Chứng đi tiểu không tự chủ

Thận liên tục tạo ra nước tiểu. Những giọt nước tiểu được liên tục dẫn xuống bàng quang qua niệu quản (niệu quản là ống dẫn từ thận đến bàng quang). Mỗi người đi tiểu một lượng khác nhau phụ thuộc vào bạn uống bao nhiêu nước và ăn bao nhiêu thức ăn và

Tìm hiểu về nước tiểu và bàng quang

Thận liên tục tạo ra nước tiểu. Những giọt nước tiểu được liên tục dẫn xuống bàng quang qua niệu quản (niệu quản là ống dẫn từ thận đến bàng quang). Mỗi người đi tiểu một lượng khác nhau phụ thuộc vào bạn uống bao nhiêu nước, ăn bao nhiêu thức ăn và đổ mồ hôi.
Bàng quang được tạo bởi các cơ và dùng để lưu trữ nước tiểu. Nó có thể phình to ra như một quả bóng khi chứa đầy nước tiểu. Lỗ để thoát nước tiểu ( gọi là niệu đạo) thường được đóng kín. Sự đóng kín này được sự bao quanh và nâng đỡ của các cơ bên dưới bàng quang, bao quanh và hỗ trợ niệu đạo (các cơ sàn chậu).
Khi đạt được một thể tích nước tiểu nhất định trong bàng quang, bạn sẽ nhận thức được rằng bàng quang đang dần đầy. Khi bạn đi vào nhà vệ sinh để đi tiểu, các cơ bàng quang siết chặt lại (co thắt) và niệu đạo cùng cơ sàn chậu thả lỏng để cho phép nước tiểu chảy ra.
Thông điệp thần kinh phức tạp được trao đổi giữa não, bàng quang và các cơ sàn chậu. Điều này cho bạn biết bàng quang đã đầy đến mức nào và truyền thông tin tới các bó cơ cần thiết để chúng co lại và thả lỏng ra tại những thời điểm phù hợp.

Chứng tiểu không tự chủ là gì?

Chứng tiểu không thiếu tự chủ xảy ra khi nước tiểu rò rỉ do có một sự tăng áp lực bất ngờ trong bụng và trên bàng quang. Áp lực này (còn gọi là stress) được gây ra khi ho, cười, hắt hơi hoặc tập thể dục (như chạy hoặc nhảy). Cơ sàn chậu yếu không thể hỗ trợ bàng quang và lỗ thoát nước tiểu (niệu đạo) tốt như bình thường. Khi áp lực tăng quá mức đặt trên mà lỗ thoát ở bàng quang không có thể chịu được và vì vậy nước tiểu bị rò rỉ ra ngoài. Một lượng nhỏ nước tiểu có thể bị rò rỉ, nhưng đôi khi lượng nước tiểu rò rỉ này có thể là khá nhiều và bạn sẽ rất ngượng.

Các dạng tiểu không tự chủ khác

Loại phổ biến thứ hai không kiểm soát là chứng tiểu gấp. Nói một cách ngắn gọn, tiểu gấp xảy ra khi bạn đang rất buồn tiểu, muốn được thải hết nước tiểu từ bàng quang đang bị căng quá mức. Nước tiểu có thể bị chảy ra ngoài trước khi bạn có thời gian để vào được nhà vệ sinh. Điều trị chứng tiểu gấp khác với cách điều trị tiểu không tự chủ. Một số người bị cả tiểu không tự chủ và tiểu gấp. Tình trạng này được gọi là chứng tiểu mất tự chủ hỗn hợp.
Cũng có các chứng bệnh thiếu tự chủ khác, ít phổ biến hơn.
Lưu ý: Bạn nên gọi bác sĩ nếu bị chứng tiểu không tự chủ. Mỗi loại có phương pháp điều trị khác nhau. Bác sĩ sẽ khám và xác định loại bệnh thiếu tự chủ và tư vấn về phương pháp điều trị có thể. Hãy xem tờ rơi gọi là tiểu không tự chủ và hiểu rõ tiến trình bác sĩ thực hiện để đánh giá tình trạng tiểu không tự chủ của bạn

