Mày đay

Mày đay là một bệnh lý ngoài da dị ứng do nhiều nguyên nhân khác nhau ở bên trong cũng như bên ngoài cơ thể, biểu hiện là những sẩn mảng đỏ phù nề, kích thước kích thước to nhỏ khác nhau. Sẩn nổi trên mặt da, có thể hơi đỏ hoặc nhợt nhạt hơn vùng da

Bệnh mày đay là gì ?

Mày đay là một bệnh lý ngoài da dị ứng do nhiều nguyên nhân khác nhau ở bên trong cũng như bên ngoài cơ thể, biểu hiện là những sẩn mảng đỏ phù nề, kích thước kích thước to nhỏ khác nhau. Sẩn nổi trên mặt da, có thể hơi đỏ hoặc nhợt nhạt hơn vùng da xung quanh. Kích thước và hình dáng của các mảng sẩn thay đổi nhanh chóng, khi lặn đi thường không để lại dấu vết gì
Có 2 dạng mày đay: Cấp tính và mãn tính

  • Cấp tính: Xảy ra đột ngột và biến mất nhanh sau vài giờ hoặc vài ngày, hay gặp ở người trẻ và nguyên nhân thường gặp là do thức ăn hoặc thuốc.
  • Mạn tính: Kéo dài trên 6 tuần, đa số là tự phát (vô căn), trường hợp này phải dựa vào những nghiên cứu thật công phu, tỉ mỉ mới có thể tìm được nguyên nhân.

Mày đay thường không ảnh hưởng đến sức khỏe bởi chỉ là biểu hiện ngoài da, nhưng làm bệnh nhân khó chịu. Bệnh dễ phát hiện vì có biểu hiện rõ ràng nhưng lại khó chữa vì khó xác định nguyên nhân.

Nguyên nhân gây mày đay

Nguyên nhân gây mày đay

Mày đay thông thường

a. Thức ăn: Những loại có thể gây dị ứng như sữa, trứng, cá biển, tôm cua, sò, ốc, phô mai, đồ hộp, mắm, tương, chao, sô-cô-la, rượu, bia. Các chất tạo màu thực phẩm và các chất bảo quản thực phẩm.
b. Thuốc: Có thể xảy ra ngay sau khi dùng lần đầu hoặc từ 5-10 ngày sau. Nổi mày đay đơn thuần hay có kèm với sốt, đau khớp, nổi hạch...
Các thuốc thường gây dị ứng nổi mày đay là Pennicillin (nguy hiểm nhất), Aspirin, thuốc hạ nhiệt, các chất cản quang có chứa iod (trong chụp X-quang), thuốc ức chế men chuyển (điều trị cao huyết áp, suy tim), thuốc gây mê, huyết thanh, vaccin v.v...
c. Nọc độc: Ong, kiến, sâu bọ...
d. Kháng nguyên hô hấp: Rơm rạ, phấn hoa, bụi nhà, lông vũ, men mốc...
e. Nhiễm:

  • Virus (viêm gan siêu vi B, C).
  • Vi khuẩn (ở tai, mũi, họng; bộ phận tiêu hóa, răng, miệng, niệu sinh dục).
  • Ký sinh trùng đường ruột (giun, sán, giun kim).
  • Nấm (candida ở da, nội tạng).

Mày đay do tiếp xúc (với chất hữu cơ hay hóa học)

Mày đay vật lý

a. Da vẽ nổi.
b. Mày đay do vận động xúc cảm.
c. Mày đay do chèn ép, chấn động.
d. Mày đay do lạnh, nóng, nước, ánh sáng mặt trời.

Mày đay hệ thống

a. Bệnh chất tạo keo (luput đỏ...).
b. Viêm mạch.
c. Bệnh nội tiết (tiểu đường, cường giáp).
d. Bệnh ung thư.

Mày đay do di truyền

Mày đay tự phát (vô căn).

Các yếu tố nguy cơ

Các yếu tố nguy cơ

Trên thực tế, có một số yếu tố dễ gây nổi mày đay gồm:

  • Phụ nữ mang thai, thường bị nổi ban, dát ngứa ở 3 tháng cuối và sau khi sinh;
  • Nổi mày đay do lạnh;
  • Nổi mày đay do đè ép xuất hiện chậm sau khi vùng da bị đè ép từ 3 - 12 giờ;
  • Chứng vẽ nổi da là sẩn ngứa mà khi ta vẽ lên đó có nổi hình nét vẽ;
  • Mày đay do ánh sáng mặt trời, mày đay do nước;
  • Mày đay và phù mạch do gắng sức có tình trạng tăng histamine sau vận động gắng sức và ăn một số thức ăn lạ gây dị ứng như nhộng tằm, cá ngừ, tôm tích...
  • Mày đay cấp thường do một số tác nhân gây ra gồm: một số thuốc chữa bệnh như penicillin, thuốc giảm đau chống viêm (ibuprofen, aspirin...), thuốc hạ huyết áp; thức ăn gây dị ứng như: lạc, hạt điều, trứng, cá, các loại nhuyễn thể...; bọ nhà, phấn hoa, lông chó mèo; nhiễm khuẩn, nhiễm virút hay gây mày đay, phù mạch ở trẻ em.

