Thấp khớp

Với bệnh viêm khớp dạng thấp, lớp màng hoạt dịch khớp chính là đối tượng bị tấn công và tổn thương, do chính hệ miễn dịch của cơ thể gây ra. Những ai có thể mắc bệnh thấp khớp? Mặc dù thấp khớp là căn bệnh phổ biến ở mọi người, nhưng nó xuất hiện ở nữ

Thấp khớp là gì?

Với bệnh viêm khớp dạng thấp, lớp màng hoạt dịch khớp chính là đối tượng bị tấn công và tổn thương, do chính hệ miễn dịch của cơ thể gây ra.
Những ai có thể mắc bệnh thấp khớp?
Mặc dù thấp khớp là căn bệnh phổ biến ở mọi người, nhưng nó xuất hiện ở nữ giới nhiều hơn là ở nam giới. Nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa được xác định cụ thể.
Bệnh thấp khớp có thể xuất hiện ở tất cả các lứa tuổi, nhưng hay gặp nhất là trong độ tuổi từ 25-50.
Đôi khi, trẻ em cũng bị mắc bệnh thấp khớp. Người ta sử dụng thuật ngữ 'thấp khớp trẻ em' (Juvenile Rheumatoid Arthritis) để chỉ căn bệnh này ở trẻ em

Triệu chứng biểu hiện thấp khớp

Triệu chứng biểu hiện thấp khớp

Một số biểu hiện và triệu chứng của bệnh thấp khớp là:
Sốt nhẹ.
Uể oải và mệt mỏi.
Ăn uống không ngon miệng.
Những khớp nhỏ tại ngón tay, ngón chân, bàn tay, bàn chân, cổ tay, khuỷu tay và mắt cá chân bị sưng tấy và đau.
Những khớp lớn hơn, chẳng hạn như khớp gối, cũng có thể bị ảnh hưởng…
Đau và sưng tấy đồng loạt (cùng vị trí ở cả hai tay, hai chân, v.v…).
Khớp dần trở nên tê cứng và có thể xảy ra biến dạng khớp.
Sáng sớm khi thức dậy, các khớp thường bị tê cứng và kéo dài hơn 30 phút.
Các khớp bị ảnh hưởng trở nên tê cứng, nếu bất động trong một thời gian dài.
Xuất hiện những nốt mẩn nhỏ dưới da.
 

Nguyên nhân thấp khớp

Nguyên nhân thấp khớp

Người ta vẫn chưa xác định được nguyên nhân cụ thể gây ra bệnh thấp khớp, nhưng rất có thể đây là một căn bệnh di truyền. Không có bằng chứng nào cho thấy sự truyền nhiễm cũng như là các yếu tố môi trường khác có thể là nguyên nhân gây ra căn bệnh này.
Nguyên nhân do tác động của thời tiết ảnh hưởng đến hoạt dộng của xương khớp.
Do lối sống sinh hoạt không lành mạnh, chế độ ăn uống không điều độ
 

