Bong gân đầu gối

Bong gân đầu gối xảy ra khi một hoặc nhiều dây chằng bị đột nhiên bị kéo giãn hoặc rách. Mức độ có thể là nhẹ, vừa phải hoặc nghiêm trọng. Bong gân đầu gối làm ảnh hưởng đến khớp đầu gối và các dây chằng.

Bong gân đầu gối là bệnh gì?

Bong gân đầu gối xảy ra khi một hoặc nhiều dây chằng bị đột nhiên bị kéo giãn hoặc rách. Mức độ có thể là nhẹ, vừa phải hoặc nghiêm trọng. Bong gân đầu gối làm ảnh hưởng đến khớp đầu gối và các dây chằng.
Khớp đầu gối còn được gọi là khớp bản lề vì chúng chỉ di chuyển về trước và sau mà không quay theo các hướng khác. Dây chằng của chúng là những mô sợi bền kết nối xương khớp gối với các xương khác. Dây chằng có nhiệm vụ hỗ trợ đầu gối và giữ cho các khớp và xương xếp thẳng hàng.

Bong gân đầu gối
Bong gân đầu gối. (Ảnh minh họa)

Triệu chứng và dấu hiệu của bệnh bong gân đầu gối

Các triệu chứng phổ biến của bong gân đầu gối bao gồm:

  • Sưng;
  • Đau gối;
  • Bầm quanh gối;
  • Khớp gối bị lệch;
  • Cảm thấy không thể đứng vững;
  • Cảm thấy tiếng lách tách bên trong gối.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Đi khám bác sĩ hoặc Gọi thoại - Gọi video với bác sĩ chuyên khoa Nội cơ xương khớp trên hệ thống Khám từ xa Wellcare nếu bạn cảm thấy khớp gối sưng tấy đột ngột hoặc sau khi bị té ngã. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.

Nguyên nhân gây bong gân đầu gối

Bong gân xảy ra khi những sợi dây chằng bị căng giãn hay rách. Tổn thương một dây chằng bên có thể xảy ra khi đầu gối bị va đập vào mặt đối diện. Tổn thương dây chằng chéo xảy ra khi khớp gối bị xoắn lại hay va đập trực diện.

Nguy cơ bị bong gân đầu gối

Bong gân đầu gối là một chấn thương rất phổ biến ở những vận động viên thể thao hoặc phải vận động mạnh. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. 
Các yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng bị bong gân khớp gối là:

  • Ít luyện tập. Việc thiếu luyện tập có thể làm các cơ bắp của bạn yếu và dễ bị chấn thương kéo dài.
  • Mệt mỏi. Cơ bắp mệt mỏi ít có khả năng để hỗ trợ tốt cho các khớp xương của bạn. Khi đang mệt mỏi, bạn cũng có nhiều khả năng không chống chọi lại nổi với lực tác động lên khớp hoặc lực làm căng cơ quá mức.
  • Khởi động không đúng cách. Làm ấm cơ thể trước khi hoạt động thể lực mạnh giúp nới lỏng cơ bắp của bạn và tăng tầm vận động khớp, làm cho cơ bắp ít bị căng hơn nhằm tránh bị chấn thương và rách cơ.
  • Điều kiện môi trường. Các bề mặt trơn hoặc không đồng đều có thể làm cho bạn dễ bị tổn thương.
  • Dụng cụ không thích hợp. Giày dép không phù hợp hoặc độ bám thấp hoặc thiết bị thể thao khác có thể góp phần vào nguy cơ bong gân.

Chẩn đoán bong gân đầu gối

Bác sĩ sẽ chẩn đoán bằng cách kiểm tra đầu gối, di chuyển chúng theo nhiều hướng khác nhau và kiểm tra dây chằng. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ tiến hành chụp X-quang và cộng hưởng từ (MIR) khớp gối để đảm bảo kết quả chẩn đoán. Với những khớp gối bị sưng phồng, bác sĩ có thể dùng kim chọc rút dịch để giúp bạn phục hồi nhanh hơn. Chất dịch cũng có thể được đem đi xét nghiệm nhiễm trùng.

