Cơn đau quặn thận

Cơn đau quặn thận thường xuất hiện sau một gắng sức với đặc điểm đau vùng hố thắt lưng, đau lan phía trước vùng hạ sườn phải hoặc hạ sườn trái, lan xuống vùng bẹn, vùng sinh dục ngoài. Đau dữ dội không có tư thế nào giảm đau. Đây là cơn đau rất cấp tính,

Cơn đau quặn thận

Cơn đau quặn thận thường xuất hiện sau một gắng sức với đặc điểm đau vùng hố thắt lưng, đau lan phía trước vùng hạ sườn phải hoặc hạ sườn trái, lan xuống vùng bẹn, vùng sinh dục ngoài. Đau dữ dội không có tư thế nào giảm đau. Đây là cơn đau rất cấp tính, dữ dội thường yêu cầu xử trí cấp cứu. Đau toát mồ hôi, đôi khi buồn nôn, nôn, mót đi ngoài, buồn đi tiểu, bụng chướng, mặt tái nhợt. Cơn đau thường kéo dài 20-60 phút, thậm chí lâu hơn trong vài giờ. Đau có thể kèm theo đái máu, sốt hoặc ớn lạnh.
Bên cạnh đau dữ dội, một số triệu chứng khác gợi ý tình trạng nặng như sốt cao trên 38,5 độ C, không đi tiểu được, nôn nhiều không kiểm soát được. Khi có một trong các triệu chứng trên cần nhập viện cấp cứu.
Có nhiều nguyên nhân gây ra cơn đau quặn thận như sỏi niệu quản, xuất huyết đài bể thận, viêm chít hẹp quanh niệu quản, sỏi đài bể thận, u niệu quản, u bàng quang…nhưng thường gặp là do sỏi thận.

Triệu chứng của cơn đau quặn thận

cơn đau quặn thận
Triệu chứng của cơn đau quặn thận

Cơn đau quặn thận thường xuất hiện sau một gắng sức với đặc điểm đau vùng hố thắt lưng, đau lan phía trước vùng hạ sườn phải hoặc hạ sườn trái, lan xuống vùng bẹn, vùng sinh dục ngoài. Đau dữ dội không có tư thế nào giảm đau. Đau toát mồ hôi, đôi khi buồn nôn, nôn, mót đi ngoài, buồn đi tiểu, bụng chướng, mặt tái nhợt. Cơn đau thường kéo dài 20-60 phút, thậm chí lâu hơn trong vài giờ. Đau có thể kèm theo đái máu, sốt hoặc ớn lạnh.
Cơn đau quặn thận có thể xuất hiện đột ngột do sự căng trướng đột ngột của vỏ bao thận hoặc của niệu quản và đài bể thận. Nó có thể xảy ra sau khi chơi thể thao, lao động hay đi một quãng đường xa. Bệnh nhân đau như dao đâm, như có sự co thắt ở bên trong.
Cơn đau có thể xuất phát từ thận: Đau khu trú ở vùng sườn, thắt lưng, dưới xương sườn 12, bên ngoài của khối cơ chung thắt lưng - cùng, lan ra phía trước, hướng về phía rốn và hố chậu. Cơn đau này gặp trong viêm bể thận cấp tính, sỏi bể thận gây ứ nước cấp tính, gây sự căng trướng đột ngột của bao thận hoặc sỏi niệu quản ở 1/3 trên.
Nhiều trường hợp cơn đau xuất phát từ niệu quản. Người bệnh đau từ hố thắt lưng và lan xuống dưới, dọc theo đường đi của niệu quản đến hố chậu, bộ phận sinh dục và mặt trong của đùi.
Nếu hòn sỏi xuống đến phần cuối của niệu quản thì có thể gây ra phù nề và viêm nhiễm ở lỗ niệu, làm bệnh nhân có dấu hiệu đái rắt. Kèm theo cơn đau, bệnh nhân có thể nôn mửa hay buồn nôn, trướng bụng, có thể có sốt và rét run trong trường hợp nhiễm trùng niệu kết hợp.
Thăm khám người bệnh thấy đau nhói ở điểm sườn thắt lưng, dưới xương sườn 12 và cả hố chậu cũng rất đau. Nếu lúc đang cơn đau thì khi sờ nhẹ vào hố thắt lưng, bệnh nhân đã giật nảy người. Các xét nghiệm cần làm là thử nước tiểu, xét nghiệm máu, chụp Xquang hệ tiết niệu, siêu âm thận…, theo dõi số lượng nước tiểu trong 24 giờ.
Một số triệu chứng khác gợi ý tình trạng nặng như sốt cao trên 38,5 độ C, đau nặng dữ dội, không đi tiểu được, nôn nhiều không kiểm soát được. Khi có một trong các triệu chứng trên cần nhập viện cấp cứu.

