Phân biệt giữa lo lắng bình thường và lo âu bệnh lý (rối loạn lo âu)

Điều đầu tiên bạn cần biết rằng bạn không phải là người duy nhất bị rối loạn lo âu. Có khoảng 40 triệu người ở Mỹ và 3 - 4% dân số toàn thế giới (khoảng 250 triệu người) mắc rối loạn này. Hơn nữa, rối loạn lo âu hoàn toàn có thể chữa được. Trên thực tế, nó là một trong những chứng rối loạn tâm lý hay cảm xúc dễ chữa khỏi nhất. Khám trực tuyến với bác sĩ chuyên khoa Tâm lý - Thần kinh trên kênh Khám Từ Xa của Wellcare để được tư vấn, chẩn đoán và điều trị rối loạn lo âu.

Tất cả chúng ta đều đã và đang trải qua cảm giác lo âu trong cuộc sống hàng ngày nhưng những người bị chẩn đoán với chứng rối loạn lo âu toàn thể (GAD) thì không có lý do nào nhất định cả. Do đó, cần phân biệt được các mức độ và ranh giới giữa lo lắng bình thường và lo âu bệnh lý.

Anxiety / Panic Sequence by Psychology-Solution.com

Các giai đoạn tiến triển của lo lắng. (Ảnh minh họa)

Lo lắng là một phản ứng bình thường của con người khi căng thẳng. Thực tế cho thấy lo lắng còn có thể là một điều tốt. Lo lắng giúp bạn hoàn thành bài tập về nhà, học hành chăm chỉ hơn cho bài kiểm tra sắp tới và nó có thể cảnh báo bạn nếu như bạn đang ở trong tình huống nguy hiểm thật sự. Nó “thông báo” cho bạn để bạn thận trọng hơn với những tình huống xung quanh – để “đánh hoặc chạy” (fight or flight). Trong những tình huống “nguy hiểm” đó, cơ thể chúng ta sẽ giải phóng các chất hóa học như Adrenaline hay Cortisol, có tác dụng điều chỉnh một số chức năng thần kinh, nhờ đó giúp cơ thể có thêm sức mạnh để chúng ta có thể “chiến đấu” với tình huống đó.

Phản ứng "Fight or Flight" - minh họa bởi Robin Hall. Từ thời cổ đại, tổ tiên của chúng ta đã phải đối mặt với rất nhiều hiểm nguy như côn trùng độc hay động vật dữ như hổ, báo, sư tử... Qua rất nhiều năm tiến hóa, "tính chất" đó vẫn còn nằm trong gen của chúng ta và điều đó giúp con người mạnh mẽ và dễ dàng vượt qua khó khăn hơn.

Phản ứng “Fight or Flight”. (Nguồn: Robin Hall).

Từ thời cổ đại, tổ tiên của chúng ta đã phải đối mặt với rất nhiều hiểm nguy như côn trùng độc hay động vật dữ như hổ, báo, sư tử… Qua rất nhiều năm tiến hóa, “tính chất” đó vẫn còn nằm trong gen của chúng ta và điều đó giúp con người mạnh mẽ và dễ dàng vượt qua khó khăn hơn.

Phân biệt lo lắng bình thường và lo âu bệnh lý

Dấu hiệu phân biệt lo lắng bình thường và lo âu bệnh lý:

Căng thẳng

Thông thường cảm giác lo lắng sẽ xảy ra khi bạn thấy căng thẳng ví dụ như trước một kỳ thi, trước khi phỏng vấn, hoặc cãi nhau với bạn bè hay chuẩn bị nhận một công việc mới (có nguyên nhân cụ thể). Tuy nhiên, khi bạn bị rối loạn lo âu hoặc lo âu bệnh lý, bạn sẽ cảm thấy lo lắng, bồn chồn trong một thời gian dài, lúc nào cũng cảm thấy lo âu khó chịu mà không hề có một nguyên nhân cụ thể nào. Kể cả khi đối mặt với những công việc thường ngày hay nhỏ nhặt như thanh toán hóa đơn cũng có thể làm bạn lo lắng hơn bình thường.

Cường độ và thời gian kéo dài

Rối loạn lo âu còn có thể tạo ra những phản ứng mãnh liệt và mạnh hơn bình thường về mặt cảm xúc. Ngay cả khi bạn đang phản ứng với sự căng thẳng, thì sự lo âu của bạn cũng là quá lên so với tình huống thật sự. Giả sử như trước một kỳ thi nào đó, những người bình thường có thể chỉ cảm thấy hơi lo lo trong một khoảng thời gian ngắn, nhưng người mắc chứng rối loạn lo âu có thể mất ăn mất ngủ trong cả một khoảng thời gian dài trước đó (kéo dài vài tuần, hoặc cả tháng), thậm chí có thể trải qua những triệu chứng dữ dội trước và trong kỳ thi. Hơn nữa, lo lắng bình thường chỉ là thoáng qua, trong khi rối loạn lo âu mang tính chất lâu dài và những cảm giác khó chịu đó có thể kéo dài hàng tuần hoặc hàng tháng.