Chẩn đoán bệnh mày đay

Chẩn đoán bệnh mày đay

Chẩn đoán xác định bệnh

Dựa vào triệu chứng lâm sàng: Người bệnh ngứa, trên da xuất hiện các sẩn mảng đỏ phù nề, kích thước to nhỏ khác nhau

Chẩn đoán nguyên nhân

Các xét nghiệm sau đây nhằm tìm kiếm nguyên nhân hỗ trợ cho việc điều trị

  • Công thức máu, xét nghiệm phân tìm ký sinh trùng đường ruột, tìm ấu trùng giun chỉ trong máu.
  • Khám dịch vị để xác định có triệu chứng thiểu toan hoặc vô toan.
  • Xét nghiệm về cơ địa dị ứng, dị ứng thuốc, phản ứng nội bì với histamin.

Điều trị mày đay

Điều trị mày đay

1. Trong cơn cấp:

  • Ăn nhẹ, giảm muối.
  • Trường hợp gây ngứa, khó chịu nhiều, có thể dùng giấm thanh pha trong nước ấm (1 phần giấm 2 phần nước) để thoa hay tắm.
  • Tránh dùng thuốc mỡ kháng histamin (phenergan) thoa vì dễ gây viêm da dị ứng. Mỡ corticoide ít hiệu quả, có thể gây một số tác dụng phụ (nhất là khi thoa trên diện tích quá lớn).

Hiện nay có một số thuốc chống dị ứng (thuốc kháng histamin) thế hệ mới không gây buồn ngủ, có thể sử dụng như:

  • Loratadine (Clarityne) 10mg x 1 viên/ngày.
  • Cetirizine (zyrtec) 10mg x 1 viên/ngày.
  • Acrivastine (Semprex) 8mg x 3 viên/ngày.
  • Astemizole (Hismanal) 10mg x 1 viên/ngày.

Thuốc corticoide (uống hay tiêm) chỉ nên dùng trong điều trị mày đay cấp, nặng, kèm phù thanh quản; Một số trường hợp nổi mày đay do viêm mạch, mày đay do chèn ép không đáp ứng với các thuốc kháng histamin thông thường; Không nên dùng để điều trị mày đay mạn tính tự phát.
2. Đối với mày đay mạn tính: vì thường liên quan tới các bệnh lý bên trong nên bệnh nhân cần đến bác sĩ chuyên khoa khám, làm thêm các xét nghiệm cần thiết để tìm đúng nguyên nhân và có cách điều trị thích hợp.

Chăm sóc bệnh nhân mày đay

Chăm sóc bệnh nhân mày đay

Các chuyên gia da liễu khuyến cáo, khi da có biểu hiện sẩn, phù, người dân nên ngừng sử dụng tất cả các loại thuốc hoặc thực phẩm nghi ngờ gây dị ứng, hạn chế gãi, chà xát mạnh trên da.
Bạn có thể áp lạnh hoặc tắm lạnh, tránh tắm nóng, tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp, mặc quần áo cotton nhẹ nhàng, tránh các hoạt động nặng hoặc các nguyên nhân gây ra mồ hôi.
 

(nguồn Sức khỏe đời sống và Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe Trung ương)

- 04-07-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Hoại tử vô mạch là một căn bệnh về xương, xảy ra do mất tạm thời hoặc vĩnh viễn nguồn cung cấp máu tới xương. Nếu không được cung cấp đủ máu, các tế bào xương sẽ bắt đầu chết đi khiến cho xương trở nên dễ gãy. Nếu hoại tử vô mạch ở gần khớp, bề mặt khớp
  • 28-05-2018
    Trước tiên, bụng là phần cơ thể nằm dưới xương sườn và trên vùng chậu. Khi bạn bị đau ở vùng này thì các bác sĩ sẽ gọi đó là đau bụng. Tuy nhiên, đau bụng còn có những thuật ngữ khác như đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa, …
  • 17-10-2018

    Nấm miệng là một tình trạng mà trong đó các loại nấm Candida albicans tích tụ trên niêm mạc miệng. ThS. Vũ Thị Tuyết Mai - Bộ Y tế

  • 28-05-2018
    Chứng rối loạn thần kinh là một thuật ngữ y học dùng cho trạng thái thần kinh kém hoặc bất thường kèm theo ảo tưởng hoặc ảo giác. Ảo tưởng là tình trạng nhận thức sai lệch về những việc đang diễn ra xung quanh, còn ảo giác là nhìn thấy hoặc nghe thấy
  • 28-05-2018
    Thắt ống dẫn tinh là phương pháp đơn giản, an toàn, thủ thuật triệt sản đáng tin cậy, là một trong những thủ thuật chủ yếu của kế hoạch hóa gia đình. Thông qua phẫu thuật là để ngăn chặn đường dẫn đến việc vận chuyển của tinh trùng. Do đó mà đạt được
  • 17-10-2018

    Chứng vẹo cổ là bệnh rối loạn vận động với sự co thắt cơ trơn. Sự co thắt dẫn đến chuyển động bất thường của cơ cổ và khiến cho đầu bị nghiêng sang một bên. Chứng vẹo cổ là bệnh loạn trương lực cơ lưu trú và dạng phổ biến nhất là chứng vẹo cổ do co thắt.