Hội chứng tiền mãn kinh

Tiền mãn kinh, còn được gọi là quá trình chuyển đổi mãn kinh, là khoảng thời gian cơ thể người phụ nữ thay đổi chu kỳ tự nhiên từ nhiều hay ít rụng trứng và kinh nguyệt đến vô sinh vĩnh viễn, hoặc mãn kinh. ThS. Vũ Thị Tuyết Mai - Bộ Y tế
Tiền mãn kinh, còn được gọi là quá trình chuyển đổi mãn kinh, là giai đoạn tự nhiên mà mọi phụ nữ đều trải qua. Đây là khoảng thời gian cơ thể người phụ nữ thay đổi chu kỳ tự nhiên từ nhiều hay ít rụng trứng và kinh nguyệt đến vô sinh vĩnh viễn, hoặc mãn kinh.
Hội chứng tiền mãn kinh
Ảnh minh họa

Triệu chứng của hội chứng tiền mãn kinh

  • Kinh nguyệt bất thường
Rụng trứng trở nên thất thường, khoảng giữa kỳ kinh có thể dài hơn hoặc ngắn hơn, chảy máu kinh có thể rất ít đến nhiều, và có thể bỏ qua một số giai đoạn. Tiền mãn kinh sớm được định nghĩa là một thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt dài hơn 7 ngày. Tiền mãn kinh muộn được đặc trưng bởi mất 2 hay nhiều kỳ kinh và trong 60 ngày hoặc nhiều hơn giữa các thời kỳ.
  • Nóng bừng và các vấn đề giấc ngủ
65-75% phụ nữ bị nóng ran, phổ biến nhất trong thời tiền mãn kinh muộn. Thời gian, cường độ và tần số khác nhau. Khó ngủ thường do nóng ran hoặc đổ mồ hôi ban đêm, nhưng đôi khi giấc ngủ trở nên thất thường ngay cả khi không có triệu chứng khác.
  • Tâm trạng thay đổi
Một số phụ nữ trải nghiệm thay đổi tâm trạng, khó chịu hoặc làm tăng nguy cơ trầm cảm trong thời kỳ tiền mãn kinh, nhưng nguyên nhân của những triệu chứng này có thể vì giấc ngủ bị gián đoạn do nóng. Tâm trạng thay đổi cũng có thể do các yếu tố không liên quan đến những thay đổi nội tiết tố của tiền mãn kinh.
  • Vấn đề âm đạo và bàng quang
Khi lượng estrogen giảm, mô âm đạo có thể mất trơn và đàn hồi, làm cho giao hợp đau đớn. Mức estrogen thấp cũng có thể dễ bị nhiễm trùng đường tiểu hoặc âm đạo. Mất mô có thể gây tiểu không tự chủ.
  • Giảm khả năng sinh sản
Rụng trứng trở nên bất thường, khả năng thụ thai giảm. Tuy nhiên, miễn là đang có kinh, mang thai vẫn còn khả năng. Nếu muốn tránh thai, sử dụng ngừa thai cho đến khi không có kinh 12 tháng.
  • Thay đổi chức năng tình dục
Trong thời gian tiền mãn kinh, kích thích tình dục và mong muốn có thể thay đổi.
  • Mất xương
Với mức estrogen giảm, bắt đầu mất xương nhanh hơn thay thế nó, làm tăng nguy cơ loãng xương.
  • Mức cholesterol thay đổi
Suy giảm lượng estrogen có thể dẫn đến những thay đổi mức cholesterol trong máu, bao gồm tăng cholesterol lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL) góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Đồng thời, lipoprotein tỷ trọng cao (HDL) cholesterol giảm nhiều khi phụ nữ có tuổi, cũng làm tăng nguy cơ bệnh tim.
Hội chứng tiền mãn kinh
Ảnh minh họa. (Nguồn: The Huffington Post)

Nguyên nhân gây ra hội chứng tiền mãn kinh

Tiền mãn kinh là giai đoạn xảy ra trước mãn kinh và là lúc cơ thể sản xuất estrogen và progesterone dao động. Nội tiết tố nữ trong cơ thể, mà chủ yếu là Estrogen, bị suy giảm nhiều do buồng trứng giảm hoạt động để chuẩn bị cho thời kỳ mãn kinh

Yếu tố nguy cơ hội chứng tiền mãn kinh

Một số yếu tố có thể khiến tiền mãn kinh sớm hơn, bao gồm:
  • Hút thuốc lá: Sự bắt đầu của thời kỳ mãn kinh xảy ra sớm hơn 1-2 năm ở những phụ nữ hút thuốc lá.
  • Tiền sử gia đình: Phụ nữ có xu hướng trải qua thời kỳ mãn kinh ở độ tuổi cùng với tuổi mà mẹ và chị em họ đã trải qua.
  • Không sinh con
  • Điều trị ung thư thời trẻ: Điều trị ung thư khi còn trẻ vì bệnh vùng khung chậu hoặc hóa xạ trị có liên quan đến mãn kinh sớm.
  • Cắt bỏ tử cung: Cắt bỏ tử cung nhưng không bỏ buồng trứng, thường không gây mãn kinh. Mặc dù không còn kinh, buồng trứng vẫn còn sản xuất estrogen.