Các biểu hiện/tính chất khác

Lo âu quá mức và lo lắng không phải là biểu hiện duy nhất khi bạn bị rối loạn lo âu. Ngoài ra, nó còn đi kèm với các triệu chứng về mặt thể chất khác như: chóng mặt, choáng váng, vã mồ hôi, run rẩy, trống ngực, đau đầu và buồn nôn. Bạn có thể cảm thấy khó thở, không thể nói chuyện hoặc thường xuyên phải đi vào nhà vệ sinh. Ghi chép cho thấy những người bị lo âu bệnh lý còn cảm thấy tách biệt với cuộc sống thực. Họ cảm thấy dường như bản thân mình không thể suy nghĩ rõ ràng và khó tập trung. Các biểu hiện về mặt tâm lý khác cũng có mặt. Nhiều người còn trải nghiệm những ý nghĩ tiêu cực hay những luồng suy nghĩ khác nhau xuất hiện trong đầu họ gần như không ngừng.

Suy giảm chất lượng cuộc sống

Khi bạn mắc phải chứng rối loạn lo âu, nó sẽ ảnh hưởng tới tất cả các khía cạnh trong cuộc sống của bạn. Nó làm suy giảm hoặc can thiệp đến học tập, công việc và cuộc sống thường ngày. Né tránh cũng là một biểu hiện của một vài (loại) rối loạn lo âu mà có thể khiến bạn trốn tránh khỏi một số hoạt động thường ngày (ví dụ như OCD hay panic disorders là hai trong số nhiều loại rối loạn lo âu có thể khiến bạn né tránh một số tình huống nhất định). Bạn có thể nghỉ học, lỡ mất bài kiểm tra nào đó, ngừng đi siêu thị để mua đồ hoặc tránh né tất cả những tình huống mà làm bạn cảm thấy lo âu.

Nguồn tham khảo: http://www.ulifeline.org CBT4PANIC (Robin Hall).

Theo Beautifulmindvn.

*** Nếu bạn đang phải “đối phó” với cảm giác lo âu cùng cực và bạn thấy mình có những dấu hiệu trên, đừng ngại ngần tìm đến sự giúp đỡ. Điều đầu tiên bạn cần biết rằng bạn không phải là người duy nhất bị rối loạn lo âu. Có khoảng 40 triệu người ở Mỹ và 3 - 4% dân số toàn thế giới (khoảng 250 triệu người) mắc rối loạn này. Hơn nữa, rối loạn lo âu hoàn toàn có thể chữa được. Trên thực tế, nó là một trong những chứng rối loạn tâm lý hay cảm xúc dễ chữa khỏi nhất. Khám trực tuyến với bác sĩ chuyên khoa Tâm lý - Thần kinh trên kênh Khám Từ Xa của Wellcare để được tư vấn, chẩn đoán và điều trị rối loạn lo âu.

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • Nếu bạn có những biểu hiện trên, đừng tuyệt vọng. Bạn đã biết mình đang bị gì rồi, phải không? Anxiety không thể làm hại bạn hoặc gây ra bất cứ tổn thương lâu dài nào về sức khỏe hay thể chất. Chìa khóa của sự hồi phục nằm ở kiến thức và sự thấu hiểu tại sao bạn lại đang cảm thấy như vậy – cái gì khiến bạn tiếp tục ở trong vòng luẩn quẩn đó.

  • Tâm bệnh hoặc bệnh tâm lý là các rối loạn về chức năng của não bộ, gây ra những thay đổi về suy nghĩ, nhận biết, tâm trạng, tính tình hoặc hành vi của người bệnh. 

  • Hầu hết người phụ nữ thường phàn nàn về vấn đề giảm hoặc thiếu hụt ham muốn và cực khoái trong chuyện “phòng the”. Ấy vậy, lại có một trường hợp hoàn toàn ngược lại, đó là trường hợp của chứng “Rối loạn liên tục kích thích bộ phận sinh dục” (Persistent Genital Arousal Disorder - PGAD) một rối loạn khiến cho người mắc phải luôn có cảm giác hưng phấn, mặc dù không hề có bất kì suy nghĩ gì về tình dục.

  • Trầm cảm là một trong những nguyên nhân dẫn đầu gây ra nhiều bệnh tật trên toàn thế giới. Tuy nhiên, có rất nhiều lầm tưởng và quan niệm sai lầm về trầm cảm vẫn còn tồn tại. Những người mắc trầm cảm thường phải đối mặt với nhiều thành kiến gắn liền với các rối loạn tâm lý. Để đấu tranh với những thành kiến này, quan trọng nhất là phải biết được những sự thật về trầm cảm.

  • Rối loạn căng thẳng hậu chấn thương tâm lý không phải là một nỗi buồn vu vơ nào đó mà chúng ta thi thoảng gặp, không phải là những áp lực mệt mỏi hằng ngày, chỉ cần sự sẻ chia yêu thương là tan biến. Mà nó là một nỗi đau, một bệnh tâm lý cần được chữa trị từng bước một trong một khoảng thời gian dài với một đội ngũ bác sĩ chuyên gia tâm lý được đào tạo lâu năm. Bởi vì nếu chỉ tính riêng quân nhân giải ngũ thì cứ mỗi ngày lại có 22 người tự sát, cứ mỗi 65 phút thì lại có một người tự kết thúc mạng sống của mình.

  • Hưng cảm là một dạng rối loạn tâm lý đặc trưng với trạng thái hứng khởi, phấn khích cao độ, dễ bị kích thích, cáu kỉnh, nóng giận và cảm thấy bản thân tràn đầy năng lượng. Chứng hưng cảm có thể xuất hiện ở mức độ nhẹ cho tới nặng hơn là phát triển các triệu chứng của rối loạn tâm thần như ảo giác, hoang tưởng, đa nghi, gây hấn, bạo lực… cần điều trị kịp thời.