Nguyên nhân gây chứng tiểu không tự chủ

Hầu hết các trường hợp tiểu không tự chủ là do cơ sàn chậu bị suy yếu. Cơ sàn chậu thường bị suy yếu do sinh nở. Các cơ sàn chậu là một nhóm các cơ bao quanh mặt dưới của bàng quang và đoạn sau (trực tràng). Chứng tiểu không tự chủ rất phổ biến ở phụ nữ đã có con, đặc biệt là nếu họ đã có sanh đẻ nhiều lần qua đường âm đạo. Tình trạng này cũng càng trở nên phổ biến hơn khi tuổi tác ngày càng tăng, do các cơ bắp trở nên yếu hơn, đặc biệt sau khi đã mãn kinh.
Chứng tiểu không tự chủ cũng là phổ biến hơn ở những phụ nữ bị béo phì. Chứng tiểu không tự chủ có thể xảy ra ở những người đàn ông đã có từng trải qua điều trị ung thư tuyến tiền liệt. Điều này bao gồm phẫu thuật cắt bỏ tuyến tiền liệt, và xạ trị.
bài tập điều trị tiểu không tự chủ
Ảnh: LimberTree studio

Phương pháp điều trị chứng tiểu không tự chủ

Phương pháp điều trị phổ biến nhất bao gồm tăng cường cho cơ sàn chậu với các bài tập sàn chậu. Khoảng 6 trong 10 trường hợp chứng tiểu không tự chủ có thể được chữa khỏi hoặc cải thiện nhiều với cách điều trị này. Nếu bạn đang thừa cân và tiểu không tự chủ thì trước tiên bạn nên cố gắng để giảm cân kết hợp với bất kỳ phương pháp điều trị khác. Phẫu thuật có thể được đề cập tới nếu bệnh vẫn không có chiều hướng suy giảm và trở nên nghiêm trọng. Thuốc có thể được sử dụng ngoài các bài tập nếu bạn không muốn, hoặc không phù hợp để thực hiện phẫu thuật.

Tăng cường sự chắc chắn cho cơ sàn chậu – các bài tập cho sàn chậu

Điều quan trọng là bạn luyện tập đúng cơ bắp cần thiết. Bác sĩ có thể giới thiệu bạn đến một chuyên gia tư vấn hoặc vật lý trị liệu để được tư vấn về cách thực hiện bài tập sàn chậu một cách chính xác. Dưới đây là hướng dẫn mà bạn có thể tự thực hiện tại nhà.
Học các bài tập tập cơ sàn chậu chính xác:
  • Ngồi trên ghế, đầu gối hơi dạng. Hãy tưởng tượng bạn đang cố gắng để ngăn chặn hơi thoát ra từ hậu môn. Bạn sẽ phải siết chặt các cơ bắp ngay trên lối vào hậu môn. Bạn sẽ cảm thấy một số chuyển động trong cơ. Đừng cử động mông hoặc chân của bạn.
  • Bây giờ hãy tưởng tượng bạn đang đi tiểu và đang cố gắng để ngăn không cho nước tiểu thoát ra. Bạn sẽ thấy mình sử dụng phần hơi khác của các cơ bắp sàn khung chậu so với bài tập đầu tiên (những cơ gần phía trước). Đây là những cơ để tăng cường. Nếu bạn không chắc chắn rằng bạn đang tập thể dục cơ bắp đúng, đặt một vài ngón tay vào âm đạo của bạn. Bạn sẽ cảm thấy chúng được co thắt nhẹ khi thực hiện các bài tập.
Thực hiện các bài tập:
  • Bạn cần phải thực hiện các bài tập mỗi ngày.
  • Ngồi, đứng hoặc nằm với đầu gối dạng. Dần dần thắt chặt các cơ sàn chậu của bạn dưới bàng quang chặt hết mức có thể. Giữ tư thế đó và đếm đến năm, sau đó thư giãn. Lặp lại ít nhất năm lần. Động tác này gọi là pull-ups chậm.
  • Sau đó làm các bài tập tương tự nhưng với nhịp nhanh hơn trong một hoặc hai giây. Lặp lại ít nhất năm lần. Động tác này gọi là pull-ups nhanh.
  • Thực hiện liên tục hai động tác trên 5 lần 2 động tác pull-ups nhanh và 5 lần pull-ups chậm trong vòng 5 phút.
  • Cố gắng làm các bài tập trên trong khoảng năm phút ít nhất ba lần một ngày và tốt nhất là 6-10 lần một ngày.
  • Tốt nhất là thực hiện các bài thể dục 5 phút ở mỗi vị trí khác nhau. Khi ngồi, đôi khi đứng và đôi khi nằm xuống.
  • Khi các cơ bắp trở nên mạnh mẽ hơn, tăng thời gian giữ tư thế thắt chặt cơ sàn chậu ở động tác pull-ups chậm. Bạn đang làm tốt nếu bạn có thể giữ tư thế đó và đếm được đến 10 (khoảng 10 giây).
  • Đừng thắt chặt các cơ bắp khác tại cùng thời điểm thắt chặt cơ bắp khung sàn chậu của bạn. Ví dụ, không sử dụng bất kỳ cơ bắp trong của bạn tại lưng, đùi, mông, hoặc dạ dày.
  • Ngoài các thời điểm cụ thể bạn làm bài tập sàn chậu, cố gắng để có được thói quen thực hiện chúng ngay cả trong các về hoạt động hàng ngày. Bài tập sàn chậu có thể được thực hiện khi trả lời điện thoại, tắm rửa, đi du lịch, vv
  • Sau vài tuần các cơ bắp sẽ bắt đầu cảm thấy khỏe mạnh hơn. Bạn sẽ thấy là bạn có thể ép các cơ sàn chậu lâu hơn nhiều mà không hề cảm thấy mệt mỏi cơ bắp.
Phải mất thời gian, công sức và luyện tập để thực hiện tốt các bài tập này. Bạn nên làm những bài tập trong ít nhất ba tháng để bắt đầu. Bạn sẽ bắt đầu thấy những lợi ích sau một vài tuần. Tuy nhiên, nó thường mất 8-20 tuần để bạn thấy được hầu hết các chuyển biến tốt. Sau thời gian này, bạn có thể được chữa khỏi chứng tiểu không tự chủ. Nếu bạn không chắc chắn rằng bạn đang làm các bài tập đúng, hãy hỏi bác sĩ, vật lý trị liệu hoặc cố vấn tiết niệu để được tư vấn.
Nếu có thể, tiếp tục các bài tập sàn chậu như là một phần của cuộc sống hàng ngày cho hết suốt đời, để ngăn chặn các triệu chứng quay trở lại. Một khi việc thiếu tự chủ đã qua đi, bạn có thể chỉ cần làm 1-2 lần lặp lại năm phút mỗi ngày để giữ cho cơ bắp vùng chậu mạnh và săn chắc hơn và ngăn ngừa bệnh tái phát.