Biến chứng hội chứng tiền mãn kinh

Kinh nguyệt không thường xuyên là một dấu hiệu của tiền mãn kinh. Hầu hết kinh nguyệt là bình thường và không có gì để quan tâm. Tuy nhiên, gặp bác sĩ nếu:
  • Chảy máu kinh vô cùng nhiều - thay đổi băng vệ sinh mỗi giờ.
  • Chảy máu kéo dài hơn 8 ngày.
  • Chảy máu xảy ra giữa chu kỳ.
  • Kinh nguyệt thường xuyên, xảy ra chưa quá 21 ngày.

Chẩn đoán hội chứng tiền mãn kinh

Tiền mãn kinh là một quá trình - một sự chuyển đổi dần dần. Không có xét nghiệm đủ để xác định xem đã tiền mãn kinh hay chưa.
Bác sĩ có nhiều điều xem xét, bao gồm cả tuổi, tiền sử kinh nguyệt, những triệu chứng thay đổi cơ thể đã hoặc đang gặp phải. Một số bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm để kiểm tra lượng hoóc-môn.

Điều trị hội chứng tiền mãn kinh

  • Thuốc tránh thai. Thường dùng điều trị hiệu quả nhất để làm giảm triệu chứng mãn kinh - ngay cả khi không cần để tránh thai. Liều thấp của thuốc có thể điều chỉnh thời gian chu kỳ và giảm nóng bừng và khô âm đạo.
  • Điều trị Progestin. Nếu có kinh nguyệt không đều, nhưng không thể hoặc không lựa chọn sử dụng thuốc tránh thai, điều trị progestin có thể tạo kỳ kinh đúng thời gian. Một số phụ nữ bị kinh nhiều trong thời gian tiền mãn kinh có thể dùng dụng cụ tử cung chứa progestin.
  • Cắt bỏ nội mạc tử cung. Nội mạc tử cung được cắt bỏ có thể giúp giảm chảy máu nặng trong thời tiền mãn kinh.

Theo ThS. Vũ Thị Tuyết Mai - Bộ Y tế

(Nguồn Sức khỏe & Đời sống, Trung tâm Truyền thông Giáo dục Y tế trung ương - Bộ Y tế)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Động mạch vành là động mạch nào, có chức năng gì? Tim là một bộ phận có chức năng bơm máu đến nuôi các cơ quan trong cơ thể. Làm việc liên tục, suốt ngày đêm như vậy nên tim cần một lượng lớn năng lượng. Động mạch vành là tên gọi của các động mạch dẫn
  • 04-07-2018

    Rôm sảy là 1 thương tổn ở da thường gặp ở trẻ nhỏ và trẻ lớn sống ở vùng có khí hậu nóng và ẩm. Người hoạt động nhiều, trẻ mới sinh nằm trong lồng kính, người bệnh liệt giường có sốt cũng dễ mắc rôm sẩy. Bệnh phát triển khi các tuyến mồ hôi

  • 28-05-2018
    Bệnh cuồng nhĩ xảy ra khi tim có hiện tượng các tâm nhĩ bắt đầu đập nhanh hơn do có quá nhiều luồng xung điện bất thường. Các tâm nhĩ rung lên khi chúng cố gắng co, nhưng sự co thắt này xảy ra với tốc độ quá nhanh. Các tâm nhĩ có thể đập đến 300 lần/
  • 28-05-2018
    Hemoglobin là chất quan trọng trong các tế bào hồng cầu giúp chúng chuyên chở oxy. Lượng hemoglobin thấp và số tế bào hồng cầu thấp có thể gây ra thiếu máu làm bệnh nhân mệt mỏi.
  • 28-05-2018
    Virus papilloma ở người (HPV) là một loại virus có thể lây truyền từ người này sang người khác qua tiếp xúc da với da. Hơn 100 loại HPV đã được tìm thấy trong đó khoảng 30 loại gây nhiễm trùng sinh dục ở cả nam và nữ, các loài này hiện đang lây lan nhanh
  • 28-05-2018
    Chứng co cứng, co giật toàn thân là một loại động kinh liên quan đến toàn bộ cơ thể. Chứng bệnh này còn được gọi là bệnh động kinh lớn. Tình trạng này xảy ra khi sóng điện não hoạt động bất thường dẫn đến cơ bắp co cứng và mất ý thức. Nếu không được