Đau bụng ở trẻ em

Khi con bạn phàn nàn rằng bụng bé bị đau, có thể do nhiều nguyên nhân. Một số lí do đơn giản thường gây ra chứng đau bụng là: ăn quá nhiều, đầy hơi khi uống quá nhiều nước có gas một số dạng khác của chứng khó tiêu. Đôi khi táo bón cũng gây ra đau

Nguyên nhân thường gây đau bụng ở trẻ là gì?

Đau bụng ở trẻ em
Nguồn ảnh: istock

Khi con bạn phàn nàn rằng bé bị đau bụng, có thể do nhiều nguyên nhân. Một số lí do đơn giản thường gây ra chứng đau bụng là:
  • Ăn quá nhiều
  • Đầy hơi khi uống quá nhiều nước có gas
  • Một số dạng khác của chứng khó tiêu
  • Đôi khi táo bón cũng gây ra đau bụng. Cũng có thể đau bụng là biểu hiện đầu tiên của bệnh rối loạn tiêu hóa do siêu vi, sau đó sẽ kéo theo ói mửa và tiêu chảy.
Với những nguyên nhân vô hại, cơn đau thường sẽ dễ chịu hơn hoặc biến mất trong vòng 2 giờ. Nếu là do chứng viêm dạ dày và ruột do virut, bụng có thể đau trước mỗi cơn ói mửa hoặc tiêu chảy. Với những nguyên nhân nghiêm trọng này, cơn đau sẽ mỗi lúc một tệ hơn hoặc liên tục hơn.

Nguyên nhân gây đau bụng lặp đi lặp lại?

Những cơn đau bụng tái đi tái lại có thể do nhiều nguyên nhân. Nguyên nhân phổ biến nhất của chứng đau bụng thường xuyên là do trạng thái tâm lí căng thẳng quá mức và lo lắng. Hơn 10% trẻ em bị chứng đau bụng tái phát do căng thẳng. Cơn đau xuất hiện ở vùng bụng dưới hoặc gần rốn. Cơn đau nhẹ nhưng có thể nhận thấy một cách rõ ràng. Nếu con bạn vẫn không ngừng đau bụng, hãy gọi bác sĩ.

Khi nào nên gọi cho nhân viên y tế?

Gọi NGAY LẬP TỨC nếu:
  • Cơn đau rất nghiêm trọng VÀ kéo dài hơn 1 giờ.
  • Cơn đau lặp đi lặp lại VÀ kéo dài hơn 2 giờ.
  • Cơn đau tới rồi đi (kiểu đau quặn) VÀ kéo dài hơn 24 tiếng.
  • Cơn đau diễn ra ở bìu hoặc tinh hoàn.
  • Con bạn bắt đầu lờ đờ và hành động rất mệt mỏi.
Gọi trong giờ làm việc nếu:
  • Đây là vấn đề lặp đi lặp lại với bé.
  • Bạn có những câu hỏi hoặc mối quan tâm nào khác.

Chăm sóc trẻ bị đau bụng như thế nào?

