Nhiễm khuẩn sau sinh

Nhiễm khuẩn sau sinh (nhiễm khuẩn hậu sản) là nhiễm khuẩn xảy ra ở sản phụ sau đẻ. Đây là loại tai biến hay gặp nhất trong sản khoa, thường do vi khuẩn ở bộ phận sinh dục gây nên. Hiện nay, nhờ áp dụng các phương pháp vô khuẩn và khử khuẩn trong ca sinh

Nhiễm khuẩn sau sinh là gì?

Nhiễm khuẩn sau sinh (nhiễm khuẩn hậu sản) là nhiễm khuẩn xảy ra ở sản phụ sau sinh. Đây là loại tai biến hay gặp nhất trong sản khoa, thường do vi khuẩn ở bộ phận sinh dục gây nên.

Hiện nay, nhờ áp dụng các phương pháp vô khuẩn và khử khuẩn trong ca sinh nở nên tỷ lệ nhiễm khuẩn giảm hẳn so với trước. Tuy vậy, tình trạng nhiễm khuẩn sau sinh vẫn còn khá phổ biến.

Các trường hợp nhiễm khuẩn ở tầng sinh môn, âm hộ, âm đạo, cổ tử cung... rất hay gặp nhưng diễn biến nhẹ. Nhiễm khuẩn ở tử cung ít gặp hơn nhưng thường diễn biến nặng. Còn chứng viêm phúc mạc toàn bộ rất nguy hiểm, phải điều trị bằng phẫu thuật. Một số ít trường hợp bị nhiễm khuẩn máu, diễn biến rất nặng và khó điều trị, tỷ lệ tử vong cao.

Chăm sóc sản phụ đúng cách sau khi sinh
(Ảnh minh họa)

Các hình thái nhiễm khuẩn hậu sản:

  • Nhiễm khuẩn tầng sinh môn, âm hộ, âm đạo, cổ tử cung.
  • Nhiễm trùng tử cung sau sinh.
  • Viêm phúc mạc sau sinh.
  • Nhiễm khuẩn huyết.

Triệu chứng của nhiễm khuẩn sau sinh

Nhiễm khuẩn tầng sinh môn, âm hộ, âm đạo

  • Sản phụ sốt không cao.
  • Vết thương ở tầng sinh môn, âm hộ âm đạo: Sưng, đỏ, đau, mưng mủ.
  • Sản dịch không hôi.

Nhiễm trùng tử cung sau sinh

  • Xảy ra 2 - 3 ngày sau sinh
  • Sốt 38 - 38,5 độ (có thể cao hơn kèm theo rét run. mệt mỏi, khó chịu.)
  • Sản dịch ra nhiều, hôi, lẫn với máu và mủ...
  • Cổ tử cung hé mở, tử cung co hồi chậm, ấn tử cung đau.

Viêm phúc mạc sau sinh

  • Trường hợp viêm phúc mạc khu trú (viêm phúc mạc tiểu khung): Xuất hiện sau sinh 7 - 15 ngày.
    • Nhiệt độ tăng dần 39 - 40 độ C, rét run, mệt mỏi, lưỡi bẩn.
    • Bụng chướng nhẹ.
    • Tử cung to, di động ấn vào đau.
  • Viêm phúc mạc toàn bộ: Triệu chứng nặng hơn viêm phúc mạc khu trú. Môi khô, lưỡi bẩn, mắt trũng, dấu hiệu nhiễm trùng, nhiễm độc.

Nhiễm khuẩn huyết

  • Sốt cao liên tục, nhiệt độ dao động, kèm theo sốt cao có rét run, toàn thân mệt mỏi, dấu hiệu nhiễm trùng, nhiễm độc: môi khô, lưỡi bẩn, khó thở, da vàng, nước tiểu sẫm màu.
  • Cổ tử cung hé mở, tử cung to, co hồi chậm; ấn tử cung đau; sản dịch hôi, bẩn lẫn máu và mủ.
  • Bình thường sau khi sinh, sản phụ cảm thấy dễ chịu, khoan khoái, tử cung thu hồi bé dần, sản dịch ra ít dần, đến ngày thứ 20 thì hết. Nhưng nếu sau khi đẻ khoảng 3 - 4 ngày, sản phụ thấy khó chịu, nhiệt độ tăng lên 38 - 39 độ C, tử cung không co hồi, sản dịch bị ứ lại và có mùi hôi, ấn vào vùng tử cung thấy đau nhiều thì chứng tỏ sản phụ đã bị nhiễm khuẩn sau  sinh.

Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Nếu không được điều trị chu đáo, bệnh sẽ diễn biến nặng lên, có thể biến chứng viêm phúc mạc hoặc nhiễm khuẩn máu, rất nguy hiểm cho sản phụ. Muốn điều trị có hiệu quả, sản phụ phải được theo dõi và phát hiện bệnh sớm. Đi khám bác sĩ hoặc Gọi thoại - Gọi video với bác sĩ chuyên khoa Phụ sản trên hệ thống khám từ xa Wellcare khi xuất hiện các triệu chứng nêu trên để được tư vấn và hướng dẫn điều trị.

Nguyên nhân gây nhiễm khuẩn sau sinh

Tùy thuộc vào hình thái nhiễm khuẩn mà có những nguyên nhân khác nhau:

  • Nhiễm khuẩn tầng sinh môn, âm hộ, âm đạo, cổ tử cung: Do rách hoặc cắt khâu tầng sinh môn mà không khâu hoặc khâu không đúng kĩ thuật, không đảm bảo vô khuẩn, quên gạc trong âm đạo.
  • Nhiễm trùng tử cung sau sinh: (có nhiều mức độ như viêm niêm mạc tử cung, viêm cơ tử cung, viêm toàn bộ tử cung): Nhiễm khuẩn ối, sót nhau màng nhau. Chuyển dạ kéo dài, các thủ thuật bóc nhau kiểm soát tử cung không vô khuẩn, mổ lấy thai không vô khuẩn, bế sản dịch, sót gạc sau mổ.
  • Viêm phúc mạc sau sinh: Thường do nhiễm trùng tử cung sau sinh, điều trị nội khoa không kết quả lan ra xung quanh tử cung(vòi trứng, buồng trứng...) và lan ra khắp ổ bụng dây chằng rộng). Mổ lấy thai trong trường hợp bị nhiễm khuẩn ối, vỡ tử cung, mổ vào ruột, vô trùng kém, quên gạc khi mổ.
  • Nhiễm khuẩn huyết: Là hình thái nhiễm trùng nặng nhất của nhiễm trùng hậu sản do các hình thái nhiễm trùng sau sinh không được phát hiện sớm và điều trị tích cực.

Điều trị nhiễm khuẩn sau sinh

Nhiễm khuẩn tầng sinh môn, âm hộ, âm đạo, cổ tử cung

  • Kháng sinh toàn thân.
  • Tại chỗ: rửa thuốc tím, hoặc các dung dịch sát trùng khác... Nếu phù nề nhiều chỗ khâu, nên cắt chỉ sớm.

Nhiễm trùng tử cung sau sinh

  • Dùng kháng sinh toàn thân: Nên dùng liều cao theo đường tiêm, theo kháng sinh đồ.
  • Dùng thuốc co tử cung: Oxytoxin, Ergotin.
  • Tiếp tục làm thuốc vùng sinh dục ngoài.
  • Nếu có sót rau, phải dùng kháng sinh 1 - 2 ngày sau mới nạo rau sót.

Viêm phúc mạc

Viêm phúc mạc tiểu khung sau sinh

  • Kháng sinh liều cao toàn thân phối hợp.
  • Dùng thuốc co tử cung Oxytoxin, Ergotin liều cao chia đều trong ngày.
  • Trong trường hợp nặng có thể bồi phụ nước và điện giải bằng cho uống Oresol.
  • Tiến triển: Có thể khỏi sau khi chống nhiễm khuẩn tốt. Có thể từ viêm nhiễm khu trú ở tiểu khung thành apxe hoá vỡ vào túi cùng Douglas gây hội chứng giả lỵ (sốt cao, đau quặn, mót rặn) nên dẫn lưu ổ apxe qua túi cùng. Có thể gây viêm phúc mạc toàn bộ. Nếu điều trị không kết quả nên cắt tử cung bán phần để loại trừ ổ nhiễm khuẩn.