Các cách khác để luyện tập cho cơ sàn chậu

Đôi khi một cố vấn tiết niệu hoặc vật lý trị liệu sẽ tư vấn thêm các phương pháp khác nếu bạn đang gặp vấn đề khi thực hiện các bài tập sàn chậu. Đây là ngoài những vấn đề đã kể ở trên. Ví dụ như:
  • Kích thích điện. Đôi khi một thiết bị điện đặc biệt được sử dụng để kích thích các cơ bắp sàn chậu, với mục đích làm cho chúng co thắt và trở nên mạnh mẽ.
  • Phản hồi sinh học. Đây là một kỹ thuật để giúp bạn chắc chắn rằng mình đang tập thể dục đúng cơ sàn chậu bị suy yếu. Đối với điều này, tư vấn vật lý trị liệu hoặc tiết niệu sẽ đặt một thiết bị nhỏ vào âm đạo của bạn khi bạn đang làm bài tập sàn chậu. Khi bạn co thắt đúng các cơ bắp cần thiết, các thiết bị sẽ gây ra một tiếng ồn (hoặc một số tín hiệu khác như màn hình hiển thị trên một màn hình máy tính). Điều này cho phép bạn biết rằng bạn đang co thắt đúng các cơ bắp.
  • Nón âm đạo. Đây là những nón nhựa nhỏ mà bạn đặt bên trong âm đạo của mình trong khoảng 15 phút, hai lần một ngày. Các nón có các trọng lượng khác nhau. Lúc đầu, nón nhẹ nhất được sử dụng. Bạn cần phải sử dụng cơ sàn chậu của bạn để giữ nón tại chỗ. Vì vậy, nó là một cách để giúp bạn tập thể dục cơ bắp sàn chậu của bạn. Một khi bạn có thể giữ nón nhẹ nhất một cách thoải mái, bạn sẽ cú thể tăng lên sử dụng các nón có trọng lượng nặng hơn.
  • Các thiết bị khác. Có rất nhiều các thiết bị khác nhau được bán để giúp đỡ các bài tập sàn chậu. Về cơ bản, tất cả đều dựa vào việc đặt các thiết bị bên trong âm đạo, với mục đích giúp đỡ các cơ vùng chậu tập thể dục và co thắt. Có rất ít bằng chứng nghiên cứu cho thấy các thiết bị hoạt động tốt như thế nào. Thế nên tốt nhất là các bạn nên có những lời khuyên từ một cố vấn tiết niệu hoặc vật lý trị liệu trước khi sử dụng bất kỳ thiết bị nào. Một điểm chung là nếu bạn sử dụng một thiết bị như vậy, nó nên được dùng đồng thời, chứ không phải để thay thế các bài tập sàn chậu chuẩn được mô tả ở trên.

