Nguyên tố crôm trong chế độ

Crôm là nguyên tố vi lượng thiết yếu có tác dụng tăng cường chức năng của insulin và quá trình chuyển hóa carbohydrate, protein và chất béo trong cơ thể. Người ta cho rằng crôm còn có thể được sử dụng như một loại thuốc hỗ trợ giảm cân, kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường. Bài viết này cung cấp cho bạn những thông tin khoa học mới nhất, đồng thời đưa ra những khuyến cáo về việc sử dụng crôm trong chế độ .


Crôm có trong những nguồn nào


Khi nói về dạng crôm hoạt động cần thiết cho cơ thể người, chúng ta đang đề cập đến Cr3+ hay Cr(III). Crôm hiện diện ở khắp mọi nơi xung quanh chúng ta, trong không khí, trong đất, trong nước và trong khá nhiều loại thực phẩm. Cũng giống như những nguyên tố vi lượng khác, crôm chỉ tồn tại với lượng khá nhỏ trong thực phẩm và nồng độ dao động phụ thuộc vào quá trình phơi nhiễm của loại thực phẩm đó với crôm trong môi trường và trong quá trình sản xuất. Nói chung, thịt, tôm, cua, cá, trứng, các loại ngũ cốc nguyên cám, quả hạch và một số trái cây cũng như rau xanh là những nguồn cung cấp crôm dồi dào nhất.


Nguyên tố crôm trong chế độ
Nguồn Nutritions Review



Hàm lượng crôm trong một số thực phẩm














































































Thực phẩm



Hàm lượng crôm (µg/100 g)


 Trai128
 Quả hạch Brazil100
 Sò57
 Chà là khô29
 Lê27
 Tôm he nâu26
 Bột mỳ nguyên cám21
 Cà chua20
 Nấm17
 Súp lơ xanh16
Bột lúa mạch nguyên cám13
 Hạt dẻ12
 Sườn lợn10
 Ngô9
 Lòng đỏ trứng6
 Thịt bò3
 Cá trích2

Chức năng của crôm trong cơ thể


Chức năng sinh học của crôm được sáng tỏ vào cuối những năm 1950, khi người ta khám phá ra chức năng của men bia trong việc ngăn chặn sự suy giảm kiểm soát đường huyết do tuổi tác trên mô hình chuột. Một phức hợp hữu cơ của crôm được biết như một hoạt chất hoạt tính- ký hiệu là “yếu tố dung nạp glucose” (Glucose Tolerance Factor – GTF). Cơ chế hỗ trợ chức năng của insulin của GTF vẫn chưa được làm sáng tỏ, có thể là do nó thúc đẩy quá trình lấy insulin vào trong tế bào bằng cách tạo điều kiện cho sự vận chuyển qua màng tế bào.

Kiểm soát đường huyết


Trong tiểu đường type 2, mặc dù tuyến tụy sản xuất đủ insulin nhưng do các tế bào cơ và những tế bào mô khác trở nên đề kháng với tác dụng của insulin nên khả năng kiểm soát đường huyết của bệnh nhân giảm. Rất nhiều nghiên cứu tiến hành đánh giá hiệu quả của uống bổ sung crôm trên bệnh nhân tiểu đường type 2. Một phân tích tổng hợp từ 41 nghiên cứu cho thấy, uống bổ sung crôm có tác dụng cải thiện khả năng kiểm soát đường huyết trên bệnh nhân tiểu đường type 2, tuy nhiên các tác giả cho rằng vẫn cần phải tiến hành thêm những thử nghiệm lâm sàng, thiết kế chặt chẽ hơn, trước khi đưa ra bất cứ kết luận chung. Ngoài ra, người ta không nhận thấy được một lợi ích nào của uống crôm đối với đường huyết ở người không mắc tiểu đường.

Giúp giảm cân


Do crôm đóng vai trò quan trọng trong chuyển hóa glucose và chất béo nên các nhà khoa học đã tiến hành các nghiên cứu để khám phá hiệu quả của nó đối với tác dụng hỗ trợ giảm cân và cải thiện thành phần cấu trúc cơ thể (ví dụ như giảm mỡ và tăng khối lượng cơ). Mặc dù một số nghiên cứu ban đầu cho thấy viên uống bổ sung crôm có thể giúp giảm đáng kể trọng lượng cơ thể và làm giảm lượng mỡ so với nhóm giả dược, nhưng một số nghiên cứu khác lại không cho kết quả tương tự. Theo một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên làm mù đôi, những phụ nữ tham gia nghiên cứu được cung cấp một chế độ ăn như nhau (giá trị và năng lượng bằng nhau) có sử dụng hoặc không được sử dụng thực phẩm bổ sung crôm, kết quả cho thấy viên uống crôm không có hiệu quả hỗ trợ giảm cân, giảm mỡ so với nhóm chứng.
Nguyên tố crôm trong chế độ

Liều lượng an toàn


Những nghiên cứu về các đặc tính của crôm còn khá ít. Tuy nhiên, dựa trên lượng cung cấp từ chế độ điển hình ở các quốc gia như Đức, Áo và Thụy Sỹ, người ta khuyến cáo rằng nhu cầu khuyến nghị hàng ngày vào khoảng 30-100 µg là phù hợp với cả trẻ vị thành niên và người lớn. Hàm lượng này cũng tương đương với nhu cầu khuyến nghị của châu Âu là 40 µg Cr3+/ngày. Kết quả từ những cuộc điều tra về cho thấy chế độ của một người trưởng thành sống ở châu Âu có chứa khoảng 60 µg ( Đức) và 160 µg (Thụy Điển)/ngày.

Hiện nay crôm vẫn được bổ sung trong quá trình sản xuất thực phẩm và thực phẩm chức năng chứa crôm khá phổ biến trên thị trường. Việc này dấy lên một số lo ngại rằng sử dụng liều cao crôm có thể tác động xấu đến DNA trong tế bào, và việc sử dụng crôm trong thực phẩm chức năng và với vai trò hỗ trợ tác dụng của insulin nên được xem xét lại. Tuy nhiên Ủy ban khoa học về thực phẩm của cộng đồng châu Âu đã khẳng định rẳng:

“Trong một số nghiên cứu giới hạn trên người, không có bằng chứng nào cho thấy tác dụng không mong muốn của crôm với liều lên tới 1 mg/ngày.”

Bổ sung crôm từ thực phẩm


Do crôm chứa trong rất nhiều các loại thực phẩm nên một chế độ cân bằng có thể cung cấp đủ nhu cầu crôm của cơ thể. Hiện tại chưa có bằng chứng nào ủng hộ cho việc sử dụng thực phẩm chức năng bổ sung crôm cho dân số nói chung.

- 28-05-2018 -