Polyp túi mật

Polyp túi mật còn gọi là u nhú niêm mạc tuyến mật, là một tổn thương dạng u hoặc giả u phát triển trên bề mặt niêm mạc túi mật. Đây là một bệnh khá phổ biến, có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi và không có sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ mắc giữa nam và nữ.

Tổng quan về polyp túi mật

Polyp túi mật còn gọi là u nhú niêm mạc tuyến mật, là một tổn thương dạng u hoặc giả u phát triển trên bề mặt niêm mạc túi mật.
  • Đây là một bệnh khá phổ biến, có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi và không có sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ mắc giữa nam và nữ.
  • Polyp túi mật lành tính chiếm khoảng 92% các trường hợp, gồm có hai loại: u thật như u tuyến, u cơ, u mỡ...; u giả như u cholesterol, u cơ tuyến, viêm giả u...
  • Polyp túi mật ác tính chiếm khoảng 8%, gồm có ung thư tuyến, u sắc tố, di căn ung thư...
  • Số lượng và kích thước của polyp túi mật cũng khá đa dạng, nhưng thường gặp nhất là có một polyp trong túi mật với kích thước nhỏ hơn 10 mm. Một số người có thể có nhiều polyp trong túi mật hoặc kích thước polyp lên đến 20-40 mm, hay vừa có polyp vừa có sỏi túi mật.
  • Tuy vậy trên thực tế, polyp túi mật chủ yếu gặp ở người trưởng thành, rất hiếm gặp ở trẻ em. Tỷ lệ polyp túi mật trong cộng đồng dao động từ 0,03% đến 9%. Nếu so với sỏi túi mật thì polyp túi mật ít gặp hơn sỏi túi mật, hay gặp ở phụ nữ độ tuổi từ 30-50.

Các yếu tố nguy cơ gây polyp túi mật

Các yếu tố nguy cơ polyp túi mật

  • Rất nhiều yếu tố thuận lợi đối với việc hình thành polyp túi mật được quan tâm tìm hiểu như: chức năng gan mật, nồng độ đường máu.
  • Nồng độ mỡ máu, béo phì, thói quen ăn uống, nhiễm virus viêm gan…, nhưng trên thực tế chưa tìm thấy minh chứng cụ thể mối tương quan giữa các yếu tố đó với sự hình thành polyp túi mật.
  • Đa phần các trường hợp polyp túi mật không có biểu hiện triệu chứng và được phát hiện tình cờ trong đợt khám sức khỏe định kỳ hay đi khám vì các lý do khác.
  • Chỉ khoảng 6-7% bệnh nhân polyp túi mật có biểu hiện triệu chứng, thường gặp nhất là đau tức dưới sườn phải hay đau vùng trên rốn, một số ít có biểu hiện buồn nôn, nôn, ăn chậm tiêu và co cứng nhẹ vùng dưới sườn phải.

