhiều bạch cầu, có thể có trụ bạch cầu, tế bào mủ, hồng cầu.
Vi trùng thường một loại, đa số là trực khuẩn Gram âm, 80% là E. coli
Protein niệu khoảng 1g/24 giờ.
X quang (không chuẩn bị, UIV) và siêu âm thận tiết niệu:
Giúp phát hiện các yếu tố thuận lợi: sỏi, các dị tật bẩm sinh hệ tiết niệu, hình dáng kích thước thận.
Chụp cắt lớp tỉ trọng (TDM, CT- Scanner):
Cho thấy những vùng giảm tỷ trọng, xuất hiện sẹo võ thận, giúp chẩn đoán những thể không điển hình, đánh giá độ trầm trọng và tiên lượng.
ThS. Vũ Thị Tuyết Mai - Bộ Y tế

Biến chứng viêm thận, bể thận

Biến chứng viêm thận, bể thận

- Nhiễm trùng máu, sốc nhiễm trùng:
Có thể tử vong, cấy máu dương tính cùng một loại vi trùng với cấy nước tiểu.
Áp xe thận hoặc quanh thận:
Chẩn đoán dựa vào siêu âm thận, CT - Scanner giúp định vị chính xác ổ áp xe.
Tình trạng kháng kháng sinh:
Một phần do bản chất loại vi trùng đa đề kháng, một phần do dùng kháng sinh không phù hợp, không đủ liều và không đủ lâu.
Viêm thận bể thận khí thũng:
Hiếm, gặp ở những bệnh nhân đái tháo đường (70%), chẩn đoán dựa vào siêu âm thận thấy các túi hơi ở trong nhu mô thận.
ThS. Vũ Thị Tuyết Mai - Bộ Y tế
 

Chẩn đoán viêm thận, bể thận

Chẩn đoán viêm thận, bể thận

1.Chẩn đoán xác định
Lâm sàng: Sốt rét run, đau hố sườn lưng, tiểu đục, thận lớn.
Nước tiểu: Cấy nước tiểu trên 100.000 khuẩn lạc/ml, nước tiểu nhiều bạch cầu.
Tìm các yếu tố thuận lợi:
Sau đặt sonde tiểu, có sỏi hệ tiết niệu, phụ nữ có thai, u xơ tiền liệt tuyến,... các yếu tố này thường được phát hiện nhờ X quang và siêu âm thận tiết niệu.
2.Chẩn đoán phân biệt
Viêm thận bể thận bên phải: cần phân biệt với ruột thừa viêm hoặc viêm túi mật cấp.
Ở phụ nữ: với triệu chứng đau cần phân biệt với viêm phần phụ, thai ngoài tử cung.
Trong các trường hợp trên phân biệt chủ yếu dựa vào xét nghiệm nước tiểu.
Phân biệt viêm thận bể thận cấp với đợt cấp của viêm thận bể thận mạn: dựa vào tiển sử, thăm dò bằng Xquang, siêu âm thấy thận teo nhỏ không đều hai bên, bờ gồ ghề.
ThS. Vũ Thị Tuyết Mai - Bộ Y tế
 

