Tiểu buốt

Tiểu buốt (khó tiểu) là cảm giác khó chịu hoặc đau rát khi đi tiểu. Cảm giác đau rát này xảy ra bên trong niệu đạo hoặc khu vực xung quanh bộ phận sinh dục (đáy chậu).
Tiểu buốt. (Ảnh: Tommy’s)

Định nghĩa

Tiểu buốt (khó tiểu) là cảm giác khó chịu hoặc đau rát khi đi tiểu. Cảm giác đau rát này xảy ra bên trong niệu đạo hoặc khu vực xung quanh bộ phận sinh dục (đáy chậu).

Nguyên nhân gây tiểu buốt

Ở phụ nữ, nguyên nhân gây tiểu buốt thường do nhiễm trùng đường tiểu. Ở nam giới, viêm niệu đạo và các bệnh liên quan đến tuyến tiền liệt thường có thể gây chứng tiểu buốt.
Nguyên nhân gây chứng tiểu buốt có thể đến từ các căn bệnh sau:

  • Sỏi bàng quang
  • Bệnh Chlamydia
  • Viêm bàng quang
  • Mụn cóc sinh dục
  • Nhiễm trùng thận
  • Sỏi thận
  • Viêm tuyến tiền liệt
  • Bệnh lây truyền qua đường tình dục (STIs)
  • Teo hẹp niệu đạo
  • Viêm niệu đạo (nhiễm trùng niệu đạo)
  • Viêm vùng chậu (viêm ống dẫn trứng)
  • Viêm âm đạo (nhiễm trùng âm đạo)
  • Viêm nấm âm đạo.

Ngoài ra, còn có những nguyên nhân bên ngoài khác gây chứng tiểu buốt như:

  • Dị ứng hóa chất từ sữa tắm, nước hoa và các sản phẩm chăm sóc cá nhân khác...
  • Để quên băng vệ sinh không thay
  • Tác dụng phụ của thuốc, ví dụ như thuốc điều trị ung thư
  • Một số thủ thuật điều trị các bệnh về tiết niệu.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Gọi thoại - Gọi video khám từ xa với bác sĩ chuyên khoa tiết Niệu nếu:

  • Tình trang đau buốt khi đi tiểu kéo dài
  • Có mủ hoặc dịch lạ tiết ra từ dương vật hoặc âm đạo
  • Có máu trong nước tiểu
  • Sốt cao
  • Đau lưng hoặc đau dữ dội bên sườn
  • Tiểu ra sỏi (sỏi thận hoặc sỏi bàng quang).

Nếu bạn đang mang thai, hãy nói với bác sĩ ngay nếu bạn bị đau buốt khi đi tiểu.

Hướng dẫn Khám từ xa với bác sĩ chuyên khoa Tiết niệu

Các bước khám từ xa

  • Chọn bác sĩ, chọn giờ & thanh toán phí khám
  • Gửi trước mô tả triệu chứng, tải hình ảnh/ video clip triệu chứng, các kết quả xét nghiệm và đơn thuốc đã uống (nếu có) để bác sĩ xem trước; và Gọi bác sĩ đúng giờ hẹn
  • Xem Dặn dò, Chẩn đoán, Toa thuốc sau khi tư vấn xong.

>>> Hỗ trợ: (028) 3622 6822.

BS. CKI. Nguyễn Trí Quang

Tu nghiệp chuyên sâu về tiết niệu tại bệnh viện Seoul National University Hospital; Giám đốc Phòng khám Quốc tế Victoria Healthcare - 135A Nguyễn Văn Trỗi; Hội viên hội Niệu khoa Châu Âu (EAU), Hội Tiết niệu – Thận học Việt Nam (VUNA), Hội Tiết niệu – Thận học TP.HCM), Hội Nội tiết sinh sản và vô sinh TP.HCM...

Chuyên khám và điều trị: Nhiễm trùng đường tiết niệu, tiểu không kiểm soát, tiểu nhiều lần, tiểu buốt, vô sinh nam, cong dương vật...

nguyen-tri-quang

ThS. BS. Lê Anh Tuấn

Bác sĩ có hơn 20 năm kinh nghiệm trong điều trị các bệnh Tiết niệu – Nam khoa. Thành viên của các tổ chức chuyên môn uy tín tại Việt Nam và thế giới.

Chuyên khám và điều trị: Xuất tinh sớm, xuất tinh ngược; thân dương vật mọc mụn, có u nhú màu hồng, có vết loét; viêm bao quy đầu, hẹp bao quy đầu, đau nhức bìu...
le-anh-tuan

Biên dịch bởi Wellcare
(Nguồn: Mayo Clinic)

- 20-08-2018 -

Bài viết liên quan

  • 20-08-2018
    Ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh ung thư phụ khoa rất phổ biến và gây tử vong cao hàng đầu ở phụ nữ hiện nay. Ung thư cổ tử cung do các tế bào ở cổ tử cung (phần dưới của tử cung) bắt đầu phát triển vượt quá mức kiểm soát của cơ thể gây ra. Các tế bào mới này phát triển quá nhanh chóng và tạo ra khối u trong cổ tử cung.
  • 20-08-2018
    Khối u vú là sự tăng trưởng của mô nằm sâu bên trong vú. Tùy theo loại khối u sẽ có biểu hiện và cảm giác khác nhau. Bạn có thể cảm nhận được u ở vú nhờ độ dày, sưng, hoặc cứng. Bạn có thể nhận biết: Một khối u nằm tách biệt có đường biên rõ
  • 20-12-2018

    Ho ra máu là tình trạng khạc ra máu từ đường hô hấp dưới thanh quản khi đang ho. Đây là một tình trạng bệnh lý thường gặp ở các khoa bệnh Phổi cũng như tại phòng Cấp cứu. 

  • 20-08-2018
    Nồng độ axit uric cao, hay còn gọi là tăng axit uric máu, là tình trạng thừa lượng axit uric trong máu. Axit uric được tạo ra trong quá trình chuyển hóa purine. Purine được tìm thấy trong tất cả các mô của cơ thể và trong các loại thực phẩm. Hầu hết
  • 21-08-2018
    Đi phân có màu xanh thường không đáng lo ngại. Phân xanh là do những thức ăn mà bạn đã tiêu hóa trước đó ví dụ như các loại rau có màu xanh đậm. Uống một số loại thuốc bổ sung sắt cũng có thể làm cho phân có màu xanh lá cây. Trẻ sơ sinh thường đi phân
  • 20-08-2018
    Triệu chứng nhiễm vi khuẩn Hp dạ dày bao gồm: Cảm giác đau và bỏng rát vùng bụng trên; cơn đau tăng lên khi đói bụng; buồn nôn, nôn khan vào buổi sáng khi thức dậy; chán ăn; có dấu hiệu ợ nhiều; đầy bụng, khó tiêu và khó chịu; cân nặng giảm không rõ nguyên nhân; thiếu máu và thiếu sắt bất thường...