Nguyên nhân gây cơn đau quặn thận

cơn đau quặn thận
Nguyên nhân gây cơn đau quặn thận

Nguyên nhân gây ra cơn đau quặn thận là do chứng sỏi tiết niệu, huyết khối trong niệu quản hoặc khối u chèn ép niệu quản từ bên ngoài gây tắc cấp tính đường dẫn tiểu, dẫn đến ứ nước, căng trướng đài bể thận đột ngột gây ra cơn đau quặn thận.
Sỏi niệu quản là căn nguyên thường gặp nhất. Sỏi gây ứ niệu làm tăng áp lực trong đài-bể thận, gây tổn thương niệu quản dẫn đến đái máu đại thể. Để chẩn đoán sỏi niệu quản, người ta cần chụp Xquang thận Để phát hiện sỏi nằm trên đường đi của niệu quản. Trên siêu âm thận tiết niệu có hình ảnh đài bể thận giãn là dấu hiệu gián tiếp của sỏi niệu quản. Nguyên nhân gây ra sỏi thận thường do tích tụ các chất khoáng canxi, oxalate, cystine hoặc acid uric trong nước tiểu. Bệnh hay gặp ở nam giới và có tỷ lệ cao gấp 3 lần so với nữ giới. Bệnh có thể gặp ở nhiều lứa tuổi tuy nhiên độ tuổi hay gặp nhất là từ 20-50 tuổi.
Xuất huyết đài-bể thận: chảy máu vùng đài-bể thận hình thành máu tụ trong bể thận dẫn đến tắc niệu quản. Những trường hợp Xuất huyết đài-bể thận đơn thuần khi kiểm tra siêu âm và Xquang tiết niệu không có sỏi.
Viêm chít hẹp quanh niệu quản: Viêm mãn tính thường gặp do lao thận-tiết niệu hoặc u sau phúc mạc chèn ép vào niệu quản.
Một số trường hợp đau quặn thận do sỏi đài-bể thận.
U niệu quản, u bàng quang gây hẹp lỗ niệu quản đổ vào bàng quang.

Điều trị cơn đau quặn thận

Việc điều trị cơn đau quặn thận chủ yếu là giảm đau, giải phóng đường tiết niệu bị tắc nghẽn. Bệnh nhân cũng phải dùng thuốc chống viêm để giảm sự phù nề, chống co thắt, điều trị biến chứng chống nhiễm trùng, chống suy thận.
Nếu sau cơn đau sỏi vẫn còn, bệnh nhân sẽ cảm thấy đau ê ẩm ở vùng thắt lưng trong 5-7 ngày. Nên chụp Xquang để nếu thấy sỏi không di chuyển thì can thiệp để giải phóng sự bế tắc ở niệu quản. Có thể giải quyết bằng phương pháp nội soi, tán sỏi ngoài cơ thể hoặc mổ lấy sỏi tùy theo từng bệnh nhân và điều kiện của từng bệnh viện.
Phụ thuộc vào vị trí và kích thước sỏi. Nếu là sỏi nhỏ (đường kính dưới 4mm), bệnh nhân không đau nhiều (đáp ứng với các thuốc giảm đau đường uống) không nôn, đi tiểu được, ăn uống được có thể được điều trị tại nhà. Nếu sỏi lớn (trên 4mm) hoặc bệnh nhân có các triệu chứng nặng cần nhập viện điều trị.

Phương pháp phòng cơn đau quặn thận

cơn đau quặn thận
Phương pháp phòng cơn đau quặn thận

Dự phòng sỏi: cần xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu để tìm bản chất sỏi và các yếu tố nguy cơ tạo sỏi. Uống nhiều nước giúp tăng lưu lượng nước tiểu để hạn chế tạo sỏi. Cần uống trên 2 lít nước mỗi ngày.
Nếu là sỏi canxi
  • Ăn nhạt, tránh ăn nhiều thịt.
  • Ăn chế độ ăn giàu canxi, có thể bổ sung thêm canxi theo chỉ dẫn của bác sĩ nếu nguyên nhân sỏi thận do tăng oxalate niệu.
Nếu là sỏi urat: giảm lượng acid uric trong máu bằng các thuốc tăng thải acid uric như gây kiềm hóa nước tiểu, dùng các thuốc giảm tổng hợp acid uric (allopurinol).

(nguồn Sức khỏe đời sống và Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe Trung ương)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Táo bón, hay còn gọi là bón, là tình trạng đại tiện khó hơn bình thường và khoảng cách giữa các lần đại tiện kéo dài hơn bình thường. Mỗi người có thói quen đại tiện khác nhau, không nhất thiết phải có quy định chung cho thói quen này. Táo bón được tính
  • 28-05-2018
    Chứng co cứng, co giật toàn thân là một loại động kinh liên quan đến toàn bộ cơ thể. Chứng bệnh này còn được gọi là bệnh động kinh lớn. Tình trạng này xảy ra khi sóng điện não hoạt động bất thường dẫn đến cơ bắp co cứng và mất ý thức. Nếu không được
  • 28-05-2018
    Viêm khớp ở trẻ em (JRA) hay còn được gọi là “viêm khớp vô căn” hoặc “bệnh Still”. Viêm khớp ở trẻ em khác so với viêm khớp dạng thấp ở người lớn. Nó là một căn bệnh mãn tính kéo dài nhiều tháng hay nhiều năm, nhưng khoảng 75% trẻ sẽ khỏi bệnh.
  • 26-10-2018

    Bệnh rubella là bệnh truyền nhiễm do virut gây ra. Khi người phụ nữ bị nhiễm vi rút rubella trong giai đoạn đầu trong 3 tháng đầu của quá trình mang thai, có tới 90% số trường hợp người mẹ có thể truyền vi rút sang thai nhi. Hậu quả thai nhi bị chết

  • 28-05-2018
    Herpes simplex có hai chủng là herpes simplex loại 1 (HSV-1) và loại 2 (HSV-2). Nhiễm virus herpes được phân loại dựa trên bề mặt bị nhiễm bệnh; ví dụ Herpes miệng có các triệu chứng nhìn thấy được như: lở loét, lạnh hoặc sốt, herpes miệng là hình thức
  • 28-05-2018
    Viêm loét dạ dày-tá tràng là hiện tượng viêm và mất chất của niêm mạc dạ dày-tá tràng. Viêm loét dạ dày-tá tràng là một bệnh khá phổ biến, với chừng 5 - 10% dân số có viêm loét dạ dày-tá tràng trong suốt cuộc đời mình và nam giới hay gặp gấp 4 lần nữ