Căng cơ và bong gân

Căng cơ là những chấn thương đến cơ do cơ giãn căng quá mức, trong khi những chấn thương bong gân liên quan cả sự căng giãn cơ hoặc một phần dây chằng (chỗ nối 2 xương) hoặc gân (chỗ nối cơ và xương). Bong gân và căng cơ thường gặp ở trẻ em tuổi thanh

Căng cơ là gì? Lứa tuổi nào thường bị căng cơ và bong gân

Căng cơ và bong gân

Căng cơ là những chấn thương đến cơ do cơ giãn căng quá mức, trong khi những chấn thương bong gân liên quan cả sự căng giãn cơ hoặc một phần dây chằng (chỗ nối 2 xương) hoặc gân (chỗ nối cơ và xương). Bong gân và căng cơ thường gặp ở trẻ em tuổi thanh thiếu niên hơn là ở trẻ nhỏ.
Căng cơ và bong gân ở thanh thiếu niên

Dấu hiệu và triệu chứng của căng cơ và bong gân

  • Đau ở khớp hoặc cơ
  • Sưng lên hoặc thâm tím
  • Nóng rát và đỏ ở vùng bị chấn thương
  • Khó cử động ở vùng bị chấn thương

Cách xử lý căng cơ và bong gân

  • Ngừng mọi hoạt động ngay lập tức
  • Thực hiện R.I.C.E trong 48h sau khi bị chấn thương:
  • Rest (Nghỉ ngơi): để vùng bị chấn thương nghỉ ngơi cho đến khi bớt đau.
  • Ice (Chườm đá): bọc một túi đá hoặc gạc lạnh trong một khăn sạch và đặt lên vùng bị chấn thương ngay lập tức. Mỗi lần không quá 20 phút(thường khoảng 10-15 phút), làm như vậy 4-8 lần/ngày trong 1-2 ngày đầu (sau 1-2 ngày đầu sẽ chuyển sang ngâm nước ấm).
  • Compression (Băng ép): Sử dụng loại băng có độ đàn hồi băng bó phần bị chấn thương ít nhất 2 ngày, lưu ý không băng quá chặt.
  • Elevation (Nâng cao): nâng cao vùng bị chấn thương để giảm sưng
  • Cho con bạn sử dụng ibuprofen hoặc acetaminophen để giảm đau và giảm sưng.
  • Cho trẻ đến các cơ sở y tế nếu trẻ có biểu hiện nào?
  • Đau nhiều khi chạm vào vùng bị chấn thương hoặc khi di chuyển
  • Gặp vấn đề khi mang vác vật nặng và tình trạng này vẫn tiếp diễn không giảm theo thời gian
  • Gia tăng mức bầm tím
  • Tê hoặc có cảm giác rần rần như kiến bò ở vùng bị chấn thương
  • Vùng chi có hiện tượng bị cong hoặc biến dạng
  • Xuất hiện những dấu hiệu nhiễm trùng (nóng rát, đỏ, vết trầy, sưng và đau nhức)
  • Tình trạng căng cơ hoặc bong gân không cải thiện sau 5-7 ngày

Biện pháp phòng tránh căng cơ và bong gân

Dạy trẻ em khởi động làm nóng đúng cách và co giãn cơ trước/sau khi tập thể dục hoặc tham gia thể thao, và đảm bảo rằng trẻ luôn luôn mang các dụng cụ bảo hộ thích hợp.

Biên dịch - Hiệu đính: Nguồn: Y học cộng đồng

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Hạ thân nhiệt là tình trạng nhiệt độ cơ thể giảm bất thường. Bình thường, nhiệt độ cơ thể chúng ta vào khoảng 37°C. Khi bị chứng hạ thân nhiệt, nhiệt độ cơ thể bạn giảm xuống dưới 35°C và cần phải được cấp cứu ngay lập tức.
  • 28-05-2018
    Ung thư nguyên bào võng mạc có thể xảy ra ở một hoặc cả hai mắt, thường ở trẻ em, nhưng cũng có thể gặp ở người lớn.
  • 28-05-2018
    Huntington bệnh là một bệnh di truyền. Các dấu hiệu và triệu chứng thường phát triển ở tuổi trung niên. Người bị bệnh Huntington càng nhỏ tuổi thì càng nghiêm trọng hơn, và các triệu chứng của họ có thể tiến triển nhanh hơn. Hiếm khi trẻ em có thể phát
  • 28-05-2018
    Bệnh hẹp van ba lá là khi van ở tim đóng lại không chặt (bị hở).nVan ba lá nằm giữa tâm nhĩ phải và tâm thất phải của tim. Van mở ra khi tâm nhĩ co lại để bơm máu vào tâm thất, đóng lại khi tâm thất co lại để ngăn máu chảy ngược về tâm nhĩ.
  • 28-05-2018
    1. Những điều nên biết về cholesterol Nhiều người cho rằng cholesterol gây ảnh hưởng nguy hiểm cho cơ thể. Nhưng trên thực tế, cholesterol đóng vai trò hết sức quan trọng... Cholesterol là gì? Cholesterol là một hợp chất rất quan trọng đối với hoạt động
  • 28-05-2018
    Nữ giới ở độ tuổi hơn 60 dễ mắc bệnh, và tiên lượng không tốt, tỉ lệ sống 5 năm đạt 3%. So với ung thư phổi, ung thư dạ dày, thì tỉ lệ phát cúa bệnh ung thư túi mật có xu hướng tăng cao. Ung thư túi mật là một bệnh lý tương đối hiếm gặp và có tiên lượng