Đau lưng

Đau lưng là vị trí đau hay gặp nhất, chỉ xếp sau đau đầu. Đau lưng có thể xảy ra mà không có lý do rõ ràng và tại bất cứ điểm nào trên cột sống. Vị trí đau phổ biến nhất ở thắt lưng cùng, vì đó là nơi hứng chịu phần lớn trọng lượng và áp lực. Chấn thương
Đau lưng là vị trí đau hay gặp nhất, chỉ xếp sau đau đầu. Đau lưng có thể xảy ra mà không có lý do rõ ràng và tại bất cứ điểm nào trên cột sống. Vị trí đau phổ biến nhất ở thắt lưng cùng, vì đó là nơi hứng chịu phần lớn trọng lượng và áp lực.
Chấn thương lưng là nguyên nhân phổ biến gây đau lưng, có thể dẫn đến tàn phế. Và mặc dù đau lưng hiếm khi đe dọa tới tính mạng, chi phí hàng năm cho giảm năng suất lao động, chi phí y tế và phúc lợi bồi thường cho người lao động là con số không nhỏ.
Mặc dù đau lưng rất hay gặp, nhưng bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa hầu hết những vấn đề ở lưng với các bước đơn giản như luyện tập và chọn những cách mới để ngồi và đứng. Cho dù bạn đã bị tổn thương ở lưng từ trước, bạn có thể học được các kỹ thuật nhằm giúp tránh được tổn thương tái phát.

Triệu chứng đau lưng không nên chủ quan

Triệu chứng đau lưng không nên chủ quan

Mỗi loại bệnh có những biểu hiện, triệu chứng đau lưng khác nhau. Các bạn không nên bỏ qua những dấu hiệu đau lưng được liệt kê dưới đây:
 

Co cứng cơ

Bệnh nhân không thể cúi người, thường đau một bên cột sống, cơ lưng co cứng, ấn vào thấy đau, đặc biệt lưng thường đau khi trời lạnh đột ngột.

Thay đổi tư thế, mang vác nặng

Lưng bị đau sau khi thay đổi tư thế hoặc khiêng, vác vật nặng. Cơn đau dữ dội, thường đau một bên, vận động khó khăn.

Thoái hóa cột sống

Lưng có thể đau dữ dội hoặc âm ỉ, đau tại 1 điểm hoặc lan ra cả vùng lưng, đau lặp lại nhiều lần, mệt mỏi, ngủ kém.

Thoát vị đĩa đệm

Trượt đĩa đệm, thoái hóa cột sống hoặc u cột sống, nhiễm trùng và gãy xương (hiếm gặp) cũng là một trong những nguyên nhân khiến bạn bị đau lưng.

Cột sống

Biểu hiện đau thắt lưng bắt nguồn từ cột sống hoặc bệnh dạ dày, ruột, tim mạch, khối u trong ổ bụng, bệnh tiết niệu, sinh dục… Phụ nữ tháng cuối thai kỳ, người căng thẳng tâm lý, béo phì, ít vận động, hút thuốc có thể gây đau thắt lưng.

Triệu chứng đau lưng do bệnh

  • Đau nhiều ở đoạn cuối lưng khi vặn mình có thể là bệnh thoát vị đĩa đệm
  • Bệnh đau cột sống: Đau lưng ở vùng giữa, xương sống có chỗ gồ lên.
  • Bệnh thoát vị đĩa đệm: Đau nhiều ở đoạn cuối lưng khi vặn mình hoặc nâng vật nặng.
  • Bong gân, giãn dây chằng: Đau lưng dưới, đau nhiều sau khi mang vác vật nặng.
  • Dây thần kinh bị kẹt hoặc gai đôi: Đau thắt lưng, một bên đùi hoặc bàn chân đau, tê và yếu dần.
  • Bệnh loét dạ dày: Đau lưng ở vùng giữa.
  • Bệnh lao: Đau lưng phía trên kèm theo tức ngực, sốt nhẹ, sút cân, ho kéo dài.
  • Bệnh vảy nến: Đau ở phần lưng dưới, ngủ không ngon, đau về đêm, khớp yếu dần, cứng nhắc và không linh hoạt.

Sự khác nhau giữa các triệu chứng đau lưng

Đau lưng có thể trở thành mạn tính nếu bạn thường xuyên bị căng thẳng
Thời gian xuất hiện cơn đau: đau đột ngột sau lao động nặng hoặc thay đổi thời tiết.

Tính chất

Đau âm ỉ hay nhức mỏi, đau từng cơn, lúc vận động hay nghỉ ngơi, đau ngày hay đêm.
Hướng lan tỏa cơn đau: lan ra trước, lên trên, tỏa xuống cẳng chân.

Vị trí đau

Có thể đau tại một điểm hay đau cả một vùng.
Đau lưng vài ngày đến vài tuần là cấp tính. Đau kéo dài trong 3 tháng hoặc lâu hơn là mạn tính. Bệnh có thể trở thành mạn tính nếu bạn thường xuyên căng thẳng, áp lực hoặc tinh thần chán nản.
Nếu thấy đau hoặc tê trong cả hai chân, mất kiểm soát bàng quang hoặc ruột, bạn cần đến cơ sở y tế để được thăm khám.
Biết rõ triệu chứng đau lưng, tìm cách khắc phục và chữa trị kịp thời sẽ ngăn bệnh trở nên mạn tính, tránh được hậu quả đáng tiếc.
Phạm Thị Sinh
(Nội dung do Chuyên gia Bộ Y tế kiểm duyệt)

Điều trị chứng đau lưng

Điều trị chứng đau lưng

Do phần lớn các vấn đề ở lưng không đe dọa tính mạng, nên nhiều bác sĩ khuyên trước tiên nên điều trị tại nhà.
Dù điều trị theo cách nào, phần lớn những người bị đau lưng sẽ thấy khá hơn trong vòng 6 tuần.
Nếu bạn bị căng dây chằng hoặc căng cơ nhiều, quá trình hồi phục có thể mất 12 tuần. Nhưng với thời gian và chăm sóc thích hợp, ngay cả đau do thoát vị đĩa đệm cũng có thể khắc phục được.
Điều trị đau lưng gồm:
  • Thuốc. Các thuốc kê đơn như thuốc chống viêm phi steroid và thuốc giãn cơ có thể làm giảm đau lưng nhẹ và vừa. Bác sĩ có thể khuyên tiêm corticosteroid để làm giảm đau lưng nặng hơn.
  • Chườm nóng, lạnh và xoa bóp. Khi được tiến hành bởi người có chuyên môn, chườm nóng, lạnh và xoa bóp nhẹ nhàng có thể làm giảm đau lưng do co thắt cơ. Cần lưu ý kéo nắn cột sống có thể làm bệnh đĩa đệm nặng thêm hoặc gây gãy lún nếu bạn bị loãng xương. Hãy hỏi bác sĩ xem kéo nắn cột sống có an toàn và giúp ích cho bạn không.
  • Kích thích điện. Kích thích điện dây thần kinh qua da (TENS) có thể giúp cắt cơn đau do chặn các tín hiệu thần kinh đến não. Bác sĩ sẽ đặt điện cực trên da gần vùng đau. TENS có thể làm giảm đau ở chân do viêm hoặc chèn ép thần kinh ở lưng (đau thần kinh tọa), nhưng ít giảm đau đối với đau lưng mạn tính.
  • Các bài học về lưng. Những chương trình này có ở một số nơi, tập trung vào xử trí đau lưng và phòng ngừa tái phát. Chương trình học nói chung bao gồm giải phẫu và chức năng vùng lưng, tiếp theo là các bài tập thực hành để bảo vệ lưng ở nhà và nơi làm việc.
  • Tập luyện và lý liệu pháp. Khi đau lưng đã giảm, bác sĩ có thể thiết kế một chương trình tập luyện để cải thiện sự mềm dẻo, tăng cường các cơ vùng lưng và bụng và cải thiện tư thế.
  • Có lẽ bạn không cần phẫu thuật để điều trị đau lưng. Đau và tàn phế do thoát vị đĩa đệm hoặc hẹp cột sống thường giảm nhờ điều trị bảo tồn. Nếu đau không giảm hoặc yếu cơ tăng do chèn ép dây thần kinh, bạn có thể được lợi nhờ phẫu thuật. Các phẫu thuật hay gặp ở lưng gồm:
  • Cắt bỏ lá xương. Thủ thuật này làm giảm đau chân nhờ cắt bỏ gai xương hoặc mảnh đĩa đệm vỡ lồi vào trong ống tủy hoặc chèn ép rễ thần kinh trong cột sống.
  • Hòa nhập. Phẫu thuật này gồm nhập hai đốt sống vào nhau để loại trừ cử động đau. Có nhiều loại nẹp vít kim loại khác nhau để giúp thực hiện thủ thuật này.
  • Trước khi quyết định phẫu thuật lưng, hãy cân nhắc một lựa chọn thứ hai. Phẫu thuật cắt bỏ thoát vị đĩa đệm là thủ thuật hay được thực hiện nhất ở Mỹ. Phẫu thuật này gây ít nguy cơ, và kết quả thường tốt. Nhưng kết quả lâu dài thường tương đương với những biện pháp điều trị ít xâm nhập hơn.

Tự chăm sóc

Đau lưng thường giảm hoặc cải thiện trong vòng 6 tuần nghỉ ngơi. Chỉ nghỉ 1 hoặc 2 ngày nếu đau lưng nhiều, bởi vì nằm lâu có thể giảm sức mạnh của cơ và gây tàn phế nhiều hơn.
Những bước sau có thể giúp điều trị đau lưng ở nhà:
  • Chườm lạnh, sau đó chườm nóng.
  • Tắm nước nóng và chườm nóng hoặc chườm lạnh, có thể làm dịu cơ bị viêm và đau. Đầu tiên hãy điều trị lạnh. Ngay sau khi lưng bị tổn thương, chườm đá nhiều lần trong ngày, mỗi lần tới 20 phút.
  • Đặt đá vào một cái túi, sau đó bọc túi trong một miếng vải hoặc khăn tắm để có lớp ngăn cách mỏng giữa đá và da. Chườm đá đến khi cơ hết co thắt. Sau khi co thắt và đau cấp tính đã giảm, bạn có thể chườm nóng bằng túi chườm nóng hoặc chiếu đèn để giúp làm chùng cơ. Mỗi lần chườm nóng giới hạn trong 20 phút.
  • Dùng thuốc giảm đau. Các thuốc giảm đau không cần đơn như acetaminophen (Tylenol, các tên khác) giúp giảm đau. Các thuốc chống viêm phi steroid như aspirin và ibuprofen (Advil, Motrin, các tên khác) làm giảm viêm.
  • Hạn chế dùng nẹp và áo đỡ lưng. Nẹp và áo đỡ lưng có thể làm giảm căng và nâng đỡ cho lưng. Tuy nhiên, một số dụng cụ có thể không thoải mái. Một nhược điểm khác là cơ lưng có thể yếu đi nếu sử dụng lâu.
  • Tốt nhất là chỉ sử dụng nẹp hoặc áo đỡ lưng trong thời gian ngắn hoặc trong các hoạt động gây căng lưng. Nẹp và áo đỡ lưng có bán không cần đơn ở các nhà thuốc và cửa hàng dụng cụ y tế. Bác sĩ có thể kê đơn loại nẹp đặt hàng cho lưng của bạn.

Phương pháp đơn giản điều trị đau lưng

Phương pháp đơn giản điều trị đau lưng
Nếu bị căng cơ hoặc căng dây chằng, có thể mất 12 tuần hồi phục. Thậm chí biết cách chăm sóc, những cơn đau do thoát vị đĩa đệm cũng được khắc phục.

Điều trị đau lưng bằng thuốc

Nếu đau lưng nhẹ, bác sĩ có thể chỉ định cho dùng thuốc giãn cơ
  • Thuốc uống
Bác sĩ có thể kê đơn cho bạn dùng thuốc giảm đau (acetaminophen) hoặc kháng viêm không steroid (ibuprofen, naproxen). Nếu đau lưng nhẹ, bác sĩ có thể chỉ định thuốc giãn cơ.
Liều thấp của một số loại thuốc chống trầm cảm như amitripxylin được chỉ định giảm đau lưng mạn tính.
Chất ma tuý, như codeine hoặc hydrocodon, có thể được sử dụng cho một thời gian ngắn với giám sát chặt chẽ của bác sĩ.
  • Thuốc tiêm
Trong trường hợp bệnh nặng, bác sĩ có thể chỉ định tiêm thuốc chống viêm cortisone vào không gian xung quanh tủy sống giúp giảm viêm quanh rễ thần kinh hoặc tiêm thuốc tê và cortisone vào khớp đốt sống - nơi gây ra chứng đau lưng.
  • Vật lý trị liệu
Phương pháp trị liệu có thể áp dụng như nước đá, sóng âm, nhiệt hoặc khi đau lưng đã giảm, bác sĩ có thể thiết kế bài tập tăng tính linh hoạt, cải thiện sự mềm dẻo cho cơ vùng lưng và bụng.
Kích thích điện dây thần kinh qua da gần vùng đau (TENS) giúp cắt cơn đau do chặn tín hiệu thần kinh đến não. TENS giúp giảm đau ở chân do viêm hoặc đau thần kinh tọa nhưng ít có tác dụng giảm đau với đau lưng mạn tính.
  • Phẫu thuật
Hòa nhập: thủ thuật nhập hai đốt sống để loại trừ cử động đau được sự hỗ trợ của nẹp vít kim loại. Tuy nhiên, thủ thuật này làm tăng nguy cơ viêm khớp đốt sống liền kề.
Cắt lá xương: bác sĩ có thể cắt bỏ gai xương (phần nhỏ của đốt xương sống) hoặc mảnh vỡ đĩa đệm chèn ép tủy sống hay rễ thần kinh cột sống.

Điều trị đau lưng tại nhà

Một số người giảm đau lưng đáng kể với trị liệu châm cứu
  • Liệu pháp nóng - lạnh
Chườm nóng hoặc lạnh giúp làm dịu cơ bị viêm trong vòng 24 giờ. Sau khi lưng bị tổn thương, hãy chườm đá nhiều lần đến khi cơ hết co thắt, mỗi lần 20 phút có tác dụng co mạch, làm giảm đau tức thì. Khi cơn đau cấp tính giảm, dùng túi chườm nóng hoặc chiếu đèn trong 20 phút làm giãn cơ, dây chằng, mạch máu.
  • Nằm nghỉ
Thả lỏng cơ thể với tư thế nằm ngửa, giữ cột sống, đầu, vai, mông, gót chân chạm giường cứng, không nằm trên đệm mềm dễ đè ép cơ và mạch máu.
Kê gối dưới cột sống cổ, lưng và kheo. Sau 30 phút xoay người thay đổi tư thế, thực hiện trong 3 ngày giúp giảm đau rõ rệt.
  • Xoa bóp
Dùng tay xoa, bóp, day nhẹ nhàng hai bên cột sống khoảng 30 phút. Phương pháp xoa bóp cột sống, xoa bóp giác hơi, sử dụng động tác như trong mát-xa hoặc sử dụng bộ chân không có thể kích thích lưu thông máu, giảm viêm nhiễm, giảm đau.
  • Châm cứu
Thuật châm cứu sử dụng chiếc kim nhỏ để kích thích dòng năng lượng chảy khắp cơ thể. Một số người giảm đau lưng đáng kể với trị liệu châm cứu. Một số triệu chứng đau mạn tính có thể điều trị hiệu quả bằng châm cứu.
  • Thêm gia vị khi nấu
Thường xuyên sử dụng ớt, nghệ, gừng (gia vị có đặc tính kháng viêm) trong bữa ăn hàng ngày sẽ giúp bạn giảm đau lưng đáng kể.
  • Bỏ thuốc lá
Hút thuốc làm giảm khả năng tự chữa lành vết thương, tăng nguy cơ viêm nhiễm, ảnh hưởng tới việc hấp thụ canxi.
  • Giảm cân
Béo phì là nguyên nhân phổ biến gây đau lưng bởi việc thừa cân gia tăng áp lực lên cột sống. Nếu thường xuyên bị đau lưng, cách chữa đơn giản là giảm mỡ bụng.
  • Tăng cường vận động
Tập yoga là phương pháp chữa bệnh đau lưng hiệu quả
Nếu bạn là người ít vận động, hãy rèn thói quen tập thể dục từ nhẹ đến mạnh, từ ít đến nhiều. Ngoài ra, tập yoga là phương pháp chữa bệnh đau lưng hiệu quả.
Bệnh nhân bị đau lưng mạn tính nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước và tập yoga dưới sự hướng dẫn của huấn luyện viên giàu kinh nghiệm.
  • Tập thói quen tốt
Đứng thẳng, ngồi đúng tư thế giúp giảm đau lưng đáng kể thay vì bắt chéo chân, đi thõng vai hoặc ngồi quá lâu trước màn hình máy tính.
  • Chọn giường và nệm
Hãy chọn giường và đệm tốt nhất để lưng luôn được thoải mái. Lý tưởng nhất là 10 năm 1 lần nên thay đệm mới và tháng nào cũng phơi đệm ra nắng.
Hy vọng những phương pháp đơn giản điều trị đau lưng được liệt kê trên đây phần nào giúp bạn thoát khỏi triệu chứng đau lưng và có cuộc sống khỏe mạnh.
Phạm Thị Sinh
(Nội dung do Chuyên gia Bộ Y tế kiểm duyệt)

Phòng ngừa chứng đau lưng

Phòng ngừa chứng đau lưng

Để giữ lưng bình thường và khoẻ mạnh:
  • Tập luyện. Các hoạt động đều đặn không làm lưng bị căng và xóc có thể làm tăng sức mạnh và sức bền của vùng thắt lưng, cho phép cơ hoạt động tốt hơn. Những bài tập này có thể gồm đi bộ, bơi, đạp xe. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ hoạt động nào là tốt nhất với bạn.
  • Tăng sức mạnh và sự mềm dẻo của cơ. Bình thường các cơ vùng bụng và lưng phối hợp hoạt động với nhau như một chiếc áo giáp tự nhiên cho lưng. Sự mềm dẻo ở háng và đùi giúp xương chậu thẳng trục, cải thiện cảm nhận ở vùng lưng. Thường xuyên tập một số bài tập đơn giản có thể giúp nâng đỡ và giữ thẳng lưng.
  • Ngoài ra, sử dụng các cơ chế cơ học hợp lý trong hoạt động hằng ngày:
  • Đứng đúng cách. Giữ xương chậu ở tư thế trung gian. Nếu phải đứng lâu, nên đổi chân đặt trên một cái ghế thấp để giảm tải phần nào cho vùng thắt lưng.
  • Ngồi đúng cách. Chọn ghế nâng đỡ tốt vùng thắt lưng hoặc đặt một cái gối hoặc khăn tắm cuộn tròn vào chỗ eo lưng để giữ đường cong bình thường của lưng. Giữ gối và hông ngang bằng.
  • Nâng đúng cách. Để chân làm việc. Di chuyển lên và xuống thẳng. Giữ thẳng lưng và chỉ gấp ở gối. Giữ vật nặng sát cơ thể. Tránh vừa nâng vừa vặn người.
  • Ngủ đúng cách. Nằm trên đệm cứng. Dùng gối để đỡ, nhưng tránh dùng gối khiến cổ bị ngửa quá nhiều.

Lời khuyên giúp phòng ngừa đau lưng hữu hiệu

Lời khuyên giúp phòng ngừa đau lưng hữu hiệu
Đau lưng có thể do sai tư thế trong sinh hoạt hàng ngày hoặc thoái hoá xương khớp. Áp dụng những lời khuyên sau giúp bạn phòng ngừa đau lưng hiệu quả.

Tư thế nằm, ngồi, đứng, đi lại

Đau lưng có thể do sai tư thế trong sinh hoạt hàng ngày
Duy trì tư thế đúng là cách phòng ngừa đau lưng hiệu quả nhất vì giảm áp lực lên dây chằng, cơ và khớp nối sau lưng.
  • Nằm ngủ
Tư thế ngủ tốt nhất là nằm nghiêng với đầu hơi cúi, hoặc nằm ngửa, kê gối dưới đầu sao cho cổ thẳng hàng với cột sống.
Thay đổi tư thế nằm giúp khí huyết lưu thông, cơ bắp không bị chèn ép. Ngủ dậy nên tập thể thao với cường độ thấp như bơi lội, đạp xe, đi bộ…
Chọn loại đệm không quá mềm cũng không cứng quá vì nằm đệm mềm, độ lún sâu khiến đường cong sinh lý cột sống bị thay đổi.
  • Ngồi
Nên ngồi ghế có lưng tựa, đầu và vai thẳng, trọng tâm cơ thể dồn vào xương cụt. Bàn chân đặt trên sàn nhà, đầu gối gập vuông góc. Sau 40 - 60 phút làm việc đứng lên đi lại, vươn người, lắc cổ, bẻ cằm, gập lưng, vặn hông để lưng được nghỉ ngơi.
  • Đứng
Thả lỏng cơ thể với thế đứng vững vàng, 2 chân hơi chếch hình chữ V. Nếu đứng lâu, nên đặt một chân lên vật cao hơn và thỉnh thoảng đổi chân để giảm áp lực cho lưng.
  • Đi lại
Vận động là phương pháp phòng ngừa đau lưng rất tốt, đặc biệt là tập đi bộ và đi lùi. Đi bộ bằng cách thả lỏng gối và đánh hông giúp giảm đau lưng. Gót chân trước chạm mũi bàn chân sau, lắc xương sườn, xương chậu sao cho cảm giác thật thăng bằng, không tạo sức ép lên gót chân. Mỗi ngày tập 4 lần, mỗi lần 5 phút.

Cân nặng hợp lý

Duy trì cân nặng là một trong những giải pháp phòng ngừa đau lưng hữu hiệu. Cột sống sẽ luôn bị quá tải do tình trạng thừa cân nên hãy dành thời gian mỗi tuần 4 lần, mỗi lần từ 20-30 phút để vận động nặng. Chế độ dinh dưỡng phù hợp, giàu canxi giúp duy trì trọng lượng cơ thể, phòng ngừa loãng xương.

Luyện tập thể thao

Thường xuyên tập luyện thể thao để sở hữu thân hình khỏe mạnh, cơ bụng và cơ lưng săn chắc, tăng khả năng chống lại thương tổn, bảo vệ cột sống, cơ và dây chằng.
Khởi động kĩ trước khi vận động làm giảm nguy cơ chấn thương. Lưu ý tiến hành bài tập từ thấp đến cao, từ ít đến nhiều, không tập quá nặng, bỏ qua các động tác cúi khom người hoặc bài tập gây tăng tải cho cột sống.

Hạn chế đi giày cao gót

Hạn chế đi giày cao gót giúp phòng ngừa đau lưng
Với những phụ nữ thường xuyên đi giày cao gót hơn 5 giờ mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh về cột sống cao gấp 3 lần người khác.
Sử dụng giày cao gót thường xuyên làm ảnh hưởng dây thần kinh vùng chân, giảm độ thăng bằng của cơ thể, cột sống dễ lão hoá gây đau nhức, thậm chí cong vẹo.

Lưu ý khi mang vác vật nặng

Nếu khuân vác vật nặng ở tư thế khom lưng thì tải trọng sẽ dồn lên cột sống cao hơn nhiều tư thế thẳng đứng. Nếu phải vác vật nặng trên vai, hãy ôm ngang hông, chuyển từ vai trái sang vai phải và ngược lại. Nên dùng ba lô để sức nặng san đều lên hai vai.

Giảm stress

Chắc hẳn bạn không thể ngờ, căng thẳng quá mức gia tăng áp lực lên các cơ, đặc biệt là cơ lưng. Kiểm soát tốt stress chính là trút được gánh nặng trên đôi vai của mình.
Ghi nhớ và thực hiện tốt những lời khuyên trên đây chính là giải pháp giúp phòng ngừa đau lưng hiệu quả, đảm bảo sức khỏe cho bản thân và gia đình.
Phạm Thị Sinh
(Nội dung do Chuyên gia Bộ Y tế kiểm duyệt)

Cây ngải cứu chữa đau lưng hiệu quả

Cây ngải cứu chữa đau lưng hiệu quả

Tùy từng dạng bệnh như gai cột sống, đau thắt lưng, đau thần kinh tọa… bạn có thể áp dụng bài thuốc từ cây ngải cứu chữa đau lưng hiệu quả như sau:
  • Cây ngải cứu có tác dụng chữa đau lưng hiệu quả
  • Cây ngải cứu chữa đau thần kinh tọa
Nguyên liệu: 300g lá ngải cứu, 2 muỗng mật ong.
Cách dùng: lá ngải cứu rửa sạch, giã nát, cho mật ong vào trộn đều, vắt lấy nước uống trưa, chiều. Uống liên tục từ 1-2 tuần tùy tình trạng bệnh (nặng hay nhẹ) sẽ có kết quả.

Cây ngải cứu chữa đau lưng cho bà bầu

Lá ngải cứu rửa sạch trộn lẫn muối hạt to, nướng nóng hoặc rang lên rồi bọc qua lớp khăn mỏng, chườm vào phần bị đau nhiều lần trước khi đi ngủ.

Cây ngải cứu chữa đau thắt lưng

Trong quá trình xoa cần giữ nóng thuốc để phát huy hết công dụng
Ngải cứu trộn với muối rang nóng, bọc vào miếng vải chườm lên chỗ đau trước khi ngủ. Nếu nguội có thể rang lại hỗn hợp này và thực hiện 2-3 lần.

Cây ngải cứu chữa đau lưng do bệnh gai cột sống

Nguyên liệu: 1 nắm là ngải cứu tươi, 150ml giấm gạo.
Cách dùng: Rửa sạch lá ngải cứu, giã nát. Đun nóng giấm gạo, trộn đều giấm còn nóng với lá ngải cứu giã nhuyễn. Bọc hỗn hợp này vào miếng vải sạch, xoa dọc xương sống trong 15 phút. Trong quá trình xoa cần giữ nóng thuốc bằng cách hâm nóng để phát huy hết công dụng của thuốc.
Người bệnh nên thực hiện vào buổi tối trước khi ngủ trong 15 ngày. Nếu chưa bớt đau có thể duy trì bài thuốc từ 3-5 tháng.

Lời khuyên dinh dưỡng cho bệnh nhân đau lưng

  • Hạn chế đồ ăn nhanh cũng là cách chữa đau lưng hiệu quả
  • Bổ sung vitamin B1
Ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin B1 như gạo, các loại sữa có thể rút ngắn thời gian đau lưng từ tổn thương thần kinh.
  • Trái cây và rau củ
Ăn nhiều trái cây, rau quả giúp duy trì trọng lượng cơ thể, giảm áp lực cân nặng lên xương cột sống và các vùng xương khớp, làm giảm bớt cơn đau.
Một số loại rau quả có thể trì hoãn sự tiến triển của viêm khớp, giảm cơn đau lưng như nam việt quất, nho đỏ, anh đào, trái cây họ cam quýt...
  • Thêm gia vị khi nấu
Nghệ, gừng và ớt là 3 gia vị kháng viêm hữu hiệu, giúp giảm đau lưng đáng kể, bảo vệ các khớp xương nếu được sử dụng thường xuyên.
  • Hạn chế đồ ăn nhanh
Thực phẩm chứa nhiều chất béo như các món chiên xào, đồ ăn nhanh sẽ làm cho bệnh đau lưng thêm trầm trọng. Việc hạn chế những món ăn này cũng là cách chữa đau lưng hiệu quả.
  • Ăn nhiều cá
Hàm lượng axit béo omega-3 trong cá giúp giảm viêm. Vì vậy, thêm cá trong chế độ dinh dưỡng giúp giảm những cơn đau đớn do bệnh đau lưng gây nên.
  • Mỗi tuần nên ăn ít nhất từ 2 đến 4 bữa cá hồi, cá thu, cá ngừ hoặc cá bơn để lượng omega-3 cung cấp cho cơ thể luôn ở mức dồi dào.
  • Dinh dưỡng hợp lí, tập luyện nhẹ nhàng, nghỉ ngơi thư giãn, bạn có thể áp dụng một số bài thuốc đơn giản từ cây ngải cứu giúp chữa đau lưng hiệu quả.
Phạm Thị Sinh
(Nội dung do Chuyên gia Bộ Y tế kiểm duyệt)

(nguồn Sức khỏe đời sống và Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe Trung ương)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 17-10-2018

    Bướu sợi tuyến là khối u lành tính ở vú. Không phải tất cả khối u xuất hiện trong vú là bướu sợi tuyến. Mọi người thường nhầm lẫn bướu sợi tuyến với ung thư vú. Sự khác biệt giữa hai loại là bướu sợi tuyến không to lên và xâm lấn đến các cơ quan khác

  • 28-05-2018
    Băng huyết sau sinh được định nghĩa khi lượng máu chảy từ đường sinh dục của bà mẹ > 500 ml sau đẻ. Hiện nay, băng huyết sau sinh vẫn còn là một trong những tai biến sản khoa gây tử vong hàng đầu cho bà mẹ trên thế giới và Việt Nam. Không những thế,
  • 28-05-2018
    Thận liên tục tạo ra nước tiểu. Những giọt nước tiểu được liên tục dẫn xuống bàng quang qua niệu quản (niệu quản là ống dẫn từ thận đến bàng quang). Mỗi người đi tiểu một lượng khác nhau phụ thuộc vào bạn uống bao nhiêu nước và ăn bao nhiêu thức ăn và
  • 28-05-2018
    Hệ tiết niệu bao gồm thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Tất cả đóng vai trò khác nhau trong việc đưa chất thải ra khỏi cơ thể. Thận, gồm hai quả có hình hạt đậu nằm ở ổ bụng sau trên, lọc các chất thải từ máu. Các ống niệu quản đưa nước tiểu từ
  • 28-05-2018
    Tiền mãn kinh, còn được gọi là quá trình chuyển đổi mãn kinh, là khoảng thời gian cơ thể người phụ nữ thay đổi chu kỳ tự nhiên từ nhiều hay ít rụng trứng và kinh nguyệt đến vô sinh vĩnh viễn, hoặc mãn kinh. ThS. Vũ Thị Tuyết Mai - Bộ Y tế
  • 28-05-2018
    Hầu hết các khối u đại tràng lành tính vô hại, theo thời gian một số trở thành ung thư.Bất cứ ai cũng có thể phát triển khối u đại tràng. Nhưng nguy cơ cao hơn nếu bạn ở tuổi 50 trở lên, thừa cân hoặc người hút thuốc, chế độ ăn uống chất béo và chất