Bác sĩ kê thuốc cơ xương khớp cẩn trọng là bác sĩ có tâm

Các bệnh lý Cơ xương khớp là nhóm các bệnh mãn tính phổ biến nhất ở Việt Nam. Quãng tuổi của người bệnh rất rộng, chủ yếu từ trên 30 trở lên. Cũng vì lượng bệnh quá nhiều nên hết thảy các hãng dược trong và ngoài nước, từ tây y đến đông y, từ thuốc điều trị đến thực phẩm chức năng đều tập trung phát triển mảng sản phẩm cơ xương khớp. Lỏng lẻo trong quản lý, tràn lan trong quảng cáo, sai phạm trong thành phần, cẩu thả trong kê toa, tùy ý trong sử dụng… dẫn đến biết bao là hệ lụy.

Image result for Tác hại của việc tự dùng thuốc điều trị bệnh cơ xương khớp

Tác hại của việc tự ý sử dụng thuốc trị khớp. (Ảnh minh họa)

Tác hại khôn lường của việc tự dùng thuốc điều trị bệnh cơ xương khớp 

Bạn có biết, có tới hơn 100 bệnh lý cơ xương khớp, như: viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, viêm khớp do nhiễm khuẩn, lupus ban đỏ hệ thống, loãng xương… thật không dễ chẩn đoán chính xác và không thể sử dụng thuốc bừa bãi. PGS.TS Vũ Thị Thanh Thuỷ phát biểu: “Nhiều khi cùng là biểu hiện viêm khớp, sưng khớp nhưng nguyên nhân có thể khác nhau, đòi hỏi người thầy thuốc phải hỏi bệnh kỹ lưỡng, thăm khám tỉ mỉ và cần làm thêm các thăm dò mới có thể chẩn đoán đúng bệnh (...) có nghĩa là cùng với một biểu hiện sưng viêm các khớp nhưng có thể có nhiều nguyên nhân khác nhau như: viêm khớp dạng thấp, viêm khớp phản ứng, gout, viêm khớp nhiễm khuẩn…”

Viêm khớp thường được giảm đau và chống viêm bằng paracetamol, thuốc chống viêm không steroids (Diclofenac, meloxicam, naproxen, ibuprofen, rofecoxib, corticoids....), nhóm này cần được sử dụng thận trọng đối với người có tiền sử dạ dày, tá tràng, suy gan, thận... Hoặc Corticoids (pretnisolone, dexamethasone, methylpretnisolone ...) có thể gây nguy cơ viêm loét trên đường tiêu hoá, suy thượng thận, đái đường, đục thuỷ tinh thể, tăng huyết áp, loãng xương… chỉ được chỉ định khi cần thiết và trong thời ngắn, nếu dùng kéo dài thì dùng liều thấp. Các thuốc điều trị cơ bản: chloroquin, methotraxate, salazopyrine… là loại thuốc chống viêm khớp có tác dụng chậm và được chỉ định càng sớm càng tốt, cần sử dụng lâu dài dưới sự kiểm soát chặt chẽ và cẩn trọng của bác sĩ chuyên khoa, thường sẽ được sử dụng lâu dài, không được tự ý bỏ thuốc. Đặc biệt, có một số trường hợp bệnh khớp không có nguyên nhân thực thể, có thể không cần dùng thuốc như: đau cột sống thắt lưng, đau mỏi các khớp... Nếu người bệnh chăm chỉ tập luyện, thư giãn thì có thể sẽ khỏi.

Điều quan trọng là bệnh nhân không được tùy ý sử dụng các thuốc điều trị này khi chưa có chỉ định. Tệ hơn nữa, khi có một số nơi sản xuất đã cho corticoids và morphin vào thuốc đông dược và thuốc nam để bán cho bệnh nhân bị bệnh khớp, bệnh nhân thấy hết đau nhanh nhưng hậu quả là bệnh không khỏi kèm theo rất nhiều tác dụng phụ.

Gọi thoại - Gọi Video khám từ xa với bác sĩ Nội cơ xương khớp

Nếu bạn mắc các bệnh lý cơ xương khớp nhưng vẫn băn khoăn về thuốc điều trị và cần tư vấn thêm, hãy Gọi thoại - Gọi Video khám từ xa với bác sĩ Mai Duy Linh, chuyên khoa Nội cơ xương khớp, Bệnh viện Nhân dân 115 để được tư vấn và hướng dẫn điều trị. 

mai-duy-linh

Bác sĩ Duy Linh chuyên khám và tư vấn về: 

  • Các bệnh lý cơ xương khớp như: loãng xương, thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống, gút, viêm khớp dạng thấp, viêm đa cơ, thoát vị đĩa đệm, đau lưng, đau cổ, đau đầu gối, gai cột sống...
  • Thuốc và tác dụng phụ của thuốc chữa các rối loạn cơ xương khớp
  • Kết quả chụp X-quang, CT cơ xương khớp
  • Các bài tập, chế độ ăn uống sinh hoạt đúng cách để phòng tránh, hỗ trợ điều trị các bệnh lý cơ xương khớp...

Hướng dẫn cách gọi khám với bác sĩ Mai Duy Linh

  • Bước 1: Chọn giờ còn trống
  • Bước 2: Đăng nhập Sổ khám Online (để xác định SĐT sẽ dùng gọi bác sĩ)
  • Bước 3: Thanh toán trước phí khám (thẻ ATM, thẻ tín dụng, thẻ cào, chuyển khoản, tại cửa hàng tiện lợi gần nhà)
  • Bước 4: Kiểm tra tin nhắn & nhận đường link bệnh án điện tử; cập nhật lý do khám và tải ảnh hoặc video clip (vết thương, đơn thuốc, x-quang…) từ bệnh án điện tử
  • Bước 5: Đúng giờ hẹn, nhấp nút gọi màu cam trên bệnh án điện tử để gặp bác sĩ Duy Linh; Xem dặn dò, kê toa sau khi tư vấn xong

>>> Tổng đài hỗ trợ: (028) 3622 6822.

Xem thêm:

>>> Thuốc tiêm vào khớp: sai chỉ định, sai kỹ thuật, sai tiêu chuẩn vệ sinh - tác hại khôn lường

>>> Hiểm họa tiềm ẩn của thuốc đông y trộn thuốc tây y trong điều trị bệnh khớp

>>> Tự ý dùng thuốc trị khớp - tiền mất tật mang 

Wellcare tổng hợp

Theo Bệnh viện Bạch Mai

- 28-05-2018 -