Tiêu chảy và sự mất nước

Tiêu chảy là đi tiêu phân lỏng. Hầu hết bệnh tiêu chảy ở trẻ em bị gây ra bởi vi – rút và thường tự cải thiện trong vòng một tuần. Mặc dù có thể có rất nhiều nguyên nhân gây ra tiêu chảy, nhưng việc điều trị được đề xuất ở đây thì thích hợp trong trường

Nguyên nhân gây ra tiêu chảy?

Hầu hết bệnh tiêu chảy ở trẻ em gây ra bởi vi-rút và thường tự cải thiện trong vòng một tuần. Mặc dù có rất nhiều nguyên nhân gây ra tiêu chảy, nhưng việc điều trị được đề xuất ở đây thích hợp trong trường hợp tiêu chảy cấp tính thường gặp (khởi bệnh đột ngột dữ dội, trong thời gian ngắn).
Một đứa trẻ mắc bệnh tiêu chảy do vi-rút thường sẽ sốt và khởi bệnh với nôn ói. Một thời gian ngắn sau khi những triệu chứng đó xảy ra, sẽ tiến triển đến tiêu chảy. Thông thường những bé mắc bệnh tiêu chảy do vi-rút sẽ cảm thấy thật sự mệt mỏi.
Bạn nên gọi cho bác sĩ nhi khoa nếu con bạn nhỏ hơn 6 tháng tuổi hoặc có bất cứ triệu chứng nào sau đây:
  • Máu trong phân
  • Nôn ói thường xuyên
  • Đau bụng
  • Đi tiểu ít hơn bình thường (bị ướt ít hơn 6 tả/ngày)
  • Không chảy nước mắt khi khóc
  • Mất đi sự ngon miệng đối với các loại nước
  • Sốt cao
  • Tiêu chảy thường xuyên
  • Miệng khô và dính
  • Sụt ký
  • Khát nước nhiều
Sẽ không thật sự cần thiết điện thoại cho bác sĩ nhi khoa nếu bé vẫn trông khỏe cho dù có thể có:
  • Phân nhiều hơn
  • Bé xì hơi nhiều
  • Phân màu xanh hoặc vàng

Tiêu chảy sẽ kéo dài bao lâu?

Hầu hết tiêu chảy nhẹ kéo dài từ 3 ngày đến 6 ngày. Thỉnh thoảng bé sẽ đi phân lỏng vài ngày sau đó. Miễn là trẻ biểu hiện tốt và đang được cung cấp đầy đủ dịch và thức ăn thì việc đi phân lỏng không phải là mối quan tâm lớn

Điều trị tiêu chảy

Tiêu chảy mức độ nhẹ và chế độ ăn uống

Hầu hết trẻ nên tiếp tục ăn những khẩu phần ăn như thường lệ bao gồm sữa công thức hay sữa tươi trong lúc bé đang bị tiêu chảy mức độ nhẹ. Cho bú sữa mẹ nên được tiếp tục. Nếu con bạn có triệu chứng phù hoặc bị đầy hơi sau khi uống sữa bò hay sữa công thức, hãy gọi cho bác sĩ nhi khoa để thảo luận thay đổi chế độ ăn tạm thời.

Dung dịch đặc biệt cho mức độ nhẹ: Thường không cần thiết sử dụng cho trẻ ở mức độ nhẹ.

Tiêu chảy mức độ vừa

Trẻ với tình trạng tiêu chải khuyên của bác sĩ nhi khoa. Bác sĩ sẽ đề nghị thời gian và liều lượng cho những loại dịch đặc biệt nên được sử dụng. y mức độ vừa có thể được chăm sóc một cách dễ dàng tại nhà với sự chăm sóc sát sao, những dung dịch đặc biệt và lờSau đó, một chế độ ăn bình thường có thể bắt đầu lại. Một số trẻ không thể chịu được sữa bò khi mắc bệnh tiêu chảy và bác sĩ có thể yêu cầu ngưng tạm thời. Cho bú sữa mẹ vẫn nên được tiếp tục.

Dung dịch đặc biệt cho mức độ vừa:
Những dịch đặc biệt (được gọi là dung dịch điện giải) được thiết kế để bù lại nước và muối bị mất đi trong suốt thời gian bị tiêu chảy. Rất hữu ích cho việc chăm sóc tại nhà cho các bé có mức độ từ nhẹ đến trung bình nặng. Không tự thử chuẩn bị các dung dịch đặc biệt này. Sử dụng những dung dịch có thương hiệu ngoài thị hay dung dịch gốc (generic) đều có hiệu quả tương đương nhau. Bác sĩ nhi khoa hoặc dược sĩ có thể nói với bạn sản phẩm nào đang có sẵn trên thị trường.
Nếu bé không nôn ói, những dung dịch đặc biệt này có thể được sử dụng với khối lượng lớn cho tới khi con bạn đi tiểu với số lượng bình thường trở lại.

Tiêu chảy mức độ nặng

Nếu con bạn có biểu hiện tăng nặng các dấu hiệu cảnh báo được liệt kê ở trang đầu tiên, bé có thể bắt buộc truyền dịch ở phòng cấp cứu trong vòng vài giờ để điều trị sự mất nước. Thường thì điều trị nội trú sẽ không cần thiết. Ngay lập tức xin lời khuyên của bác sĩ nhi khoa để có sự chăm sóc thích hợp nếu có triệu chứng của mức độ nặng xảy ra.