Điều trị viêm thận, bể thận

Điều trị viêm thận, bể thận

Kháng sinh
Chọn kháng sinh: Tốt nhất là theo kháng sinh đồ. Khi chưa có kháng sinh đồ thì chọn kháng sinh:
Có tác dụng với vi trùng Gr(-), chú ý tỷ lệ hiện nay đề kháng với Ampicilline (25- 30%).
Có tác dụng diệt khuẩn, đạt đỉnh huyết thanh nhanh, nồng độ cao trong nhu mô thận, đào thải chủ yếu qua nước tiểu.
Kháng sinh đáp ứng các yêu cầu trên là:
Aminopénicillines: Dùng đơn độc hay phối hợp với Acide clavulanique.
Aminoglycosides: Đơn độc hay phối hợp với aminopénicillines.
Aztréonam, Cephalosporines thế hệ 2 hoặc thế hệ 3…
Cotrimoxazole, Fluoroquinolones.
Thời gian điều trị
Từ 2-6 tuần, phụ thuộc vào:
Có hoặc không có yếu tố thuận lợi, biến chứng.
Cơ địa, mức độ trầm trọng lâm sàng.
Triệu chứng sinh học và nhất là thăm dò hình thái.
Liều lượng và cách dùng
Dùng một loại kháng sinh hoặc kết hợp hai loại trong những ngày đầu hoặc suốt liệu trình; đường uống hoặc đường ngoài tiêu hóa.
Amoxicilline - acide clavulanique: 1,5g/ngày.
Gentamycine 1mg/kg/8 giờ.
Aztréonam: 1g/mỗi 12 giờ.
Ceftriaxone 2g/ngày.
Cotrimoxazole: 960mg x 2v/ngày.
Ofloxacine: 200mg x 2v/ngày.
Điều trị triệt để các yếu tố thuận lợi
Sỏi, u xơ tiền liệt tuyến... để loại bỏ nguyên nhân làm ứ nước tiểu.
Ăn nhẹ, uống nhiều nước.
Trường hợp nhiễm trùng nặng, mất nhiều nước: phải bù nước điện giải bằng đường tĩnh mạch.
ThS. Vũ Thị Tuyết Mai - Bộ Y tế
 

Phòng bệnh viêm thận, bể thận

Phòng bệnh viêm thận, bể thận

Chế độ ăn uống.
Khám định kỳ, phát hiện nhiễm trùng tiềm tàng để điều trị dứt điểm. Vệ sinh bộ phận tiết niệu sinh dục.
Tránh các thủ thuật: Thông tiểu, soi bàng quang khi không cần thiết.
ThS. Vũ Thị Tuyết Mai - Bộ Y tế
 

(nguồn Sức khỏe đời sống và Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe Trung ương)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 17-10-2018

    Hầu hết các ca bệnh tổn thương tiến triển dần dần, nhưng cũng có một số trường hợp xuất hiện đột ngột. Khi phổi đã bị sẹo thường không thể hồi phục. Bệnh viêm phổi kẽ được mô tả là một nhóm các rối loạn, hầu hết trong số đó gây ra sẹo tiến triển của mô

  • 17-10-2018

    Xẹp phổi là tình trạng giảm hoặc mất sự giãn nở không hoàn toàn của nhu mô phổi do quá trình xẹp phế nang khu trú hoặc lan toả, làm mất thể tích phổi. Chức năng thông khí, trao đổi khí vùng phổi xẹp bị ảnh hưởng do lưu lượng khí qua vùng phổi xẹp rất

  • 28-05-2018
    Escherichia coli (E. coli) là một loài vi khuẩn thường sống trong ruột của người và động vật. Hầu hết các loại E. coli chỉ gây tiêu chảy tạm thời và thoáng qua, tuy nhiên có một vài loại đặc biệt, chẳng hạn như E. coli O157: H7, có thể gây nhiễm trùng
  • 28-05-2018
    Trĩ nội là do các tĩnh mạch bên trong trực tràng phình lên. Trĩ nội thường không gây đau nhưng chúng có thể chảy máu.
  • 28-05-2018
    Viêm niệu đạo do lậu xảy ra khi niệu đạo bị viêm bởi vi khuẩn lậu. Ống niệu đạo bị viêm dẫn đến bị đỏ và sưng tấy lên. Đây là bệnh phổ biến và thường lây lan qua đường quan hệ tình dục không an toàn.
  • 28-05-2018
    Đa polyp gia đình (FAP) là một bệnh di truyền hiếm gặp. Bệnh gây ra những khối u phát triển trên bề mặt lớp biểu mô đại tràng (còn gọi là polyp). Những polyp này nếu không được điều trị kịp thời sẽ phát triển thành các khối u ác tính và gây ra ung thư