Đau bụng do khó tiêu hoặc do bị ốm: Nếu con bạn đau bụng do ăn uống hoặc do bị ốm, hãy theo những chỉ dẫn sau đây:
  • Nghỉ ngơi: Cho bé nằm xuống và nghỉ ngơi tới khi bé cảm thấy khá hơn. Một cái khăn ấm hoặc một tấm sưởi chuyên dụng đặt trên bụng khoảng 20 phút có thể đẩy nhanh quá trình phục hồi.
  • Chế độ ăn: Tránh cho con bạn ăn những thức ăn cứng. Chỉ cho bé ăn từng ngụm thức ăn lỏng. Hãy để sẵn cái chậu nhỏ để có thể dễ dàng sử dụng khi bé ói. Những đứa trẻ nhỏ đặc biệt là rất dễ buồn nôn mỗi khi đau bụng.
  • Ngồi trong nhà vệ sinh: Hãy khuyến khích con bạn ngồi trong nhà vệ sinh và cố gắng để đại tiện. Điều này có thể giảm đau nếu cơn đau là do táo bón hoặc tiêu chảy.
  • Không dùng thuốc: Không được dùng bất cứ thứ thuốc gì với những cơn đau quặn nơi bụng trừ khi bạn đã được tư vấn bởi nhân viên y tế. Đặc biệt tránh dùng thuốc nhuận tràng, thuốc thụt và thuốc giảm đau.
Đau bụng do căng thẳng hoặc lo lắng: Nếu con bạn bị đau bụng do căng thẳng hoặc lo lắng và bé đã được đi khám bác sĩ, những đề nghị sau có thể làm giảm cơn đau:
  • Giúp con bạn bớt lo lắng. Những đứa trẻ mắc chứng đau bụng lặp đi lặp lại có xu hướng nhạy cảm, tận tâm, hay trầm trọng hóa vấn đề, thậm chí đó là những đứa trẻ kiểu mẫu. Điều này có thể khiến chúng dễ bị tổn thương hơn trước những vấn đề căng thẳng bình thường của cuộc sống, chẳng hạn như chuyển trường hoặc thay đổi chỗ ở. Hãy giúp con bạn nói ra những sự kiện khiến bé căng thẳng và làm thế nào để đối diện với chúng.
  • Hãy đảm bảo là bé không nghỉ học buổi nào vì chứng đau bụng. Những đứa trẻ này có khuynh hướng muốn được ở nhà khi mọi thứ diễn ra không như ý muốn.
  • Dạy con tập những bài thể dục thư giãn trước những cơn đau nhẹ. Cho bé nằm xuống ở một nơi yên tĩnh, thở sâu, chậm và nghĩ về những điều làm bé dễ chịu. Nghe những băng ghi âm dạy thư giãn có thể giúp ích bé trong trường hợp này.
  • Lưu ý: Bạn nên đưa con đi kiểm tra sức khỏe toàn diện trước khi kết luận rằng những cơn đau bụng lặp đi lặp lại ở bé là do lo lắng quá mức.

Biên dịch - Hiệu đính: Nguồn: Y học cộng đồng

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Co thắt Dupuytren là một tình trạng ảnh hưởng đến bàn tay. Khi mắc bệnh, mô bên dưới da bàn tay bị siết chặt nên ngón tay bị uốn cong về phía bàn tay và giữ nguyên trạng thái như vậy. Bệnh có thể chỉ xảy ra ở một bàn tay nhưng thường thì cả hai bàn tay
  • 17-10-2018

    Đi tiêu ra máu là thuật ngữ y khoa dùng để mô tả sự xuất hiện của máu trong phân. Máu có thể chứa đầy cả bồn cầu, hay trải dài thành một vệt trên thành bồn cầu, hoặc chỉ là một vài giọt máu, đây là tình trạng bất thường mà chúng

  • 18-09-2018

    Màng não là các lớp lót bảo vệ não,bao bọc xung quanh não trong hộp sọ và quanh tủy sống trong ống sống.

  • 28-05-2018
    Bệnh hột xoài (hay còn gọi là u lympho sinh dục hoặc u hạt bạch huyết hoa liễu) là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục. Đây là bệnh do vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây nên. Vi khuẩn này đi qua da và niêm mạc bị xây xát vào các hạch bạch
  • 28-05-2018
    Dày sừng ánh sáng (hay còn gọi là dày sừng quang hóa - Actinic Keratosis) là 1 sang thương da gây ra bởi tia tử ngoại mà có thể tiến triển đến ung thư tế bào đáy. Đây là những sang thương thường gặp nhất ở da và chúng có khả năng tiến triển thành ác
  • 28-05-2018
    Viêm quanh khớp vai thể đông cứng (Frozen shouder) là bệnh có đặc trưng lâm sàng là đau và hạn chế vận động khớp vai. Nguyên nhân là do viêm dính bao khớp ổ chảo-cánh tay, không có tổn thương sụn và xương khớp vai, không do chấn thương mới khớp vai,