Các yếu tố nguy cơ bệnh thấp khớp

Các yếu tố nguy cơ bệnh thấp khớp

1. Độ tuổi: Theo thống kê, có khoảng 1/2 số người từ 65 tuổi mắc bệnh viêm khớp, trong khi đó chỉ có 1 trong 250 trẻ em bị bệnh này.
2. Gen: Nếu gia đình có cha mẹ hoặc họ hàng bị bệnh thấp khớp thì nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn.
3. Giới tính: Các thống kê đã chỉ ra rằng nam giới có nguy cơ mắc bệnh gout cao hơn nữ giới, trong khi đó nữ giới lại dễ mắc bệnh viêm khớp hơn nam giới.
4. Hút thuốc: Các nghiên cứu đã xác nhận mối liên quan trực tiếp giữa hút thuốc và bệnh viêm khớp. Các nghiên cứu tại Thuỵ Điển đã chỉ ra rằng những người hút thuốc làm tăng 21% nguy cơ mắc viêm khớp.
5. Nghề nghiệp: Rất nhiều nghiên cứu được tiến hành để tìm ra mối liên quan giữa các dạng của bệnh thấp khớp và nghề nghiệp, và thấy rằng những người làm nghề sơn sửa móng tay chân, thợ sơn, thường xuyên sử dụng acetone và thuốc trừ sâu dễ mắc bệnh viêm khớp hơn. Nghiên cứu gần đây tại Thụy Điển chỉ ra rằng những người thường xuyên tiếp xúc với các loại xăng dầu tăng 30% nguy cơ mắc bệnh thấp khớp.
6. Chế độ ăn: Cơ thể thừa cân và béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp, vì thế cần điều chỉnh cân nặng hợp lý. Việc sử dụng thực phẩm giàu chất béo bão hoà, thiếu chất chống ôxy hóa, các vitamin và chất khoáng cần thiết làm tăng nguy cơ mắc bệnh
 

Chẩn đoán bệnh thấp khớp

Chẩn đoán bệnh thấp khớp

Các thầy thuốc thường phải dựa vào 7 yếu tố sau để chẩn đoán bệnh này:
Cứng các khớp và xung quanh khớp kéo dài ít nhất 1 giờ vào buổi sáng sau khi ngủ dậy.
Tự nhiên (không do chấn thương) bị sưng khớp hoặc tụ dịch khớp của ít nhất 3 khớp.
Ít nhất có một khớp nhỏ bị sưng (khớp cổ tay, khớp bàn hoặc khớp ngón tay).
Biểu hiện của viêm các khớp đối xứng trên cơ thể.
Có nốt thấp, là các cục sờ thấy dưới da, nằm ở vị trí chịu lực của cơ thể (thường là ở khớp khuỷu).
Chỉ số yếu tố thấp (RF) cao bất thường khi làm xét nghiệm.
Sự thay đổi biến dạng khớp thấy được trên Xquang tại những khớp bị viêm. Đây là yếu tố đặc trưng của giai đoạn muộn trong bệnh viêm khớp dạng thấp.
Khi có ít nhất 4 trong 7 yếu tố trên, và yếu tố xuất hiện đầu tiên đã lâu trên 6 tuần thì người bệnh được coi là bị bệnh viêm khớp dạng thấp.
 