Phẫu thuật

Có rất nhiều loại phẫu thuật khác nhau được sử dụng để điều trị chứng tiểu không tự chủ. Phẫu thuật chỉ được thực hiện khi mà các bài tập cơ sàn chậu không có tác dụng. Các hoạt động nhằm mục đích thắt chặt hoặc hỗ trợ các cơ bắp và các cấu trúc bên dưới bàng quang.
Phương pháp băng âm đạo không sức ép là tên của một loại phẫu thuật thường được sử dụng để điều trị chứng tiểu không tự chủ. Nó là một băng đeo tổng hợp (nhân tạo) được sử dụng để hỗ trợ niệu đạo và cổ bàng quang. Đôi khi một cái băng này được tạo ra từ việc sử dụng mô từ một phần khác của cơ thể của bệnh nhân, chẳng hạn như cơ bắp vùng bụng.
Colposuspension là tên của một cách khác để hỗ trợ niệu đạo và điều trị chứng tiểu không tự chủ.
Nếu bạn bị sa âm đạo, sẽ có một điểm yếu của các cấu trúc nâng đỡ sản chậu và một hoặc nhiều của các cơ quan của cơ thể sa xuống vào trong âm đạo. Thông thường, tình trạng sa này liên quan đến bàng quang. Điều này được gọi là cystocele. Phẫu thuật sửa chữa các điểm yếu này (được gọi là sửa chữa thành trước) thường được thực hiện để điều trị tiểu không kiểm soát liên quan. Xem thêm tờ rơi về sa sinh dục để biết thêm thông tin.
Các quá trình khác liên quan đến việc tiêm xung quanh các thụ thể ở cổ bàng quang, để giữ cho chúng luôn đóng. Những mũi tiêm có thể là vật liệu tự nhiên (như chất béo) hoặc những chất tổng hợp (như silicone).
Nói chung, phẫu thuật chữa chứng tiểu không tự chủ có tỉ lệ thành công cao.

Thuốc chữa trị

Duloxetine (Yentreve®) là một loại thuốc thường được sử dụng để điều trị trầm cảm. Tuy nhiên, nó đã được phát hiện ra là có thể giúp chữa trị chứng tiểu không tự chủ ngoài hiệu quả chữa trị chứng trầm cảm. Thuốc có tác dụng bằng cách sử dụng một số hóa chất trong việc dẫn truyền các xung động thần kinh đến các cơ. Điều này giúp các cơ xung quanh các lỗ thoát ra nước tiểu (niệu đạo) co lại mạnh mẽ hơn.
Một nghiên cứu cho thấy rằng trong khoảng 6 trong 10 phụ nữ sử dụng duloxetine, số lượng các sự cố rò rỉ nước tiểu đã giảm một nửa so với thời điểm trước khi họ dùng thuốc. Vì vậy, duloxetine không có khả năng chữa được chứng tiểu không tự chủ nhưng có thể giúp đỡ để làm cho chứng bệnh này không trở nên quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, duloxetine cùng với các bài tập sàn chậu có thể cho các bệnh nhân một cơ hội chữa trị chứng thiếu tự chủ cao hơn là sử dụng riêng từng phương pháp.
Duloxetine có thể được khuyên dùng nếu chỉ riêng các bài tập sàn chậu không có tác dụng điều trị căng thẳng thiếu tự chủ của bạn. Nó thường được khuyên dùng ở những phụ nữ không muốn phải trải qua phẫu thuật, hoặc ở những phụ nữ có vấn đề về sức khỏe mà có thể quá trình phẫu thuật đó là không phù hợp.

