Thuốc tiêm vào khớp: sai chỉ định, sai kỹ thuật, sai tiêu chuẩn vệ sinh - tác hại khôn lường

Bên cạnh thuốc uống, hiện thuốc tiêm cũng được áp dụng phổ biến, không chỉ tại bệnh viện mà còn tại các phòng mạch tư. Tuy nhiên, riêng việc kỹ thuật tiêm cũng là một việc tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, chưa kể đến tác dụng của thuốc.

Image result for Tiêm thuốc vào khớp - lợi ích và nguy cơ

Sử dụng thuốc tiêm vào khớp gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. (Ảnh minh họa)

Thuốc thường dùng tiêm vào khớp là corticoid, hyaluronate sodium (hyasyn).

Về chỉ định: Thầy thuốc chuyên khoa xương khớp chỉ nên cho dùng thủ thuật tiêm vào khớp khi dùng thuốc kháng viêm không steroid không có hiệu quả (bệnh ở mức nặng) và không cho dùng trong trường hợp viêm khớp nhiễm khuẩn hoặc nhiễm khuẩn tại vùng da tiêm khớp. Tuy nhiên, do người bệnh thích dùng thủ thuật tiêm vào khớp (vì thấy người khác dùng có kết quả nhanh) nên có nhiều nhân viên y tế đã chỉ định tiêm cho mọi trường hợp viêm khớp, kể cả trường hợp nhẹ là không cần thiết và chỉ định sai cho cả trường hợp viêm khớp nhiễm khuẩn. Thậm chí, một số nhân viên y tế còn dùng một hoặc nhiều thứ thuốc khác như vitamin B12, kháng sinh, các kháng viêm không steroid hoặc trộn lẫn chúng với dịch treo corticoid tiêm vào khớp. Việc dùng các thuốc trên là không đúng chỉ định, việc trộn lẫn thuốc với nhau hoặc trộn với dịch treo corticoid làm phá hỏng dạng bào chế. Điều này sẽ gây ra hậu quả xấu: gây phản ứng viêm mạnh ở màng hoạt dịch, làm tổn hại đến các tổ chức hoạt dịch, sụn khớp, làm khớp bị sưng to đau, dẫn đến dính khớp, mất chức năng hoạt động khớp.

Về cách tiêm: Do không nắm được vị trí giải phẫu, thiếu thành thạo khi thao tác nên không tiêm đúng vào vị trí, thuốc không đi tới nơi cần, hiệu quả sẽ kém. Nguy hiểm hơn, nếu tiêm chệch vào cơ, xương, mạch máu, dây thần kinh quanh khớp sẽ gây ra hậu quả rất xấu như teo cơ, xốp xương, làm mất chức năng vận động khớp. Ngoài ra, do tiêm nhiều lần vào một vị trí và tiêm quá nông sẽ làm teo da, mất sắc tố da tại chỗ. Hiếm gặp hơn, có khi người bệnh quá sợ hãi, do tiêm quá nhanh hay tiêm chệch vào mạch máu, người bệnh có thể bị choáng váng, vã mồ hôi, tức ngực, khó thở.

Về cơ sở trang bị: Khi tiêm tại nhà hoặc tại một số tuyến y tế cơ sở không có phòng tiêm và trang bị đảm bảo vô khuẩn toàn thân, dẫn đến hủy hoại xương khớp, dính khớp, nhiễm trùng huyết rất nghiêm trọng, có thể làm tàn phế hay tử vong nếu không phát hiện sớm và xử lý bằng kháng sinh đặc hiệu, liều cao.

Gọi thoại - Gọi Video khám từ xa với bác sĩ Nội cơ xương khớp

Nếu bạn mắc các bệnh lý cơ xương khớp nhưng vẫn băn khoăn về thuốc điều trị và cần tư vấn thêm, hãy Gọi thoại - Gọi Video khám từ xa với bác sĩ Mai Duy Linh, chuyên khoa Nội cơ xương khớp, Bệnh viện Nhân dân 115 để được tư vấn và hướng dẫn điều trị. 

mai-duy-linh

Bác sĩ Duy Linh chuyên khám và tư vấn về: 

  • Các bệnh lý cơ xương khớp như: loãng xương, thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống, gút, viêm khớp dạng thấp, viêm đa cơ, thoát vị đĩa đệm, đau lưng, đau cổ, đau đầu gối, gai cột sống...
  • Thuốc và tác dụng phụ của thuốc chữa các rối loạn cơ xương khớp
  • Kết quả chụp X-quang, CT cơ xương khớp
  • Các bài tập, chế độ ăn uống sinh hoạt đúng cách để phòng tránh, hỗ trợ điều trị các bệnh lý cơ xương khớp...

Hướng dẫn cách gọi khám với bác sĩ Mai Duy Linh

  • Bước 1: Chọn giờ còn trống
  • Bước 2: Đăng nhập Sổ khám Online (để xác định SĐT sẽ dùng gọi bác sĩ)
  • Bước 3: Thanh toán trước phí khám (thẻ ATM, thẻ tín dụng, thẻ cào, chuyển khoản, tại cửa hàng tiện lợi gần nhà)
  • Bước 4: Kiểm tra tin nhắn & nhận đường link bệnh án điện tử; cập nhật lý do khám và tải ảnh hoặc video clip (vết thương, đơn thuốc, x-quang…) từ bệnh án điện tử
  • Bước 5: Đúng giờ hẹn, nhấp nút gọi màu cam trên bệnh án điện tử để gặp bác sĩ Duy Linh; Xem dặn dò, kê toa sau khi tư vấn xong

>>> Tổng đài hỗ trợ: (028) 3622 6822.

Xem thêm:

>>> Hiểm họa tiềm ẩn của thuốc đông y trộn thuốc tây y trong điều trị bệnh khớp

>>> Bác sĩ kê thuốc cơ xương khớp cẩn trọng là bác sĩ có tâm

>>> Tự ý dùng thuốc trị khớp - tiền mất tật mang 

Theo Vương Linh/ VNExpress

- 28-05-2018 -