Gãy xương mắt cá chân

Gãy xương mắt cá chân là hiện tượng khớp xương ở mắc cá chân bị gãy, hoặc trật ra khỏi vị trí cố định. Hiện tượng này có thể nhẹ (như bong gân) hoặc nặng (gây trật khớp). Gãy xương mắt cá chân có thể gây đau, và thậm chí là tàn tật.

Gãy xương mắt cá chân

Gãy xương mắt cá chân
Gãy xương mắt cá chân

Gãy xương mắt cá chân là hiện tượng khớp xương ở mắc cá chân bị gãy, hoặc trật ra khỏi vị trí cố định. Hiện tượng này có thể nhẹ (như bong gân) hoặc nặng (gây trật khớp). Gãy xương mắt cá chân có thể gây đau, và thậm chí là tàn tật.
Gãy xương mắc cá chân là một căn bệnh phổ biến. Nam giới hay nữ giới đều có nguy cơ mắc bệnh này. Bệnh còn có thể xuất hiện ở bất kỳ lứa tuổi nào. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.;

Triệu chứng và dấu hiệu khi bị gãy xương mắt cá chân

Có nhiều dấu hiệu và triệu chứng tỏ bạn bị gãy xương mắt cá chân. Trong đó, dấu hiệu dễ dàng nhận thấy nhất là người bệnh bị đau nhứt khi cử động quanh khu vực mắt cá, mắt cá sưng, bầm tím và khớp biến dạng.
Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu nghi ngờ bị gãy xương mắt cá chân, người bệnh nên dừng những công việc nặng, hoặc hoạt động ảnh hưởng trực tiếp đến chân. Sau đó, bệnh nhân cần đến bệnh viện hoặc gặp bác sĩ ngay để chuẩn đoán bệnh. Nếu tình trạng gãy xương được phát hiện sớm, tổn thương sẽ được hạn chế và sẽ dễ dàng điều trị hơn.

Nguyên nhân gây gãy xương mắt cá chân

Có nhiều nguyên nhân gây gãy xương mắt cá chân. Một trong các nguyên nhân chính thường là do sự va đập vào mắt cá chân, tai nạn giao thông, hoặc té ngã.

Nguy cơ làm gãy xương mắt cá chân

Bạn có thể có nguy cơ bị gãy xương mắt cá chân cao hơn nếu:

  • Chơi các môn thể thao cần đến sự vận động mạnh như bóng đá, múa ba lê, tennis, võ thuật.
  • Sử dụng thiết bị thể thao không phù hợp: giày thể thao quá mòn hoặc không vừa chân có thể gây té ngã, dẫn đến tình trạng gãy xương. Phương pháp tập luyện không đúng cách như không khởi động và kéo dãn cơ cũng có thể gây chấn thương ở mắt cá chân.
  • Nhà cửa không ngăn nắp: việc đi lại trong nhà với quá nhiều vật dụng bừa bãi hoặc thiếu ánh sáng có thể dẫn đến việc té ngã, gây chấn thương mắt cá chân.
  • Bạn là vận động viên nữ: các vận động viên nữ thường khắt khe trong chế độ ăn uống, điều này dẫn đến rồi loạn kỳ kinh nguyệt và bệnh loãng xương, dẫn đến nguy cơ cao bị gãy xương mắt cá chân.

Điều trị gãy xương mắt cá chân

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những phương pháp nào dùng để điều trị gãy xương mắt cá chân?

Phương pháp đều trị gãy xương mắt cá chân có thể giống với điều trị bong gân như: nghỉ ngơi, chườm đá, hoặc bó bột. Ngoài ra, người bệnh có thể được phẫu thuật hoặc sử dụng bản nẹp để cố định xương lại với nhau trong quá trình hồi phục.
Thông thường, bó bột hoặc sử dụng thanh nẹp là phương pháp tốt nhất giúp xương liền lại với nhau. Bên cạnh đó, áp dụng vật lý trị liệu sẽ giúp cải thiện khả năng hồi phục của bạn.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán gãy xương mắt cá chân?

Ngày nay, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, việc chẩn đoán dấu hiệu gãy xương mắt cá chân khá dễ dàng. Bác sĩ sẽ chụp X-quang quanh khu vực mắt cá chân của bạn và đưa ra các kết luận cuối cùng.;

Những thói quen sinh hoạt giúp kiểm soát gãy xương mắt cá chân

Những việc NÊN làm để kiểm soát tình trạng gãy xương mắt cá chân bao gồm:

  • Khởi động trước khi tập thể thao.
  • Mang giày có kích thước phù hợp.
  • Giữ sức khoẻ tốt.
  • Dùng thuốc giảm đau theo chỉ định.
  • Kê chân trên cao trong vài ngày đầu và chườm đá lên mắt cá chân để làm giảm sưng.
  • Tập vật lý trị liệu để rút ngắn thời gian hồi phục.
  • Liên hệ với bác sĩ ngay nếu bạn thấy tê, ngứa ran, lạnh hoặc màu ngón chân tím thẫm lại. Triệu chứng này có thể do bó bột quá chặt, làm giảm lượng máu lưu thông ở chân.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn tốt nhất.

(nguồn Hello Bác sĩ)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 17-10-2018

    Bệnh Addison là một dạng rối loạn xảy ra khi tuyến thượng thận hoạt động không hiệu quả và sản xuất không đủ lượng hormone cần thiết. Hai tuyến thượng thận nhỏ nằm trên đỉnh thận. Tuyến thượng thận thường sản sinh ra hormone cortisol và aldosterone. Khi mắc bệnh, tuyến thượng thận sẽ sản xuất rất ít cortisol và aldosterone.

  • 28-05-2018
    Với bệnh viêm khớp dạng thấp, lớp màng hoạt dịch khớp chính là đối tượng bị tấn công và tổn thương, do chính hệ miễn dịch của cơ thể gây ra. Những ai có thể mắc bệnh thấp khớp? Mặc dù thấp khớp là căn bệnh phổ biến ở mọi người, nhưng nó xuất hiện ở nữ
  • 28-05-2018
    Chứng cương dương vật là dương vật bị cương không mong muốn kéo dài trong vài giờ. Hai dạng chính là cương dương vật lưu lượng máu thấp và lưu lượng máu cao. Dạng thứ nhất xảy ra do máu khó thoát ra khỏi dương vật. Dạng thứ hai là do quá nhiều máu chảy
  • 28-05-2018
    Tình hình dịch trên thế giới trong thời gian gần đây Từ 1997, sự bùng phát của virut H5N1 đã làm nhiễm bệnh và chết hàng chục triệu gia cầm. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, từ tháng 12/2003 đến 19/6/2008, đã có 243 người tử vong do cúm gia cầm trong số 385
  • 28-05-2018
    Đau thắt ngực không ổn định là cơn đau ở ngực do tình trạng máu và oxy không đủ để cung cấp cho tim.nĐau thắt ngực có thể là triệu chứng của bệnh mạch vành hoặc xơ vữa động mạch khi các mảng bám cấu tạo từ cholesterol và chất béo bám bên trong động mạch.
  • 28-05-2018
    Dị tật bẩm sinh là những bất thường trên cơ thể hiện diện ngay từ lúc mới sinh ra. Dị tật bẩm sinh có thể ảnh hưởng đến ngoại hình, hoặc chức năng của cơ thể, hoặc cả hai. Đa phần dị tật bẩm sinh chỉ ở mức độ nhẹ, nhưng một số trường hợp có thể nghiêm