Viêm phúc mạc toàn phần sau sinh

  • Hướng điều trị: Kết hợp nội ngoại khoa.
  • Nội khoa: Chống sốc nhiễm trùng, chống mất nước, nâng cao thể trạng, chống nhiễm trùng toàn thân.
  • Ngoại khoa: Mổ cắt tử cung bán phần để loại bỏ ổ nhiễm trùng. Lau sạch ổ bụng và dẫn lưu ổ bụng qua túi cùng Douglas.

Nhiễm khuẩn huyết

  • Nằm buồng riêng.
  • Nuôi dưỡng tốt bằng đường truyền.
  • Kháng sinh liều cao, phối hợp các kháng sinh bằng đường truyền.
  • Hồi sức chống sốc chống rối loạn điện giải và kiềm toan.
  • Loại bỏ ổ nhiễm trùng: Cắt tử cung bán phần.

Phòng ngừa nhiễm khuẩn sau sinh

Giữ vệ sinh trong thời kỳ thai nghén, nhất là những ngày gần đẻ; không tắm hay ngâm mình dưới ao hồ, nước bẩn. Nếu bị nhiễm khuẩn ngoài da, mụn nhọt thì phải đến cơ sở y tế để chữa. Chỉ xuất viện về nhà khi thật ổn định (không có dấu hiệu nhiễm khuẩn), sau đó vẫn cần được cán bộ y tế theo dõi trong 1 tuần. Hằng ngày, sản phụ phải rửa bộ phận sinh dục ngoài bằng nước sạch và thay băng vệ sinh ít nhất 3-4 lần.
Điều trị các viêm đường tiết niệu, sinh dục...
Đề phòng nhiễm khuẩn ối và chuyển dạ kéo dài.

  • Trong cuộc sinh: Không để sót rau, chỉ định kiểm soát tử cung phải đúng, tuân theo chế độ vệ sinh, khử khuẩn thật tốt.
  • Sau sinh: Đi lại vận động tránh ứ đọng sản dịch, vệ sinh, chăm sóc tầng sinh môn đúng.

Nếu phát hiện thấy những triệu chứng bất thường, phải đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời.


Theo Sức khỏe & Đời sống 

- 17-10-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Bệnh tổ đỉa là bệnh viêm da đặc biệt, chủ yếu ở lòng bàn tay, bàn chân và rìa các ngón. Bệnh chưa xác định được nguyên nhân. Một số nghiên cứu cho thấy, người có cơ địa dị ứng, có sang chấn thần kinh dễ nhạy cảm với các dị nguyên: hóa chất, cao su, xà
  • 28-05-2018
    Loét miệng hay lở miệng gây ra bởi tình trạng viêm miệng. Chỗ viêm này gây khó khăn trong việc hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn hay còn gọi là chứng kém hấp thu.
  • 28-05-2018
    Huyết áp là lực mà máu của bạn tác động lên thành động mạch khi chúng di chuyển trong cơ thể.
  • 28-05-2018
    Cryoglobulin là những phức hợp miễn dịch kết tủa ở nhiệt độ thấp và lắng đọng ở nội mạc, nguyên nhân của viêm mạch trong những cơ quan như da, thận và thần kinh ngoại biên. Cryoglobulin có thể làm tổn thương các cơ quan qua 2 cách là làm tăng độ nhớt
  • 28-05-2018
    Lạc nội mạc tử cung là bệnh lý trong đó nội mạc tử cung (là lớp màng lót bên trong tử cung) lạc chỗ đến một vị trí khác bên ngoài tử cung.
  • 28-05-2018
    Giardia lamblia (G.Intestinalis và G.Duodenalis) là một loại sinh vật đơn bào, thuộc lớp trùng roi (Trichomonas) là 1 trong số 6 lớp của ngành Động vật nguyên sinh (Protozoa), chúng kí sinh ở phần đầu ruột non. Đa số người nhiễm Giardia không biểu hiện