Chứng mù màu

Thuật ngữ mù màu thường làm lầm lẫn. Thuật ngữ chính xác hơn là sự khiếm khuyết thị giác màu sắc (sắc giác) (CVD). Những người mà không thể nhìn thấy tất cả màu sắc nhưng vẫn thấy được mọi thứ khác như những người bình thường thì không phải bị mù màu.

Triệu chứng của chứng mù màu ở trẻ em

Những dấu hiệu cho thấy trẻ bị mù màu bao gồm:
  • Khó khăn khi nhận biết các màu sắc khác nhau khi đã trên 4 tuổi
  • Không có khả năng phân biệt đồ vật bằng màu sắc
Những triệu chứng thường nhẹ nên vài trẻ không biết chúng bị mù màu. Ba mẹ có thể thấy những dấu hiệu của chứng mù màu khi trẻ học về màu sắc.

Sự di truyền của chứng mù màu

Chứng mù màu hầu như thường là tình trạng thuộc về gen. Một số người mù màu do được di truyền từ gen, một số khác thì phát sinh do sự biến đổi gen (đột biến) trong quá trình phát triển.
Chứng mù màu có thể phát sinh do hậu quả của chấn thương có tổn thương võng mạc hoặc não, bệnh lý thoái hóa ở mắt hay các nguyên nhân khác.

Chứng mù màu Đỏ-xanh lá

Chứng mù màu Đỏ-xanh lá thường do di truyền. Nó gặp ở 8% nam giới và chỉ 0.4% nữ giới. Nguyên nhân do gen quy định mù màu Đỏ-xanh lá nằm trên nhiễm sắc thể (NST) X (liên kết giới tính)
Nam giới chỉ có 1 NST X còn nữ giới thì có 2 NST X. Ở phụ nữ, gen chức năng chỉ ở trên 1 trong 2 NST X là đủ khả năng tạo sắc giác bình thường.

Chứng mù màu Xanh dương-vàng

Chỉ 5% những người bị mù màu là có mù màu Xanh dương-vàng. Tỉ lệ giống nhau ở nam và nữ do gen quy định nằm trên NST không liên quan giới tính (NST 7)

Chứng mù màu do gen không phải di truyền

Chứng mù màu không phải luôn luôn do di truyền. Nó có thể bị do sự biến đổi NST trong quá trình phát triển (đột biến).

Chẩn đoán chứng mù màu

Nếu nhiều bài tập tại trường học được mã hóa màu sắc, trẻ em có vấn đề về sắc giác sẽ tăng khó khăn về việc học.Người ta thường khuyến cáo tất cả trẻ em, đặc biệt là bé trai, nên kiểm tra sắc giác định kỳ trong giai đọan sớm của tuổi đi học
Kiểm tra sắc giác có thể được thực hiện bởi bác sĩ nhãn khoa và chuyên gia khúc xạ, bằng những bảng được thiết kế đặc biệt. Một số dịch vụ y tế học đường cũng sẽ có thể kiểm tra sắc giác cho trẻ em.
Nếu sự khiếm khuyết sắc giác được phát hiện, kiểm tra sâu hơn có thể cần để cho biết chính xác bản chất của sự khiếm khuyết là gì, và nó sẽ ảnh hưởng đến người đó sẽ có thể làm một số ngành nghề nào hay có thể được cấp bằng lái xe lọai nào.
Bất kỳ đứa trẻ nào được phát hiện bị mù màu cũng cần được cho biết rằng mù màu không phải là một bệnh lý.

Điều trị chứng mù màu

Nhìn chung không có cách chữa khỏi chứng mù màu. Tuy nhiên, vài loại kính lọc và kính tiếp xúc nhuộm màu sẽ giúp cho người mù màu phân biệt các màu sắc khác nhau tốt hơn.
Chuyên viên khúc xạ sẽ cung cấp kính tiếp xúc nhuộm đơn sắc đỏ để đeo vào mắt ưu thế. Điều này có thể làm cho người mang kính vượt qua được 1 số bài kiểm tra mù màu, nhưng họ cần 1 ít sử dụng thực tế.
  • Nơi trợ giúp
  • Bác sĩ của bạn
  • Bác sĩ nhãn khoa
  • Chuyên gia khúc xạ