Điều trị bệnh thấp khớp

Điều trị bệnh thấp khớp

Sử dụng đúng thuốc chữa bệnh thấp khớp
Những thuốc này ngoài tác dụng chữa bệnh còn có khá nhiều các tác dụng phụ có hại như gây chóng mặt, buồn nôn, nổi mẩn ngứa, chảy máu, lên cơn hen... đặc biệt là tác dụng đối với dạ dày: làm tăng cơn đau, nôn, chảy máu dạ dày, thủng dạ dày... Do đó, khi dùng các thuốc chống thấp khớp phải tự theo dõi, nếu thấy có tác dụng phụ thì cần ngừng ngay thuốc và hỏi thầy thuốc để được chỉ dẫn tiếp tục.
Một số bệnh nhân và thầy thuốc thường có xu hướng lạm dụng thuốc thuộc nhóm cortison (prednison, dexamethason...) như dùng kéo dài, liều cao. Điều đó gây ra rất nhiều tai biến do các tác dụng phụ như: chảy máu và thủng dạ dày, lên cơn cao huyết áp, dễ nhiễm khuẩn, tăng đường trong máu (bệnh đái tháo đường), biến dạng cơ thể, giòn xương, suy tuyến thượng thận (dẫn đến tử vong). Các bác sĩ khuyến cáo người bệnh tuyệt đối không tự mua thuốc thuộc nhóm này để dùng. Thuốc phải được thầy thuốc thăm khám, chỉ định và theo dõi chặt chẽ khi sử dụng.
Một số trường hợp, tiêm thuốc trực tiếp vào trong ổ khớp mang lại kết quả rất tốt, nhưng phải được tiến hành ở các cơ sở y tế, do các thầy thuốc chuyên khoa tiến hành và phải được chỉ định đúng, sử dụng thuốc đúng loại và đúng liều lượng. Các bác sĩ khuyên rằng dù sao cũng không nên tiêm thuốc trực tiếp vào khớp.
Khoa học cũng chứng minh rằng, sử dụng thuốc y học cổ truyền cũng có thể điều trị bệnh thấp khớp. Châm cứu, bấm huyệt được chứng minh là có tác dụng giảm đau, giãn cơ, điều chỉnh vận mạch... do đó người ta thường kết hợp châm cứu, bấm huyệt để tăng thêm hiệu quả điều trị của thuốc, đồng thời còn giúp cho quá trình phục hồi chức năng vận động cho bệnh nhân.
Để chữa trị bệnh khớp ngoài việc luyện tập thì dùng thuốc để chống lại căn bệnh này hết sức quan trọng. Dưới dây là một số thuốc thường được sử dụng trong các bệnh về khớp:
Thuốc chống sốt rét tổng hợp nhóm quinolon
Thuốc có thể có tác dụng ức chế giải phóng men lysozym (tiêu thể) bằng cách làm bền vững màng của lysosom, do đó làm giảm phản ứng viêm trong các bệnh khớp, thuốc chỉ có tác dụng khi dùng kéo dài nhiều tháng nên hay được dùng để điều trị duy trì, củng cố.
Nhóm thuốc này được chỉ định dùng trong các bệnh lupus ban đỏ rải rác, viêm khớp dạng thấp, viêm khớp mạn tính thiếu niên thể đa khớp, các thể khác của bệnh tạo keo như xơ cứng bì, viêm da và cơ... Bao gồm các chế phẩm: amin-4 quinolein.
Tác dụng phụ thường gặp: rối loạn tiêu hóa, rối loạn tiền đình xuất hiện trong 3 tháng đầu; đục giác mạc, tổn thương võng mạc, sạm da, nhược cơ, rối loạn điều tiết mắt xuất hiện muộn hơn (sau 1 năm). Dùng kéo dài trên 2 năm có thể gây tổn thương võng mạc nặng không hồi phục. Cần chú ý khám mắt định kỳ nếu dùng thuốc quá 6 tháng.
D-Penicillamin hay dimethylcystein (trolovol kupren)
Cơ chế tác dụng có thể là do phá hủy phức hợp miễn dịch, yếu tố dạng thấp. Được dùng để chữa viêm khớp dạng thấp thể nặng. Thuốc có thể gây một số tác dụng phụ: rối loạn tiêu hóa, dị ứng da, viêm thận, giảm bạch cầu, tiểu cầu... cần theo dõi chặt chẽ khi dùng thuốc.
Thuốc ức chế miễn dịch
Dựa vào cơ chế bệnh sinh của viêm khớp dạng thấp và các bệnh tạo keo là các bệnh tự miễn dịch, người ta sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch để điều trị những trường hợp nặng và không chịu tác dụng của các thuốc khác.
Methotrexat liều nhỏ
Là một thuốc ức chế chuyển hóa do ức chế tổng hợp ADN. Do thuốc có cấu trúc tương tự acid folic nên nó tranh chấp với acid này tại vị trí hoạt động của nó trong quá trình tổng hợp pyrimidin dẫn đến giảm tổng hợp ADN. Ngoài ra, methotrexat có thể có tác dụng kháng viêm và ức chế miễn dịch.
Thuốc được chỉ định để điều trị viêm khớp dạng thấp và thấp khớp vẩy nến với liều thấp. Có thể dùng duy trì nhiều năm nếu có hiệu quả hoặc không có tác dụng phụ. Sau 3 tháng, nếu thuốc không có tác dụng thì ngừng. Liều cao được chỉ định điều trị ung thư. Tác dụng phụ: giảm bạch cầu, độc gan thận, tổn thương mô phổi.
Cyclophosphamide (cytoxan, endoxan 50mg)
Thuộc nhóm ankylan, có tác dụng liên kết với acid nhân và protein bởi các mối gắn với phân tử lớn trong tế bào, thuốc còn ức chế phản ứng miễn dịch thứ phát. Chỉ định trong bệnh lupus có tổn thương thận. Thường dùng với corticoid.
Cyclosporin A (neoral viên 25mg và 100mg, sandimmun ống 100mg)
Thuốc ức chế các pha ban đầu của sự hoạt hóa tế bào T, do đó, ngăn chặn sớm sự ức chế các gen. Chỉ định trong các bệnh tự miễn, các thể viêm khớp dạng thấp, viêm khớp vẩy nến kháng thuốc. Dùng đơn độc hoặc kết hợp với methotrexat.
Azathioprin (imuran 50mg): ức chế tổng hợp purin, chỉ định trong lupus, viêm mạch, viêm khớp dạng thấp.
Các thuốc trên thường dùng với liều trung bình và kéo dài từ 1-3 tháng. Chú ý, nhóm thuốc này có nhiều tác dụng phụ, nhất là các tai biến về máu nên chỉ được dùng theo chỉ định của thầy thuốc chuyên khoa và khi dùng phải theo dõi chặt chẽ.

