Viêm tuyến vú

Bệnh viêm tuyến vú hay còn gọi là viêm tuyến sữa là tình trạng viêm nhiễm ở một hay nhiều ống dẫn sữa của vú, thường liên quan đến việc cho con bú và có thể trở nên nghiêm trọng nếu không được chẩn đoán và chữa trị triệt để.

Viêm tuyến vú là bệnh gì?

Bệnh viêm tuyến vú hay còn gọi là viêm tuyến sữa là tình trạng viêm nhiễm ở một hay nhiều ống dẫn sữa của vú, thường liên quan đến việc cho con bú và có thể trở nên nghiêm trọng nếu không được chẩn đoán và chữa trị triệt để.

Viêm tuyến vú
(Ảnh minh họa)

Triệu chứng thường gặp của viêm tuyến vú

Triệu chứng bệnh viêm tuyến vú có thể xuất hiện đột ngột, bao gồm:

  • Vú bị sưng đỏ;
  • Căng tức, thường ở phần trên của vú;
  • Đau nhức hoặc có cảm giác nóng rát trong vú liên tục hoặc khi cho con bú;
  • Rùng mình ớn lạnh;
  • Chán ăn;
  • Sốt cao kéo dài.

Khi nào bạn cần khám bác sĩ?

Trong hầu hết các trường hợp, bạn sẽ cảm thấy các triệu chứng giống như cúm trong vài giờ trước khi thấy vú của mình bị đau âm ỉ và ửng đỏ. Ngay khi phát hiện ra triệu chứng này, hãy đi khám bác sĩ hoặc Gọi thoại - Gọi video với bác sĩ chuyên khoa Phụ sản trên hệ thống khám từ xa Wellcare để được tư vấn, chẩn đoán và hướng dẫn điều trị bệnh.

Nguyên nhân gây bệnh viêm tuyến vú

Nguyên nhân của viêm tuyến vú thường là do bệnh nhân cho con bú sai kỹ thuật dẫn đến việc sữa bị mắc kẹt trong vú gây ra viêm nhiễm.
Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác bao gồm:

  • Ống dẫn sữa bị tắc khiến cho sữa chảy ngược vào trong vú, từ đó dẫn viêm nhiễm;
  • Vi khuẩn trong mũi và miệng của trẻ xâm nhập vào vú thông qua những vết nứt ở núm vú hoặc qua tuyến sữa khi cho bú. Tiểu đường và vú bị bầm hoặc nứt có thể là nguy cơ cao mắc bệnh.

Yếu tố nguy cơ gây viêm tuyến vú

Những ai thường mắc phải bệnh viêm tuyến vú?

Phụ nữ đang cho con bú là những người hay mắc viêm tuyến sữa nhất. Trong hầu hết các trường hợp, viêm tuyến sữa sẽ xảy ra trong vòng sáu đến 12 tuần đầu tiên sau khi sinh, nhưng cũng có thể xảy ra sau này, trong quá trình cho con bú. 

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm tuyến vú?

Bạn có thể bị bệnh này nếu bạn:

  • Cho bú trong suốt tuần đầu sau sinh;
  • Loét hoặc nứt ở vú, tuy nhiên bạn có thể bị viêm tuyến sữa mặc dù không bị vết nứt nào;
  • Chỉ dùng một tư thế để cho bú, bởi vì nó không dẫn hết sữa trong vú của bạn ra được;
  • Đã từng mắc bệnh này trong lần mang thai trước đây;
  • Mặc áo ngực quá chật;
  • Quá mệt mỏi;
  • Mắc bệnh tiểu đường.

Không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh. Những yếu tố trên chỉ là số chung và chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.;

Chẩn đoán viêm tuyến vú

Bác sĩ chẩn đoán dựa trên những triệu chứng và khám lâm sàng. Xét nghiệm máu, kiểm tra tuyến sữa hoặc lấy mẫu mô ở miệng trẻ có thể được thực hiện để củng cố chẩn đoán và xác định phương pháp điều trị phù hợp.
Một dạng hiếm của ung thư vú – ung thư viêm vú – cũng có thể gây đỏ và sưng và có thể bị nhầm lẫn với bệnh viêm vú. Bác sĩ có thể khuyên bạn nên chụp nhũ ảnh chẩn đoán. Nếu các triệu chứng của bạn tồn tại ngay cả sau khi đã sử dụng hết liều kháng sinh, bạn có thể cần phải làm sinh thiết để đảm bảo bạn không bị ung thư vú. Sinh thiết vú là một thủ thuật lấy ra một mô nhỏ ở vú để xét nghiệm qua kính hiển vi.