Một số phương pháp chung về lối sống khác có thể trợ giúp

Bác sĩ của gia đình bạn có thể giới thiệu bạn đến các cố vấn tiết niệu tại địa phương. Cố vấn tiết niệu có thể đưa ra lời khuyên về phương pháp điều trị, đặc biệt là các bài tập sàn chậu. Nếu thiếu tự chủ vẫn còn là một vấn đề, họ cũng có thể cung cấp cho rất nhiều lời khuyên về làm thế nào để đối phó. Các ví dụ bao gồm việc cung cấp các thiết bị khác nhau và hỗ trợ như miếng đệm giúp cho chứng thiếu tự chủ, vv
Vào nhà vệ sinh. Hãy làm cho việc này dễ dàng hết mức có thể. Nếu bạn gặp khó khăn đi lại xung quanh, xem xét những sự chỉnh sửa đặc biệt như một lan can hay một chỗ ngồi cao hơn trong nhà vệ sinh của bạn. Đôi khi một loại tủ nội thất kết hợp buồng vệ sinh ngay trong phòng ngủ có thể làm cho cuộc sống của bạn dễ dàng hơn rất nhiều.
Béo phì. Chứng tiểu không tự chủ phổ biến hơn ở những phụ nữ bị béo phì. Bạn hãy cố gắng giảm cân. Điều này đã được chứng minh là sẽ có thể cải thiện tiểu thiếu tự chủ ở phụ nữ thừa cân và béo phì. Thậm chí chỉ cần giảm 5-10% cân nặng là đã có thể giúp giảm nhẹ các triệu chứng.
Hút thuốc có thể gây ho và khiến cho các triệu chứng tiểu thiếu tự chủ trở nên nặng thêm. Vây nên là bạn nên dừng hút thuốc.

Chứng tiểu không tự chủ có thể được ngăn chặn hay không?

Nếu bạn thực hiện các bài tập sàn chậu thường xuyên (như đã mô tả ở trên) trong khi mang thai và sau khi bạn có em bé thì chứng tiểu không thiếu tự chủ sẽ ít có khả năng để phát triển sau khi sinh con và trong cuộc sống sau này. Duy trì một trọng lượng cân nặng phù hợp với chiều cao của bạn cũng sẽ giúp phòng ngừa được tình trạng này.

Tài liệu tham khảohttp://patient.info/health/stress-incontinence

Biên dịch - Hiệu đính: Nguồn: Y học cộng đồng

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 21-02-2019

    Ung thư phổi là bệnh ung thư hay gặp, tiên lượng còn nhiều hạn chế do đa số bệnh nhân được chẩn đoán khi bệnh đã ở giai đoạn muộn (thế giới: 60-70%; Việt Nam 90-93%). Ung thư phổi là loại ung thư ác tính nguyên phát thường gặp nhất, hầu hết ung thư phổi

  • 28-05-2018
    Rận mu có tên khoa học Pthirus pubis, là một loại côn trùng sống ký sinh, phổ biến ở vùng lông mu của con người, thậm chí chúng có thể sống trên các khu vực có lông khác, bao gồm cả lông mi, gây ra bệnh rận mu. Bệnh rận mu tuy do loài rận ký
  • 28-05-2018
    Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến, đứng thứ hai sau ung thư vú trong các ung thư ở nữ trên toàn thế giới cũng như tại Việt Nam. Trong khoảng ba thập kỷ qua, tỷ lệ mắc đã giảm đáng kể ở hầu hết các nước phát triển nhờ chương trình sàng lọc tốt.
  • 28-05-2018
    U sao bào, hay còn gọi là u não tế bào hình sao, là bệnh ung thư não được hình thành từ tế bào hình sao. Não là cơ quan chính của hệ thần kinh trung ương, não được tạo thành từ các tế bào thần kinh (neuron) và mô hỗ trợ (tế bào mô đệm). Tế bào mô đệm
  • 28-05-2018
    Chứng cuồng ăn, hay còn gọi là chứng “ăn vô độ tâm thần”, là một bệnh rối loạn ăn uống. Những người mắc phải bệnh này thường không thể ngừng ăn và luôn lén lút ăn một lượng lớn thức ăn trong một thời gian ngắn. Tiếp đó họ sẽ tự làm mình nôn, nhịn ăn
  • 17-10-2018

    U mỡ là một lớp chất béo tích tụ dần dần dưới da, nằm giữa da và lớp cơ. Chúng thường xuất hiện nhất ở cổ, lưng, vai, cánh tay và đùi. Chúng cũng có thể phát triển ở các bộ phận khác của cơ thể như ruột. U mỡ là các khối u lành tính thường gặp nhất ở