Điều trị bệnh bong gân đầu gối

Các phương pháp chữa trị bong gân đầu gối sẽ dựa vào mức độ nghiêm trọng của chấn thương, bao gồm:

  • Nghỉ ngơi tránh các hoạt động mạnh làm tình trạng của bạn tồi tệ hơn;
  • Chườm đá lạnh: cách này sẽ giúp các mạch máu co lại từ đó làm giảm sưng. Bạn nên chườm 15 - 25 phút/1 lần và 3 - 4 lần/ngày trong 2 - 3 ngày hoặc cho đến khi hết sưng. Lưu ý không được ngủ quên khi đang chườm đá vì điều này có thể khiến bạn bị tê cóng;
  • Nâng chân lên (cao hơn tim) khi nằm và để chân trên gối mềm có thể giúp hết sưng;
  • Bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng viêm NSAID giúp giảm đau và sưng;
  • Đầu gối có thể được quấn bằng băng ép đàn hồi;
  • Dùng nạng di chuyển cho đến khi có thể đi lại bình thường;
  • Tập thể dục có thể làm giảm bớt sự cứng cơ;
  • Bác sĩ có thể gợi ý đeo nẹp vòng gối để kiểm soát việc di chuyển của khớp gối;
  • Với những chấn thương dây chằng nghiêm trọng, bác sĩ có thể yêu cầu phẫu thuật để nối dây chằng và thường sẽ mất đến 2 - 3 tuần hoặc lâu hơn để phục hồi.

Những thói quen sinh hoạt giúp hạn chế diễn tiến của bong gân đầu gối

Bong gân khớp gối có thể được hạn chế nếu:

  • Nghe theo lời khuyên và hướng dẫn của bác sĩ về việc khi nào nên vận động chân;
  • Nghỉ ngơi đến khi bạn hồi phục hoàn toàn, sau đó bạn có thể chơi thể thao lại bình thường;
  • Thường xuyên báo lại tình trạng bệnh cho bác sĩ của bạn;
  • Tuân theo sự chỉ dẫn hồi phục để sức khoẻ bạn tiến triển tốt và ổn định, tránh bị thương khớp gối lần nữa. Điều đó giúp ngăn chặn bị bong gân ở chỗ khác;
  • Sử dụng phương pháp an toàn và các bài tập khởi động co giãn giúp làm giảm nguy cơ bị thương khớp gối.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

(nguồn Hello Bác sĩ)

- 17-10-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    U mạch máu là một khối u lành tính gây ra do sự phát triển bất thường của mạch máu. Đây là một tình trạng bẩm sinh. U mạch máu thường xuất hiện như một u đỏ ở trên da và có thể ở bất kì bộ phận nào trên cơ thể.nU mạch máu có thể xảy ra ngay khi trẻ đang
  • 01-06-2018

    Hội chứng buồng trứng đa nang hay còn gọi là hội trứng Stein-Leventhal do Irvine F.Stein và Michael leventhal mô tả đầu tiên năm 1937

  • 28-05-2018
    Bệnh rosacea (hay còn gọi là chứng đỏ mặt) là một bệnh da phổ biến gây mẩn đỏ ở mặt và thường tạo ra những vết màu đỏ, thậm chí mụn đỏ hay mụn mủ. Bệnh làm da trở nên đỏ ở các vùng mũi, cằm, má và trán. Lâu ngày, da sẽ trở nên đỏ nhiều hơn và các mạch
  • 28-05-2018
    Theo BS Dương Phương Mai, Bệnh viện Từ Dũ TP.HCM, lạc nội mạc tử cung là một bệnh lý đặc biệt và thường gặp ở người trẻ.
  • 28-05-2018
    Cryoglobulin là những phức hợp miễn dịch kết tủa ở nhiệt độ thấp và lắng đọng ở nội mạc, nguyên nhân của viêm mạch trong những cơ quan như da, thận và thần kinh ngoại biên. Cryoglobulin có thể làm tổn thương các cơ quan qua 2 cách là làm tăng độ nhớt
  • 28-05-2018
    Bệnh xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập từ âm đạo và cổ tử cung vào tử cung, buồng trứng, hoặc ống dẫn trứng và có thể gây áp-xe ống dẫn trứng hoặc buồng trứng. Nếu không được điều trị kịp thời, PID có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng kéo dài khác.