Chẩn đoán polyp túi mật

Chẩn đoán polyp túi mật

Các phương pháp chẩn đoán polyp túi mật.
Chẩn đoán sớm:
  • Cơ năng: Lâm sàng thường mơ hồ, ít khi rầm rộ; có biểu hiện lâm sàng khi polyp gây rối loạn bài tiết, bài xuất dịch mật tại lòng túi mật hay có sỏi tủi mật hoặc viêm túi mật kèm theo.
    • Đau tức nhẹ vùng hạ sườn phải hoặc thượng vị (gần 80%), đau thường xuất hiện sau khi ăn; có thể đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn và nôn.
  • Toàn thân: Bệnh nhân thường không có sốt và không có dấu hiệu tắc mật.
  • Thực thể: Kín đáo.
    • Thăm khám bụng có thể thấy: đau tức nhẹ khi ấn vùng hạ sườn phải, đa số không phát hiện các dấu hiệu bất thường.
    • Khám các cơ quan khác để phát hiện các bệnh lý kèm theo.
  • Cận lâm sàng:
    • Siêu âm OB: (Rẻ tiền, hữu ích cho tầm soát các bệnh lý túi mật: Sỏi túi mật, polyp túi mật).
      • Hình ảnh polyp túi mật trên siêu âm là hình tăng âm (chiếm gần 95%), không có bóng cản (khác với sỏi túi mật là hình tăng âm có bóng cản, hình ảnh tăng âm này không di động khi thay đổi tư thế và nằm bám trên bề mặt của niêm mạc túi mật.
      • Siêu âm cho phép xác định được polyp, vị trí, kích thước và hình dạng polyp (có cuống hay không có cuống), ngoài ra còn giúp theo dõi sự tiến triển để có xử trí thích hợp. Tỷ lệ chẩn đoán chính xác của siêu âm đối với polyp túi mật là trên 90%.
    • Đánh giá các thương tổn khác ở gan, cơ quan khác trong ổ bụng,...
      • Chụp đường mật cản quang qua đường uống (ít dùng): hình polyp thể hiện là một hình khuyết cản quang ở túi mật đã ngấm thuốc.
      • Chụp đường mật ngược dòng qua nội soi (ít dùng): Thường chỉ định khi siêu âm đường mật thất bại.
      • Chụp cắt lớp vi tính (CT.Scanner – MSCT. Scanner): Trong các trường hợp polyp to có nguy có ác tính. Hình ảnh tổn thương polyp trong chụp cắt lớp là khối tăng tỷ trọng lồi ra trong lòng túi mật. Chụp CT có bơm thuốc cản quang giúp chẩn đoán chính xác gần 90%.
      • Chụp cộng hưởng từ (MRI): Chỉ định khi tổn thương polyp nghi ngờ ác tính. Trên phim MRI, polyp là khối tăng tín hiệu ở thì T2.
      • Sinh hóa: Đánh giá chức năng gan thận, Test virus viêm gan (HCV, HBsAg,...), miễn dịch u (CEA, CA 19-9).

Điều trị polyp túi mật

  • 92% polyp túi mật có bản chất lành tính (không ung thư), do vậy người bệnh không cần đến sự can thiệp điều trị cắt bỏ túi mật.
  • Túi mật là một cấu thành của hệ thống đường dẫn mật, có vai trò tham gia điều hòa bài tiết mật và tiêu hóa thức ăn, do vậy không thể tùy tiện tiến hành cắt bỏ khi chưa có chỉ định.
  • Theo các nghiên cứu trong và ngoài nước thì polyp túi mật nếu xác định trên siêu âm có kích thước nhỏ hơn 10mm hầu hết lành tính. Ngoài ra những hình ảnh gợi ý tính chất ác khi thấy polyp có chân lan rộng, hình không đều đặn, phát triển nhanh. Khi đó phải chỉ định can thiệp phẫu thuật ngoại khoa để cắt bỏ túi mật.
  • Do không thể có một thăm dò nào chẩn đoán chính xác bản chất của polyp túi mật nếu chưa có can thiệp phẫu thuật, vì vậy các tác giả thống nhất một phác đồ xử trí đối với polyp túi mật như sau:
  • Nếu nghi ngờ polyp túi mật phát hiện qua siêu âm mà bệnh nhân không có triệu chứng như đau sốt... thì nên kiểm tra lại sau 6 tháng hay 1 năm để khẳng định.
  • Nếu sau thời gian đó mà không còn hình ảnh của polyp thì không cần phải xử trí gì. Trường hợp hình ảnh polyp rõ, cần theo dõi định kỳ bằng siêu âm 6 tháng nếu khối u lớn trên 10mm, hoặc có phát hiện các biểu hiện ác tính qua xét nghiệm máu, các thăm dò khác hoặc polyp đã có biểu hiện lâm sàng như đau sốt tái phát nên chỉ định phẫu thuật sớm.
Ngày nay, với sự phát triển của phẫu thuật nội soi, cắt túi mật nội soi là phẫu thuật ít xâm hại, ít đau và bệnh nhân hồi phục nhanh, ít biến chứng.