Bài thuốc dân gian chữa thấp khớp

Bài thuốc dân gian chữa thấp khớp
Biểu hiện của bệnh là đau nhức sưng tấy hoặc nóng đỏ ở các khớp xương hay cơ gân; nhiều chỗ hay một chỗ, có khi kiêm cả tê dại nặng nề, bệnh thường liên miên khi khí hậu thay đổi (lạnh) thường phát nặng hơn.
Khác với bệnh phong, hàn và thấp đơn thuần, đặc điểm của bệnh thấp khớp là đủ cả 3 khí phong, hàn và thấp kết hợp lại thành bệnh, cho nên người xưa biện chứng nhận xét trong 3 khí, khí nào nhiều hơn, để chia ra 3 loại mà điều trị, như: Bệnh di chuyển từ nơi này qua nơi khác, là do phong khí nhiều, nên gọi là phong ý (hành tý). Đau nhức kịch liệt và liên tục là do hàn khí nhiều, nên gọi là hàn tý (thống tý).
Đau cố định một chỗ mà kèm có nặng nề tê dại là do thấp khí nhiều, nên gọi là thấp tý (trước tý). Lâu ngày, phong hàn thấp hóa nhiệt kết hợp với âm hư gây nên thể 'nhiệt tý' là những đợt cấp diễn của thấp khớp kinh. Tổng hợp cả 4 thể trên quy nạp lại có 2 loại chính như sau:
Loại cấp tính:
Phát bệnh đột ngột sưng tấy nóng đỏ, đau nhức kịch liệt hoặc phát sốt hoặc có khát nước, buồn bực khó chịu, rêu lưỡi nhờn mỏng, mạch phù sác hoặc khẩn.
Phép chữa: Khu phong, tán hàn, trừ thấp, thanh nhiệt.
Bài thuốc: Rễ gối hạc 16g, lá đơn mặt trời 12g, đơn tướng quân 12g, lá bạc thau (sao) 12g, dây kim ngân 10g, ké đầu ngựa 16g, lá thông 8g.
Cách thêm bớt: Nhận thấy phong nhiều, thêm: vòi voi 16g, kinh giới 12g.
Nhận thấy hàn nhiều, thêm: tỳ giải 16g, thổ phục linh 16g.
Cách dùng: Cho vào 600ml nước, sắc lấy 200ml lọc trong, chia làm 3 lần uống, trước khi ăn và khi ngủ.
Loại mạn tính:
Bệnh phát từ từ hoặc ở cấp tính chuyển qua mạn tính, đau nhức nhẹ, không sưng hoặc có sưng mà da bình thường không tấy đỏ, không nóng, có khi ngoài da có chỗ tê dại, tay chân co duỗi khó khăn hoặc không vận động được, thay đổi thời tiết thì đau hơn, rêu lưỡi trắng nhờn hoặc vàng, mạch có khi trầm hoãn, có khi nhu hoãn.
Phép chữa: Khu phong, tán hàn, trừ thấp và chú ý đến bồi bổ cơ thể.
Bài thuốc: Nam đằng (sao vàng) 12g, găng bầu 12g, rễ gối hạc 12g, rễ bươm bướm 12g, rễ rung rúc 8g, tơ mành 8g, cử thiên tuế 16g, tầm gửi cây ruối 12g. Ăn kém thêm: Ý dĩ 20g; Huyết kém thêm: rễ gấm (vương tôn) 16g.
Bài thuốc chữa chung cho cấp tính và mạn tính
Bài thuốc: Rễ độc lực (tầm sọng) 240g, rễ và dây lá lốt 120g, rễ cỏ xước 80g, rễ cà gai leo 80g, thiên niên kiện 40g, quế chi 40g, rễ gấc hoặc dây mặt quỷ 80g, rễ rung rúc 80g, rễ bộ nảy.
Cách dùng: Đổ 2 lít nước, sắc lấy 500ml, cho thêm đường và 1/10 rượu vào. Mỗi lần uống 20ml, ngày 3 lần uống trong 10 ngày.

