Nấm lưỡi ở trẻ

Bệnh nấm lưỡi (còn gọi là tưa lưỡi) hay gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 1 tuổi. Nấm lưỡi là một trong những nguyên nhân chính gây chứng biếng ăn ở trẻ nhưng lại ít được chú ý. Bệnh khá phổ biến, dễ tái phát và chữa lâu khỏi. Bệnh nấm lưỡi có liên quan

Nấm lưỡi là bệnh gì?

Bệnh nấm lưỡi (còn gọi là tưa lưỡi) là bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 1 tuổi.
Nấm lưỡi là một trong những nguyên nhân chính gây chứng biếng ăn ở trẻ nhưng lại ít được chú ý. Bệnh khá phổ biến, dễ tái phát và chữa lâu khỏi.
Bệnh nấm lưỡi có liên quan đến khả năng miễn dịch của trẻ. Đặc biệt, những yếu tố về cơ địa của trẻ có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của bệnh.

(Ảnh minh họa)

Triệu chứng và biểu hiện của bệnh nấm lưỡi ở trẻ

  • Có các màng giả màu trắng phủ trên niêm mạc miệng. Những màng màu trắng bám khá chặt vào niêm mạc, gây vướng víu và đau.
  • Trẻ khó nuốt dẫn đến kém ăn và thường quấy khóc khi bú.
  • Trường hợp nặng sẽ gây bỏ bú, sút cân...

Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Cha mẹ cần quan tâm tới sức khỏe của bé, nếu thấy bé xuất hiện các triệu chứng nêu trên, hãy đưa trẻ đi khám bác sĩ hoặc Gọi thoại - Gọi video với bác sĩ chuyên khoa Nhi trên hệ thống khám từ xa Wellcare để được tư vấn, chẩn đoán bệnh và chữa trị kịp thời.

Nguyên nhân gây nấm lưỡi ở trẻ

  • Do nấm Candida albican: Nấm Candida albican cư trú và sinh sống trong đường ruột thường là thủ phạm gây nên chứng tưa lưỡi ở trẻ nhỏ. Thông thường, nấm Canida và vi khuẩn E.coli trong đường ruột là cân bằng. Tuy nhiên, trong một trường hợp nào đó như sử dụng thuốc kháng sinh, hóa trị, xạ trị... gây mất mối cân bằng này làm cho nấm candida phát triển gây bệnh.
  • Do vi-rút: Vi-rút cũng là nguyên nhân gây tưa lưỡi cho trẻ. Khi tưa lưỡi, lưỡi và lợi của trẻ xuất hiện vết loét nhỏ, trú ngụ dưới những lớp màng trắng. Khi màng trắng này bị bong, bé sẽ bị đau rát khi nhai, nuốt thức ăn. Trẻ bị chảy nhiều nước dãi, miệng hôi và có thể bị sốt cao. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ cho thuốc bôi miệng có chứa kháng sinh và chất sát trùng để phòng bội nhiễm. Triệu chứng tưa lưỡi sẽ giảm dần và khỏi hẳn sau 4 - 5 ngày.
  • Do uống kháng sinh: Sử dụng thuốc kháng sinh trong một thời gian dài là nguyên nhân gây tưa lưỡi ở trẻ. Khi ấy, kháng sinh tiêu diệt những vi khuẩn có lợi, gây mất cân bằng môi trường và làm sinh sôi những vi khuẩn gây hại trong khoang miệng. Trường hợp này, nên vệ sinh lau miệng, nhất là lưỡi cho trẻ thật sạch sau mỗi lần uống thuốc. Tình trạng tưa lưỡi ở trẻ sẽ có thể tự hết sau một khoảng thời gian ngừng uống thuốc mà không cần dùng bất kỳ biện pháp can thiệp nào.

Ngoài 3 trường hợp kể trên, nếu trẻ có hệ miễn dịch kém cũng dễ bị tưa lưỡi.

Các yếu tố nguy cơ gây nấm lưỡi ở trẻ

Các yếu tố nguy cơ gây nấm lưỡi
(Ảnh minh họa)
  • Thường do cặn sữa bám lại trên lưỡi sau khi ăn mà mẹ lại không thường xuyên vệ sinh cho bé, dần dần lâu ngày sẽ hình thành một lớp màng trắng bao phủ trên lưỡi. Những yếu tố về vệ sinh răng miệng cũng ảnh hưởng đến khả năng nhiễm khuẩn của trẻ nhỏ.
  • Liên quan nhiều tới những yếu tố cơ địa và di truyền.
  • Yếu tố về sữa mẹ là một trong những nguyên nhân có thể làm cho tình trạng bệnh có thể nặng thêm. Các bà mẹ cần chú ý đến yếu tố miễn dịch, hạn chế dùng sữa ngoài.

Chẩn đoán bệnh nấm lưỡi ở trẻ

Chẩn đoán bệnh cần dựa vào các triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm:

  • Ngoáy họng: ngoáy phía sau cổ họng bằng bông vô trùng và mẫu mô được nuôi cấy trên môi trường đặc biệt để giúp xác định vi khuẩn hoặc nấm (nếu có) đang gây ra các triệu chứng.
  • Nội soi kiểm tra: trong thủ thuật này, bác sĩ kiểm tra thực quản, dạ dày và phần trên ruột - tá tràng bằng cách sử dụng một ống sáng linh hoạt với một máy ảnh trên đầu (nội soi).

Điều trị bệnh nấm lưỡi ở trẻ

Phải có chỉ định và hướng dẫn theo dõi điều trị của bác sĩ:

  • Sử dụng dung dịch natri bicarbonate 2% hoặc Hydrogen Peroxide 1% rửa sạch khoang miệng, rồi rửa sạch bằng tăm bông tẩm nước muối, sau đó dùng tím methyl 1% bôi vào khoang miệng hàng ngày, sớm tối mỗi buổi 1 lần, thông thường 2 - 3 ngày có thể chữa khỏi.
  • Dùng Ketoconazole Table (là thuốc chống nấm họ Imadazole) 200mg nghiền nhỏ thành bột, thêm 20ml nước muối sinh lý chế thành dung dịch. Sau đó bôi dung dịch này lên niêm mạc khoang miệng, mỗi ngày 2 - 4 lần, thông thường 2 - 3 ngày sẽ có hiệu quả rõ rệt, đa số trẻ trong vòng 5 ngày có thể khỏi.
  • Nghiền 50.000 đơn vị Nysfungin thành bột chia thành 4 lần, mỗi lần dùng một phần rắc trực tiếp vào khoang miệng, tạm thời không cho trẻ uống nước, để trẻ tự dùng lưỡi đảo đều, khiến thuốc tiếp xúc triệt để với niêm mạc khoang miệng. Mỗi ngày dùng 2 - 3 lần, sau vài ngày tưa lưỡi sẽ khỏi. Cũng có thể dùng 10ml dung dịch Nysfungin (chứa 200.000 đơn vị Nysfungin) bôi ngoài, mỗi ngày 3 - 4 lần hoặc dùng thuốc Đông y châu hoàng tán bôi lên khoang miệng.
  • Không nên dùng vải thô lau mạnh hoặc kích thích niêm mạc miệng để tránh tổn thương cục bộ, tăng viêm nhiễm.
  • Thức ăn đồ uống của trẻ bị tưa lưỡi nên là thức ăn dễ tiêu hóa, dễ hấp thụ và giàu đạm, tăng cường cung cấp vitamin nhóm B và vitamin C, đề phòng tưa lưỡi.

Phòng ngừa bệnh nấm lưỡi ở trẻ

  • Vệ sinh răng, miệng và lưỡi cho trẻ sau mỗi lần ăn, bú. Với trẻ nhỏ, dùng gạc mềm thấm nước muối sinh lý lau nhẹ hoặc cho bé uống nước lọc để làm sạch khoang miệng và lưỡi cho bé. Với trẻ lớn hơn có thể cho bé súc miệng bằng nước muối sinh lý 0,9%, tốt nhất là tập cho trẻ đánh răng thường xuyên.
  • Tránh cho trẻ ăn vặt đồ ngọt nhiều, uống nước ngọt vào buổi tối trước khi đi ngủ để tránh tạo điều kiện cho nấm men này phát triển.
  • Không cho trẻ dùng chung bình sữa, núm vú và các vật dụng cá nhân khác để tránh lây nhiễm nấm Candida Albicans.
  • Đảm bảo vệ sinh sạch sẽ bình sữa, núm vú giả.

Theo Sức khỏe & Đời sống 

- 17-10-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Bệnh hẹp van ba lá xảy ra khi van ở tim mở không đủ rộng (bị hẹp).nVan ba lá nằm giữa tâm nhĩ phải và tâm thất phải của tim. Van mở ra khi tâm nhĩ co lại để bơm máu vào thâm thất, đóng lại khi tâm thất co lại để ngăn máu chảy ngược về tâm nhĩ.
  • 19-03-2019

    Hăm tã hoặc viêm da tã lót là một dạng viêm da ở vùng mặc tã. Bệnh thường xuất hiện ở trẻ trong giai đoạn mang tã và có thể khiến vùng da bị ảnh hưởng của bé ửng đỏ, sáng bóng và làm bé khó chịu. Bệnh thường do tã không được thay hoặc bị ướt thường xuyên

  • 28-05-2018
    Ghép tim là thay thế tim của người bị bệnh bằng tim của người khỏe mạnh. Ghép tim là gì? Người cho ở đây là những người đã chết nhưng quyết định hiến tim với sự đồng ý của bản thân và của gia đình họ. Ca ghép tim đầu tiên được thử nghiệm vào năm 1967,
  • 28-05-2018
    Loét miệng hay lở miệng gây ra bởi tình trạng viêm miệng. Chỗ viêm này gây khó khăn trong việc hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn hay còn gọi là chứng kém hấp thu.
  • 28-05-2018
    Vi-rút suy giảm miễn dịch ở người (HIV) xâm nhập vào dòng máu thông qua một vài chất dịch của cơ thể, thường là máu hoặc tinh dịch. Khi đã vào được trong máu, vi-rút xâm lấn và giết chết bạch cầu của hệ miễn dịch (còn gọi là tế bào CD4). Khi các tế bào
  • 28-05-2018
    Bạn sẽ có thể tự tìm ra nguyên nhân khiến mắt mình bị chảy nước. Nếu mắt bạn cảm thấy khô, gai và không thoải mái trước khi bị chảy nước, thì rất có thể bạn bị hội chứng khô mắt. Nếu mắt bạn ngứa và sưng lên, thì rất có thể đó