Co thắt Dupuytren (co thắt Dupuytren ở bàn tay)

Co thắt Dupuytren là một tình trạng ảnh hưởng đến bàn tay. Khi mắc bệnh, mô bên dưới da bàn tay bị siết chặt nên ngón tay bị uốn cong về phía bàn tay và giữ nguyên trạng thái như vậy. Bệnh có thể chỉ xảy ra ở một bàn tay nhưng thường thì cả hai bàn tay

Dấu hiệu và triệu chứng của co thắt Dupuytren (co thắt Dupuytren ở bàn tay)

Các triệu chứng chính của bệnh co thắt Dupuytren là các ngón tay bị uốn cong về phía bàn tay và có khối u nhỏ không đau ở phần giữa lòng bàn tay. Người bệnh thường thấy dấu hiệu đầu tiên là khó cầm nắm đồ vật. Ngón út và ngón đeo nhẫn thường bị ảnh hưởng nhất. Cuối cùng, bàn tay có thể không duỗi thẳng được. Thường thì bệnh không đau nhưng người bệnh có thể thấy khó chịu khi cố gắng cầm nắm đồ vật. Da trên lòng bàn tay bạn có thể bị nhăn lại.
Trong một số trường hợp hiếm gặp, gân hoặc các khớp có thể bị viêm và đau.
Bạn có thể có các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Nếu bạn có các dấu hiệu và triệu chứng được đề cập ở trên, hay có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.
Nguyên nhân gây bệnh hiện còn chưa rõ, nhưng bệnh co thắt Dupuytren không lây nhiễm. Bệnh thỉnh thoảng có xu hướng di truyền. Bệnh thường gặp hơn ở những người có bệnh sử chấn thương tay và mắc một số bệnh lý chẳng hạn như tiểu đường, nghiện rượu và hút thuốc.;

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc co thắt Dupuytren (co thắt Dupuytren ở bàn tay)

Có rất nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ co thắt Dupuytren ở bàn tay, bao gồm:
  • Tuổi tác. Bệnh thường xảy ra nhất sau 50 tuổi;
  • Giới tính. Nam dễ mắc bệnh hơn nữ và khi bị thì thường nặng hơn nữ;
  • Chủng tộc. Người gốc Bắc Âu có nguy cơ mắc bệnh cao hơn;
  • Tiền căn gia đình. Bạn có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nếu trong gia đình có người từng mắc co thắt Dupuytren;
  • Sử dụng thuốc lá và rượu. Hút thuốc là gây nên những thay đổi vi thể trong mạch máu, làm tăng nguy cơ co thắt Dupuytren;
  • Mắc bệnh tiểu đường.
Không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh. Những dấu hiệu trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.

Điều trị co thắt Dupuytren

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán bằng cách quan sát hình dáng và tìm khối u không đau trong lòng bàn tay. Khối u này thường cứng và nằm ở tận cùng dải mô chạy từ ngón tay đến lòng bàn tay. Bác sĩ cũng có thể kiểm tra xem bạn có thể duỗi thẳng bàn tay ra trên một mặt phẳng hay không. Nếu không thể duỗi thẳng được, bạn có thể được chẩn đoán đã mắc bệnh co thắt Dupuytren.
Nếu tình trạng của bệnh không nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ đề nghị bạn tập thể dục, tắm nước nóng, tập co giãn bàn tay (vật lý trị liệu) và nẹp ngón tay.
Nếu bệnh trở nặng, bạn có thể được tiêm thuốc (collagenase hoặc corticosteroid) vào bàn tay để làm chậm diễn tiến bệnh. Nếu bạn gặp vấn đề đáng kể trong việc sử dụng bàn tay thì bác sĩ có thể tiến hành phẫu thuật. Các mô bàn tay sẽ được tách ra và cắt bỏ bớt. Điều này làm cho các ngón tay quay trở lại tư thế bình thường của chúng, tuy nhiên bệnh vẫn có thể tái phát.
Một phương pháp điều trị khác là xạ trị. Phương pháp này được sử dụng cho trường hợp co rút nhẹ và mô không quá dày. Xạ trị có thể giúp dừng hoặc làm chậm sự dày lên của các mô và thường chỉ được sử dụng một lần.;

Thói quen sinh hoạt giúp bạn hạn chế diễn tiến của co thắt Dupuytren

Những thói quen sinh hoạt và phong cách sống dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế diễn tiến co thắt Dupuytren ở bàn tay:
  • Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe của bạn;
  • Kiểm soát các yếu tố góp phần gây bệnh như tiểu đường, động kinh và chấn thương bàn tay lặp lại nhiều lần;
  • Mang găng bảo vệ khi thực hiện các công việc tay chân.
Nếu có bất kỳ thắc mắc hay đề nghị nào, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế để được có giải đáp tốt nhất.

(nguồn Hello Bác sĩ)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Các nhà nghiên cứu nghi ngờ bệnh có thể là do mất cân bằng hóa chất dopamin của não. Hóa chất này gửi thông điệp kiểm soát cử động cơ. Hội chứng chân không nghỉ di truyền trong gia đình ở tới 50% số người bị hội chứng chân không nghỉ, đặc
  • 28-05-2018
    Lao cột sống là một bệnh lao xương khớp nặng, chiếm tỉ lệ cao trong các bệnh lao xương khớp. ThS. Vũ Thị Tuyết Mai - Bộ Y tế
  • 28-05-2018
    Trong năm 2012, trên thế giới ước tính 8.6 triệu người nhiễm lao và 1.3 triệu người chết do lao (trong đó 320000 người dương tính với HIV). Ở Việt nam ước tính 200000 nhiễm lao và tỷ lệ tử vong là 2.4/ 100000.
  • 28-05-2018
    Chấn thương thanh quản là một loại chấn thương thường đi kèm chung với chấn thương sọ não. Gây tắc nghẽn đường thở và gây tử vong. ThS. Vũ Thị Tuyết Mai - Bộ Y tế
  • 28-05-2018
    Viêm phổi do nhiễm trùng bào tử Pneumocystis (tên tiếng anh là Pneumocystis Pneumonia, viết tắt là PCP) là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng gây viêm và tích tụ chất dịch trong phổi. PCP được gây ra bởi một loại nấm tên Pneumocystis jiroveci. Loại nấm
  • 28-05-2018
    Glôcôm là một bệnh nguy hiểm và phức tạp trong nhãn khoa, theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới ( WHO), Glôcôm là nguyên nhân đứng thứ 2 gây mù loà sau đục thuỷ tinh thể và là nguyên nhân hàng đầu gây mù không hồi phục. Ở Việt Nam, từ lâu Glôcôm được