(nguồn Sức khỏe đời sống và Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe Trung ương)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Việc giữ cân bằng giữa lượng nước đưa vào và lượng nước thải ra khỏi cơ thể rất quan trọng. Vì nước chiếm một lượng lớn (khoảng 70%) trọng lượng cơ thể và giúp kiểm soát nồng độ các chất điện giải, đặc biệt là Natri và Kali.
  • 28-05-2018
    Khi cơ tim hoàn toàn không được cung cấp máu thì cơ vùng cơ tim ấy sẽ hoại tử, gây triệu chứng đau ngực dữ dội. Đồng thời tim là nơi co bóp để duy trì lưu lượng máu đến các cơ quan khác, do đó khi không còn cung cấp máu sẽ tạo ra mất ổn điện học và tim
  • 28-05-2018
    Tràn dịch màng tinh là tình trạng bìu trở nên sưng, viêm do ứ đọng các dịch quanh tinh hoàn. Đây là nguyên nhân thường gặp gây nên sưng quanh tinh hoàn ở những người đàn ông lớn tuổi, dù nó có thể xảy ra ở bất kì giai đoạn nào và đôi khi kèm theo chấn
  • 28-05-2018
    Bệnh hột xoài (hay còn gọi là u lympho sinh dục hoặc u hạt bạch huyết hoa liễu) là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục. Đây là bệnh do vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây nên. Vi khuẩn này đi qua da và niêm mạc bị xây xát vào các hạch bạch
  • 17-10-2018

    Bệnh bạch cầu cấp dòng lympho là một loại ung thư máu và xương. Bệnh được chia thành hai loại: cấp tính và mãn tính. Bệnh bạch cầu cấp dòng lympho phát triển rất nhanh và đột ngột, ảnh hưởng đến quá trình phát triển các tế bào máu. Trong đó, tế bào bị

  • 28-05-2018
    Viêm phế quản cấp là tình trạng bị viêm và sưng ở ống phế quản trong phổi. Bệnh còn được gọi là cảm lạnh ngực. Có hai dạng viêm phế quản cấp:nViêm phế quản cấp tính: bệnh thường được cải thiện trong vài ngày, mặc dù cơn ho có thể tiếp tục kéo dài tới