Cảnh báo khi dùng dầu cọ thay thế cho chất béo dạng trans trong chế biến thực phẩm

Chất béo dạng trans đang dần biến mất trong ngành công nghiệp thực phẩm và được thay bằng dầu cọ - một loại chất béo có thể chịu được nhiệt độ cao trong quá trình chế biến. Nhưng liệu dầu cọ có tốt cho sức khỏe của bạn?

Dầu cọ có mặt trong nhiều loại sản phẩm từ bơ thực vật cho đến bơ đậu phộng, các sản phẩm bánh kẹo.

Từ lâu các chuyên gia đều cho rằng dầu cọ không phải là loại dầu tốt nhất dành cho tim mạch. y ban  An toàn và Vệ sinh thực phẩm châu Âu phát biểu rằng những chất sinh ra trong quá trình chế biến dầu cọ ở nhiệt độ cao có thể gây ra ung thư trên động vật.  Các chuyên gia môi trường học còn cảnh báo nhu cầu về dầu cọ đang tăng dần lên đe dọa đến hệ sinh thái của những khu rùng nhiệt đới và nguy hiểm đến một vài loài động vật.

Dầu cọ được lấy từ quả của cây cọ - là một trong số ít những thực vật có chứa hàm lượng chất béo bão hòa cao.

Năm 2015, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa kỳ FDA yêu cầu các công ty sản xuất thực phẩm phải loại bỏ chất béo dạng trans ra khỏi sản phẩm của họ trong vòng lộ trình 3 năm. Khi chất béo dạng trans dần bị loại bỏ thì nhu cầu về dầu cọ tăng lên nhanh chóng. Dầu cọ giúp cho các sản phẩm được đặc hơn, tăng khối lượng của sản phẩm nên thường được dùng để sản xuất bơ thực vật, kem và kẹo.

Cảnh báo khi dùng dầu cọ thay thế cho chất béo dạng trans trong chế biến thực phẩm

Dầu cọ và nguy cơ ung thư

Vào tháng 5 năm ngoái, Ủy ban An toàn và Vệ sinh thực phẩm châu Âu đã chỉ ra các bằng chứng dầu cọ có thể gây ra ung thư dựa trên các nghiên cứu trên chuộ, mặc dù nguy cơ trên con người vẫn chưa được chắn chắn.

Cơ quan này đã nghiên cứu các chất độc hại được hình thành trong quá trình chế biến thực phẩm khi dầu thực vật được làm nóng đến trên 3920F. Ở nhiệt độ này sản sinh ra este của axit béo glycidyl với nồng độ cao nhất - là loại chất béo có trong dầu cọ. Chất này có trong các sản phẩm như bơ thực vật hoặc các loại bánh ngọt mà bất cứ ai trong chúng ta cũng từng ăn nhiều lần. Nếu tiếp xúc với nồng độ trung bình thì đây là vấn đề đáng lo ngại cho nhóm tuổi trẻ, còn nếu tiếp xúc với liều cao thì chất này ảnh hưởng đến tất cả các nhóm tuổi. Tuy nhiên cơ quan này lại không đưa ra nồng độ an toàn với mọi người.

Một lưu ý nữa cũng được đề cập đến đó là dầu cọ cũng xuất hiện trong sữa công thức nhưng với một lượng rất nhỏ nên không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ sơ sinh.

Dầu cọ và vấn đề tim mạch

Dầu cọ không phải là giải pháp hàng đầu cho một trái tim khỏe mạnh vì có chứa nhiều chất béo bão hòa. Để có trái tim khỏe mạnh các chuyên gia khuyên mọi người nên dùng các loại dầu thực vật có nhiều chất béo không bão hòa và ít chất béo không bão hòa như dầu đậu nành, dầu ngô.  Dầu cọ cũng là nguyên nhân gây tăng lượng LDL (cholesterone không tốt cho cơ thể) ở những người bị mỡ máu hơn dầu đậu nành và dầu canola.

Dầu cọ và vấn đề môi trường

Sử dụng dầu cọ không chỉ được quan tâm ở lĩnh vực y tế mà còn ở lĩnh vực môi trường. Việc khai thác dầu cọ đang dần ảnh hưởng đến các khu rừng nhiệt đới và thay đổi môi trường sống tự nhiên của nhiều loài sinh vật.

Cảnh báo khi dùng dầu cọ thay thế cho chất béo dạng trans trong chế biến thực phẩm

Indonesia và Malaysia là hai nước sản xuất nhiều dầu cọ nhất trên thế giới. Khoảng 85-95% dầu cọ trên thế giới có nguồn gốc từ những cánh rừng nhiệt đới ở hai nước này. Hệ sinh thái rừng ở hai quốc gia này đang bị phá hủy gây ra những hậu quả nghiêm trọng về biến đổi khí hậu khiến nhiều nhà hoạt động môi trường lo ngại. Chúng ta không thể giảm thiểu vấn đề biến đổi khí hậu nếu như việc phá rừng không được kiểm soát .

Thông tin thêm về dầu ăn tốt cho sức khỏe tại bài viết: Dùng chất béo như thế nào để tốt cho sức khỏe

- 28-05-2018 -