Điều trị viêm tuyến vú hiệu quả

Phương pháp điều trị viêm tuyến vú bao gồm:

  • Thuốc kháng sinh: để chữa trị viêm tuyến sữa, bạn thường sẽ cần dùng thuốc kháng sinh trong 10 - 14 ngày. Bạn có thể thấy khỏe hơn sau 24 - 48 giờ dùng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, bạn nên tiếp tục sử dụng hết liều thuốc để tránh nguy cơ tái phát;
  • Thuốc giảm đau như ibuprofen và acetaminophen, để làm giảm các cơn đau;
  • Nghỉ ngơi, và uống nhiều nước để giúp cơ thể chống lại tình trạng nhiễm trùng vú.
  • Phụ nữ mắc bệnh viêm vú không nên ngừng cho con bú. Bác sĩ sẽ hướng dẫn cho bạn nên cho con bú bên không bị viêm và cách lấy sữa ra khỏi bên vú bị viêm. Vắt sữa ra khỏi vú đúng cách có thể ngăn chặn vi khuẩn tập hợp trong vú và giúp giảm thiểu tình trạng viêm nhiễm.
  • Nếu tình trạng mệt mỏi và sốt cao không giảm, có thể là do xuất hiện áp-xe (hình thành mủ) trong vú. Trong trường hợp này, bạn cần được phẫu thuật rút mủ ngay lập tức.

Thói quen sinh hoạt giúp hạn chế diễn tiến viêm tuyến vú

Bạn có thể kiểm soát tình trạng bệnh của mình nếu bạn lưu ý vài điều sau:

  • Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe của bạn;
  • Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc tự ý bỏ thuốc trong toa được kê cho bạn;
  • Chú ý giữ vệ sinh khi cho con bú. Tránh những tác nhân gây khô nứt da, luôn rửa tay sạch và giữ vệ sinh núm vú;
  • Uống nhiều nước, tránh để mất nước;
  • Nghỉ ngơi đầy đủ và có chế độ ăn phù hợp khi đang cho con bú;
  • Cho bú ở bên vú không viêm nhiễm và lấy hết sữa ra khỏi 2 vú theo hướng dẫn của bác sĩ;
  • Giữ núm vú không bị nứt. Dùng miếng bảo vệ đầu vú nếu nứt vú;
  • Đến bác sĩ kiểm tra trong vòng 1 - 2 tuần một lần để đảm bảo bệnh chấm dứt hẳn.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

(nguồn Hello Bác sĩ)

- 17-10-2018 -

Bài viết liên quan

  • 24-06-2022

    Bệnh giang mai là một bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI). Bệnh do vi khuẩn và có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nếu không được điều trị. Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm thì rất dễ chữa khỏi. Số người mắc bệnh giang mai ngày càng tăng, đặc biệt là ở nam giới quan hệ tình dục đồng giới.

  • 29-10-2018

    Sức khỏe tinh thần bao gồm sự khỏe mạnh về cảm xúc, tâm lý, khả năng nhận thức và giao tiếp xã hội. Cũng như sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần của bạn có thể bị tổn thương do các bệnh tâm lý – thần kinh. Đây là một bệnh ảnh hưởng đến não

  • 28-05-2018
    Tuyến yên là một tuyến nội tiết nhỏ hình hạt đậu nằm ở hố yên sàn não, phía sau mũi và giữa hai tai. Mặc dù có kích thước nhỏ như vậy nhưng tuyến yên lại có vai trò rất quan trọng, nó chỉ huy nhiều tuyến nội tiết của cơ thể như tuyến giáp, tuyến thượng
  • 28-05-2018
    Vào những năm 1980, đột tử về đêm không giải thích được là một hội chứng có tần suất cao ở các nước Đông Nam Á... Người ta phát hiện những người đàn ông trẻ di cư từ các nước Đông Nam Á sang Mỹ bị chết đột ngột trong lúc ngủ nhưng trước đó hoàn toàn
  • 07-06-2018

    Mất nước là tình trạng lượng nước bị mất ra khỏi cơ thể cao hơn so với lượng nước cơ thể nhập vào. Sự mất cân bằng này sẽ phá vỡ sự cân bằng của các nồng độ muối, khoáng chất và lượng đường trong máu từ đó gây cản trở hoạt động bình thường của cơ thể

  • 28-05-2018
    Túi thừa Meckel là bệnh bẩm sinh xảy ra khi có túi nhỏ phình ra ngoài thành ruột non. Túi nhỏ này thường dài từ 2,5 đến 5cm. Túi thừa có thể được tạo nên từ mô giống với mô của dạ dày hoặc tụy. Nếu mô này là mô giống với dạ dày, chúng sẽ tạo axit dạ