Hiểm họa tiềm ẩn của thuốc đông y trộn thuốc tây y trong điều trị bệnh khớp

Tác hại khôn lường của thuốc đông y giả

Bị bệnh khớp hành hạ, ông Hải (Bắc Ninh) được người quen giới thiệu một loại thuốc phong tê thấp thủy. Thấy dùng thuốc đỡ hẳn, ông sử dụng liền một tháng thì bụng to lên trong khi chân tay teo tóp, người yếu, mệt.

Ông Hải là một trong những người bị bệnh do sử dụng quá liều thuốc chứa corticoid mà không biết.

Cũng như ông, anh Long (Phú Xuyên, Hà Nội) bị viêm đa khớp đã mua một loại thuốc chữa mà anh từng nghe nhiều người quảng cáo là rất hiệu nghiệm và chính họ đã kiểm chứng. Tuy nhiên, chỉ sau chưa đầy một tháng sử dụng, anh thấy nổi mẩn khắp người, các khớp đau nhiều hơn, đặc biệt, cân nặng tăng rất nhanh. Anh ngưng thuốc mấy tháng mà các dấu hiệu trên vẫn chưa hết. Mãi sau này, khi tham gia một diễn đàn trên mạng, anh mới được một số người có bệnh như mình chia sẻ, có lẽ anh đã uống phải loại thuốc bị làm giả, có trộn thêm corticoid vào.  

Cảnh báo nguy cơ sức khỏe khi mua phải thuốc Đông y trộn tân dược

Cẩn trọng với thuốc đông y trộn tân dược. (Ảnh minh họa)

Theo bác sĩ Nguyễn Hữu Trường, Trung tâm dị ứng miễn dịch lâm sàng, Bệnh viện Bạch Mai, có rất nhiều người chịu tác dụng phụ khi lạm dụng corticoid hoặc dùng phải thuốc đông y trộn chất này. Thuốc bị trộn chủ yếu là các loại thuốc hen, thuốc chữa thấp khớp hay viêm xoang…

Bác sĩ Trường cho biết, một thời gian, bệnh viện liên tục tiếp nhận nhiều bệnh nhân bị tác dụng phụ của corticoid khi sử dụng thuốc chữa hen. Sau một giai đoạn dùng thuốc, các bệnh nhân này đều có chung đặc điểm là đi tiểu nhiều, mặt tròn và nặng, râu ria, tóc mọc rất nhanh, nhiều, chân tay teo lại... Có những phụ nữ còn râu ria mọc lởm chởm, tay, chân đầy lông.

Theo bác sĩ Nguyễn Hữu Trường, corticoid có một tác dụng phụ rất đáng sợ là làm suy giảm hệ thống miễn dịch, nhẹ thì khiến người bệnh phù thũng, tăng cân, nổi mẩn... Nhưng nghiêm trọng hơn, họ có thể bị suy thượng thận, hạ canxi trong máu, loãng xương, ảnh hưởng dạ dày, tá tràng, thậm chí có thể tử vong, và người bệnh sẽ rất dễ nhiễm các bệnh khác vì cơ chế bảo vệ của cơ thể bị yếu đi. "Corticoid là một con dao mà cả hai lưỡi của nó đều rất sắc. Nếu biết sử dụng đúng, nó như thần dược, có thể chữa trị được rất nhiều loại bệnh khác nhau: giảm đau, tiêu viêm, kích thích ăn uống... Thuốc có tác dụng rất nhanh và mạnh. Và cũng chính vì đặc điểm này mà nó thường bị trộn vào rất nhiều loại thuốc, trong đó có thuốc đông y. Điều đáng lo là người bệnh không thể tự nhận biết được việc thuốc có bị trộn corticoid hay không. Các dấu hiệu lạm dụng hóa chất này cũng chỉ có thể nhận ra khi nó đã phát ra ngoài. Điều nguy hiểm là, khi dùng thuốc đông, mọi người thường cho là thuốc "lành" nên có thể tự dùng và dùng lâu dài được”, bác sĩ Trường cảnh báo.

Lợi dụng tâm lý người bệnh muốn nhanh khỏi bệnh, vừa muốn chỉ dùng đông y có nguồn gốc tự nhiên nên không độc hại, nhiều người thiếu lương tâm đã trộn thêm tân dược vào.

Việc ngưng thuốc cũng không hề đơn giản. Riêng với corticoid thì chỉ định càng nghiêm ngặt hơn. Đây là loại thuốc nội tiết, khi dùng phải giảm liều dần dần và do bác sĩ quyết định. Chất này do tuyến thượng thận tiết ra: Khi uống vào, cơ quan sản sinh nó trong cơ thể sẽ giảm tiết chất đó. Nếu đang dùng mà ngừng lại đột ngột, thì có thể dẫn đến suy tuyến thượng thận, rất nguy hiểm. Ngược lại, nếu dùng lâu dài, cũng gây nhiều hệ lụy.

Gọi thoại - Gọi Video khám từ xa với bác sĩ Nội cơ xương khớp

Nếu bạn mắc các bệnh lý cơ xương khớp nhưng vẫn băn khoăn về thuốc điều trị và cần tư vấn thêm, hãy Gọi thoại - Gọi Video khám từ xa với bác sĩ Mai Duy Linh, chuyên khoa Nội cơ xương khớp, Bệnh viện Nhân dân 115 để được tư vấn và hướng dẫn điều trị. Trước khi gọi bác sĩ, hãy sử dụng tính năng "Gửi trước hồ sơ bệnh án" để mô tả trước các triệu chứng, lý do khám, tải ảnh/video các kết quả xét nghiệm, đơn thuốc cũ... cho bác sĩ nghiên cứu...

mai-duy-linh

Bác sĩ Duy Linh chuyên khám và tư vấn về: 

  • Các bệnh lý cơ xương khớp như: loãng xương, thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống, gút, viêm khớp dạng thấp, viêm đa cơ, thoát vị đĩa đệm, đau lưng, đau cổ, đau đầu gối, gai cột sống...
  • Thuốc và tác dụng phụ của thuốc chữa các rối loạn cơ xương khớp
  • Kết quả chụp X-quang, CT cơ xương khớp
  • Các bài tập, chế độ ăn uống sinh hoạt đúng cách để phòng tránh, hỗ trợ điều trị các bệnh lý cơ xương khớp...

Xem thêm: 

>>> Thuốc tiêm vào khớp: sai chỉ định, sai kỹ thuật, sai tiêu chuẩn vệ sinh - tác hại khôn lường

>>> Bác sĩ kê thuốc cơ xương khớp cẩn trọng là bác sĩ có tâm

>>> Tự ý dùng thuốc trị khớp - tiền mất tật mang 

- 28-05-2018 -