Những thách thức của chứng mù màu

Nhiều việc chúng ta làm mỗi ngày dựa trên khả năng chúng ta có thể phân biệt các vật bởi màu sắc của chúng. Có nhiều mức độ khiếm khuyết sắc giác, cường độ của ánh sáng và độ gần của vật thể cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng sắc giác.
Nếu con người không thể thấy sự khác nhau của màu sắc, họ phải dựa vào những khác biệt khác. Ví dụ, một người chỉ có thể cho biết phân biệt đèn tín hiệu giao thông đỏ và xanh bởi vị trí của chúng (đèn đỏ ở trên đèn xanh). Trong đêm mưa, tối sẽ khó phân biệt.

Lái xe và chứng mù màu

Nhiều người bị mù màu đỏ-xanh lá sẽ có thể lấy bằng lái xe nhưng không được cấp bằng lái thương mại hay không được phép lái xe ban đêm.
Hầu hết những người bị mù màu có thể nhận biết sự khác nhau giữa đèn đỏ và xanh được dùng ở những đèn giao thông hiện đại. Những người không nhận biết được có thể kiểm tra vị trí của đèn đang sáng – đèn đỏ/dừng thì luôn ở trên cùng.

Nghề nghiệp và chứng mù màu

Những nghề nghiệp nào đó, như phi công, đòi hỏi nhân viên có sắc giác bình thường. Những nhó nghề khác sẽ không cho nhân viên bị mù màu làm những công việc nào đó – ví dụ như, ở nơi dây dẫn hay đèn cảnh báo được mã hóa bằng màu.

Điều cần nhớ

  • Người bị mù màu thường gặp khó khăn với màu xanh lá, cam, vàng và đỏ.
  • Chứng mù màu thường do di truyền và gặp ở nam nhiều hơn nữ
  • Chứng mù màu gây ra do sự khiếm khuyết vài tế bào cảm thụ màu sắc chuyên biệt ở phần sau của mắt.
Tài liệu tham khảo
http://www.betterhealth.vic.gov.au/bhcv2/bhcarticles.nsf/pages/Colour_blindness?open

Biên dịch - Hiệu đính: Nguồn: Y học cộng đồng

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 17-10-2018

    Ở các khoa gan mật luôn có khoảng 1/4 số bệnh nhân nằm điều trị bị bệnh xơ gan, trong đó có hai nguyên nhân chính gây bệnh xơ gan là viêm gan siêu vi B và viêm gan do rượu. Một phần bệnh nhân bị tử vong do các biến chứng của xơ gan như phù, tràn dịch

  • 07-09-2018

    Hạ đường huyết là một tình trạng đặc trưng bởi mức thấp bất thường của lượng đường trong máu (glucose), nguồn năng lượng chính của cơ thể.

  • 17-10-2018

    Dây hãm dương vật hay còn gọi là dây hãm quy đầu (frenulum) là dải niêm mạc có hình chữ Y ngược, nằm ở mặt dưới quy đầu nối liền quy đầu và lớp bao da quy đầu. Khi “cậu nhỏ” làm nhiệm vụ “chào cờ” thì dây hãm căng lên.

  • 28-05-2018
    Bệnh não gan, hay còn gọi là bệnh hôn mê gan, là bệnh mất chức năng não xảy ra khi gan không thể loại bỏ các độc tố ra khỏi máu. Bệnh gây ra những thay đổi về hành vi, trạng thái tinh thần và hệ thống thần kinh do suy gan. Tình trạng này được cho là
  • 04-07-2018
    Mày đay là một bệnh lý ngoài da dị ứng do nhiều nguyên nhân khác nhau ở bên trong cũng như bên ngoài cơ thể, biểu hiện là những sẩn mảng đỏ phù nề, kích thước kích thước to nhỏ khác nhau. Sẩn nổi trên mặt da, có thể hơi đỏ hoặc nhợt nhạt hơn vùng da
  • 28-05-2018
    Nuốt khó khăn còn được gọi là chứng khó nuốt. Đây thường là một dấu hiệu của vấn đề về hầu họng hoặc thực quản (ống cơ dẫn thức ăn và dịch từ sau miệng xuống dạ dày). Mặc dù chứng khó nuốt có thể xuất hiện ở bất cứ người nào, song chưng bệnh này thường