Vấn đề tiêu chảy và những câu hỏi thường gặp

* Hỏi: Một đứa trẻ bị tiêu chảy có nên nhịn đói không?
Trả lời: Hoàn toàn không. Ngay khi cho bé bổ sung nước, để cho bé ăn như chế độ ăn thường ngày của bé. Nếu trẻ đang nôn ói, cho trẻ ăn từng lượng nhỏ thức ăn lỏng một cách thường xuyên.
* Hỏi: Thế còn nước ngọt, nước trái cây hay váng sữa thì sao?
Trả lời: Một bé với tình trạng tiêu chảy mức độ nhẹ có thể sử dụng những nước uống hằng ngày. Nhưng nếu như việc tiêu chảy làm cho trẻ cảm thấy khát nước, bé phải sử dụng những dung dịch đặc biệt (xem Dung dịch đặc biệt cho mức độ vừa). Nước ngọt, súp, nước trái cây, nước giải khát dùng cho thể thao và váng sữa có lượng đường và muối không phù hợp và có thể làm cho bệnh của bé nặng hơn.
* Hỏi: Vậy còn thuốc cầm tiêu chảy thì sao?
Trả lời: Những thuốc này không có tác dụng trong hầu hết các trường hợp tiêu chảy và đôi khi có thể gây hại. Không bao giờ sử dụng chúng trừ khi được đề nghị bởi bác sĩ nhi khoa.
* Hỏi: Cách điều trị nào là tốt nhất?
Trả lời: Bởi vì tiêu chảy rất phổ biến, nên có rất nhiều phương pháp điều trị tại nhà từ nhiều năm trước. Một số ý kiến cũ có thể không có hiệu quả và một số có thể làm cho bệnh trở nên tồi tệ hơn. Những lời đề nghị trong bài viết này đều được dựa trên những thông tin có giá trị tốt nhất vào thời điểm này. Nếu bạn có bất kì câu hỏi gì về chúng, hãy gọi bác sĩ nhi khoa.

NÊN và KHÔNG NÊN làm gì khi bé bị tiêu chảy?

Nên làm khi bị tiêu chảy và mất nước

  • Chú ý theo dõi những dấu hiệu mất nước xảy ra ở trẻ khi mất quá nhiều dịch và trở nên khô. Triệu chứng của mất nước bao gồm giảm lượng nước tiểu, không có nước mắt khi trẻ khóc, sốt cao, khô miệng, giảm cân, khát nhiều, thờ ơ và mắt trũng.
  • Gọi bác sĩ nhi khoa nếu có bất kì thay đổi đáng kể nào trong biểu hiện của trẻ
  • Thông báo nếu con bạn có máu trong phân.
  • Thông báo nếu bé biểu hiện sốt cao (nhiệt độ: 1020F hay 390C)
  • Tiếp tục cho trẻ ăn nếu bé không nôn ói. Bạn có thể cho bé ăn lượng ít hơn bình thường hoặc những thức ăn không gây nặng hơn tình trạng rối loạn tiêu hóa của trẻ.
  • Sử dụng những dung dịch thay thế chuyên biệt dành cho tiêu chảy nếu bé thấy khát.

Không nên làm khi bị tiêu chảy và mất nước

  • Thử làm hỗn hợp muối và nước taị nhà nếu bác sĩ nhi khoa không chỉ dẫn bạn và bạn có dụng cụ thích hợp
  • Ngăn cản bé không được ăn khi bé thấy đói
  • Sử dụng sữa đun hoặc nước luộc thịt hay súp.
  • Sử dụng thuốc cầm tiêu chảy mà không được bác sĩ nhi khoa kê toa.

Biên dịch - Hiệu đính:

Nguồn: Y học cộng đồng

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Nuốt khó khăn còn được gọi là chứng khó nuốt. Đây thường là một dấu hiệu của vấn đề về hầu họng hoặc thực quản (ống cơ dẫn thức ăn và dịch từ sau miệng xuống dạ dày). Mặc dù chứng khó nuốt có thể xuất hiện ở bất cứ người nào, song chưng bệnh này thường
  • 28-05-2018
    Khô âm đạo xảy ra khi âm đạo bị mất độ ẩm thông thường (hoặc chất bôi trơn tự nhiên), làm cho người bệnh cảm thấy khó chịu và đau. Bệnh còn khiến sinh hoạt tình dục trở nên không thoải mái.nNhững ai thường bị khô âm đạo?
  • 28-05-2018
    Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến, đứng thứ hai sau ung thư vú trong các ung thư ở nữ trên toàn thế giới cũng như tại Việt Nam. Trong khoảng ba thập kỷ qua, tỷ lệ mắc đã giảm đáng kể ở hầu hết các nước phát triển nhờ chương trình sàng lọc tốt.
  • 28-05-2018
    Huntington bệnh là một bệnh di truyền. Các dấu hiệu và triệu chứng thường phát triển ở tuổi trung niên. Người bị bệnh Huntington càng nhỏ tuổi thì càng nghiêm trọng hơn, và các triệu chứng của họ có thể tiến triển nhanh hơn. Hiếm khi trẻ em có thể phát
  • 28-05-2018
    Bệnh nướu là gì? Bệnh nướu là tình trạng viêm của nướu, có thể tiến triển làm ảnh hưởng tới phần xương bao quanh và nâng đỡ răng. Nguyên nhân của bệnh là do các vi khuẩn trong mảng bám – đây là một lớp màng không màu, dính được hình thành liên tục
  • 28-05-2018
    Bệnh động mạch ngoại biên (PAD) là bệnh lý trong đó mảng bám tích tụ trong các động mạch mang máu đến não, các cơ quan và các chi. Mảng bám được tạo thành từ chất béo, cholesterol, canxi, mô sợi, và các chất khác trong máu.