Phòng ngừa polyp túi mật

Phòng ngừa polyp túi mật

Một số loại thực phẩm giúp phòng ngừa polyp túi mật.
Thực phẩm giúp phòng polyp túi mật
  • Polyp túi mật là bệnh đa phần lành tính, nhưng ngày càng có xu hướng gia tăng do thói quen sinh hoạt và ăn uống không phù hợp.
  • Có nhiều yếu tố thuận lợi đối với việc hình thành polyp túi mật như chức năng gan mật kém, nồng độ đường máu, nồng độ mỡ máu cao, béo phì, nhiễm virus viêm gan, thói quen ăn uống nhiều mỡ, chất béo, kích thích làm tăng thêm lượng chloresterol trong người.
  • Để phòng ngừa bệnh tức là phải giảm những yếu tố này trong cơ thể. Đối với người bị polyp túi mật thì chế độ ăn uống phải thanh đạm gần giống với người bị bệnh tim mạch, cao huyết áp, tức là phải giảm cholesterol xấu trong máu.
  • Bạn có thể giảm cholesterol bằng các loại thực phẩm lành mạnh gồm: Yến mạch, các loại hạt, đậu, thay chất béo từ thực vật bằng động vật, tăng ăn cá hồi thay thịt động vật... Đặc biệt, không nên uống rượu, cà phê mà thay vào đó là uống trà xanh bởi trà xanh chứa catechins, là những hợp chất chống oxy hóa giúp giảm cholesterol xấu một cách khá tốt.
  • Về chế độ ăn, nên chọn thịt nạc từ gia cầm. Nếu ăn cá, nên chọn các loại cá biển. Đặc biệt là nên ăn những loại rau xanh có chứa nhiều chất xơ. Nên ăn những thực phẩm theo màu như màu đen chọn nấm hương, mộc nhĩ; màu vàng chọn cà rốt, bí ngô; màu xanh chọn các loại rau họ cải; màu trắng chọn cải bắp, su hào... bởi những thực phẩm này chứa nhiều chất xơ, vitamin A, B1, C và chứa thành phần chống viêm cho người bệnh.

(nguồn Sức khỏe đời sống và Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe Trung ương)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 17-10-2018

    Nhiễm khuẩn sau sinh (nhiễm khuẩn hậu sản) là nhiễm khuẩn xảy ra ở sản phụ sau đẻ. Đây là loại tai biến hay gặp nhất trong sản khoa, thường do vi khuẩn ở bộ phận sinh dục gây nên. Hiện nay, nhờ áp dụng các phương pháp vô khuẩn và khử khuẩn trong ca sinh

  • 17-10-2018

    Bệnh nấm lưỡi (còn gọi là tưa lưỡi) hay gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 1 tuổi. Nấm lưỡi là một trong những nguyên nhân chính gây chứng biếng ăn ở trẻ nhưng lại ít được chú ý. Bệnh khá phổ biến, dễ tái phát và chữa lâu khỏi. Bệnh nấm lưỡi có liên quan

  • 28-05-2018
    Viêm họng mạn tính là tình trạng viêm mạn tính niêm mạc họng (được cấu tạo bởi lớp liên bào, tuyến nhầy và nang lympho), rất hay gặp. Bệnh thường phối hợp với các bệnh viêm mũi, xoang mạn tính, viêm thanh, khí phế quản mạn tính. Viêm họng mạn tính thể
  • 28-05-2018
    Phản xạ ho bảo vệ đường hô hấp của phổi. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải đi khám bác sĩ nếu bạn bị ho kéo dài hơn ba tuần. Nếu bạn khó thở, ho ra máu hoặc có vấn đề không được giải thích như sụt cân hoặc sốt, bạn nên đi khám bác sĩ đa khoa ngay lập
  • 28-05-2018
    Bệnh bụi phổi-silic là tình trạng bệnh lý của phổi do hít phải bụi có chứa silic trong môi trường lao động. Đặc điểm của bệnh là xơ hóa và phát triển các hạt ở 2 phổi gây khó thở. Về X-quang, phổi có hình ảnh tổn thương đặc biệt. Bệnh bụi phổi-silic
  • 28-05-2018
    Viêm đại tràng vi thể (hay còn gọi là viêm đại tràng) là bệnh di truyền, xảy ra khi ruột già bị sưng tấy và nhiễm trùng dẫn đến tiêu chảy mãn tính và đau quặn bụng. Viêm đại tràng vi thể có hai dạng: