Băng huyết sau sinh

Băng huyết sau sinh được định nghĩa khi lượng máu chảy từ đường sinh dục của bà mẹ > 500 ml sau đẻ. Hiện nay, băng huyết sau sinh vẫn còn là một trong những tai biến sản khoa gây tử vong hàng đầu cho bà mẹ trên thế giới và Việt Nam. Không những thế,
Băng huyết sau sinh được định nghĩa khi lượng máu chảy từ đường sinh dục của bà mẹ > 500 ml sau khi sinh.
Hiện nay, băng huyết sau sinh vẫn còn là một trong những tai biến sản khoa gây tử vong hàng đầu cho bà mẹ trên thế giới và Việt Nam. Không những thế, đây còn là một tai biến đáng sợ đối với các bác sĩ sản khoa. Mặc dù điều kiện ở các cơ sở y tế ngày càng được nâng cao, chất lượng về máy móc và trình độ của đội ngũ cán bộ y tế đã tiến bộ vượt bậc so với nhiều thập niên trước.
Tại Việt Nam, tỷ lệ băng huyết sau sinh chiếm từ 3-8% tổng số ca sinh. Băng huyết sau sinh là tai biến sản khoa thường gặp nhất (chiếm 50%) và cũng là nguyên nhân gây tử vong cao nhất (chiếm 78,8%).
băng huyết sau sinh
Ảnh minh họa

Triệu chứng băng huyết sau sinh

1. Chảy máu từ đường sinh dục

Trong trường hợp đờ tử cung, chảy máu thường xuất hiện ngay sau khi sổ rau. Nắn thấy dạ con (tử cung) mềm nhão.
Trong trường hợp chấn thương, rách đường sinh dục, nắn thấy tử cung co hồi tốt nhưng máu vẫn chảy ra ngoài. Máu đỏ tươi chảy rỉ rả hay thành dòng liên tục. Lượng máu chảy ra ngoài có thể nhiều hoặc ít. Máu đỏ tươi hoặc đỏ bầm, máu cục hoặc máu loãng.
Trong trường hợp bất thường về bánh rau, tử cung thường co hồi kém. Ra máu rỉ rả, lượng máu ra có thể ít hoặc nhiều, máu đỏ tươi lẫn máu cục
Trường hợp do rối loạn đông máu, sau khi bé sinh ra mà máu chảy ra nhiều, thấy hoàn toàn máu loãng, không thấy có cục máu đông.

2. Các dấu hiệu toàn thân

Biểu hiện tình trạng mất máu: bệnh nhân choáng, da xanh, niêm mạc nhợt, tay chân lạnh, khát nước, mạch nhanh, huyết áp hạ.

3. Xét nghiệm máu

Giảm hồng cầu, hemoglobin, huyết sắc tố, rối loạn đông máu….

Nguyên nhân gây băng huyết sau sinh

1. Đờ tử cung (tử cung không thể co hồi nhỏ lại sau khi thai nhi đã ra)

Là nguyên nhân thường gặp nhất. Các yếu tố có thể dẫn đến đờ tử cung gồm:
  • Chất lượng cơ tử cung kém: do sinh nhiều lần, do tử cung có u xơ, tử cung dị dạng.
  • Tử cung quá căng: do chửa sinh đôi, sinh ba.., nước ối quá nhiều, con to.
  • Chuyển dạ kéo dài.
  • Nhiễm trùng ối.
  • Thai phụ bị suy nhược, thiếu máu.

2. Bất thường của bánh rau

  • Diện tích bánh rau lớn, khi bong ra gây chảy máu nhiều như trong phù nhau thai.
  • Rau bám bất thường: Rau tiền đạo, rau bám thấp…dẫn tới chảy máu nhiều.
  • Rau không bong được (rau cài răng lược)

3.Tổn thương đường sinh dục

Vỡ tử cung, rách cổ tử cung và âm đạo có thể xảy ra trong các trường hợp đẻ thường. Tuy nhiên, các biến chứng này thường gặp hơn trong những trường hợp đẻ khó cần can thiệp thủ thuật.
Những trường hợp đẻ quá nhanh, đẻ rơi cũng dễ dẫn tới tổn thương đường sinh dục.

4. Rối loạn đông máu

Rối loạn đông máu thường xảy ra trong các trường hợp: rau bong non, thai lưu, nhiễm trùng, tắc mạch ối…

Biến chứng băng huyết sau sinh

Tuỳ thuộc vào mức độ mất máu và việc hồi sức, cầm máu có tích cực hay không, băng huyết sau sinh có thể gây ra nhiều biến chứng nặng nhẹ khác nhau:
  • Thiếu máu, viêm tắc tĩnh mạch.
  • Hội chứng Sheehan (do hoại tử tuyến yên dẫn đến suy nhược, gầy ốm, rụng lông tóc, mất sữa, vô kinh), không thể có thêm con trong trường hợp phải cắt tử cung.

Điều trị băng huyết sau sinh

Khi băng huyết sau sinh xảy ra, cần nhanh chóng tiến hành các phương pháp cầm máu và hồi sức tích cực, vừa kết hợp kiểm tra nguyên nhân vừa tiến hành điều trị song song.

1. Điều trị nội khoa

  • Cho sản phụ nằm đầu thấp, thở oxy, xoa bóp đáy tử cung qua thành bụng, đè động mạch chủ bụng để giảm lượng máu đến tử cung.
  • Sử dụng thuốc giảm đau, chống choáng.
  • Truyền dịch, truyền máu, kháng sinh…
  • Theo dõi sát mạch, huyết áp, nhịp thở, tinh thần của bệnh nhân.
  • Xác định nguyên nhân gây băng huyết sau sinh và điều trị theo nguyên nhân. Lưu ý là có thể có nhiều nguyên nhân phối hợp gây băng huyết nên phải kiểm tra đường sinh dục một cách hệ thống và khám cả các cơ quan khác để không bỏ sót trường hợp do rối loạn đông máu. Việc xác định kịp thời nguyên nhân gây băng huyết sau sinh là vô cùng quan trọng, vì nó giúp cho người bác sĩ điều trị nhanh chóng xử trí nguyên nhân bên cạnh việc hồi sức chống sốc. Chỉ có loại bỏ được nguyên nhân thì mới có thể chấm dứt được chảy máu.
Lưu ý: Tất cả các biện pháp trên đây cần được tiến hành nhanh chóng và song song với nhau.

2. Điều trị ngoại khoa

Trong trường hợp sử dụng các biện pháp nội khoa không kết quả. Đây là phương án cuối cùng nhằm cứu tính mạng người mẹ. Có thể nghĩ đến phương pháp này đầu tiên trong trường hợp bệnh nhân đã đủ số con và lớn tuổi. Đối với những bệnh nhân còn trẻ tuổi, chưa đủ con, có thể cân nhắc đến việc thắt động mạch tử cung hoặc động mạch hạ vị hai bên. Cắt tử cung chỉ có chỉ định tuyệt đối trong trường hợp rau cài răng lược.

Phương pháp phòng ngừa băng huyết sau sinh

Đây là những phương pháp để dự phòng băng huyết và phòng ngừa hậu quả nặng nề do tai biến này gây nên.
  • Thực hiện tốt kế hoạch hóa gia đình, không đẻ dày, đẻ nhiều, không phá thai ảnh hưởng đến dạ con.
  • Khi có thai: Khám thai định kỳ tại các cơ sở y tế để phát hiện sớm yếu tố nguy cơ.
  • Uống viên sắt và acid folic trong suốt thai kỳ để phòng ngừa thiếu máu. Điều này sẽ giúp cho băng huyết sau sinh nếu có xảy ra sẽ ít gây ra các biến chứng nặng hơn.

(Nguồn Sức khỏe đời sống)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    1. Khái niệm: Thoái hoá khớp gối là bệnh thoái hoá loạn dưỡng của khớp gối, biểu hiện sớm nhất ở sụn khớp sau đó là biến đổi ở bề mặt khớp, hình thành các gai xương cuối cùng dẫn đến biến dạng khớp. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự xuất hiện và tiến
  • 28-05-2018
    Viêm mô kẽ thận là một bệnh rối loạn ảnh hưởng đến khu vực xung quanh nephron và gây ra tình trạng viêm (sưng) thận. Viêm mô kẽ thận có thể là cấp tính hoặc mãn tính. Thận loại bỏ các chất thải và cân bằng lượng dịch trong cơ thể. Mỗi thận có 1 triệu
  • 28-05-2018
    Huyết khối tĩnh mạch sâu là một bệnh thường gặp, có thể gây biến chứng thuyên tắc phổi rất nghiêm trọng. Huyết khối tĩnh mạch sâu là gì? Động mạch đem máu giàu ôxy từ tim đến phần còn lại của cơ thể, trong khi tĩnh mạch mang máu nghèo ôxy trở lại tim.
  • 28-05-2018
    Viêm não là tình trạng viêm của nhu mô não. Nó thường được gây ra do nhiễm siêu vi (virus).
  • 17-10-2018

    Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa.

  • 28-05-2018
    Nhiễm khuẩn âm đạo, hay viêm âm đạo do vi trùng, là tình trạng số lượng vi khuẩn trong âm đạo phát triển quá mức. Sự phát triển quá mức này của vi khuẩn ở âm đạo có thể gây kích ứng, sưng, viêm, có mùi hôi (sau khi quan hệ tình dục) và các triệu chứng