Vệ sinh mũi đúng cách cho trẻ

Hiện nay việc làm sạch mũi trong bệnh viêm hô hấp trẻ con là cần thiết và vẫn được khuyến cáo trên thế giới. Tuy nhiên nếu làm không đúng cách có thể gây tổn thương niêm mạc mũi của trẻ, đồng thời khiến trẻ hoảng sợ, gây ảnh hưởng xấu đến cảm xúc và tâm lý của trẻ sau này. 

Hiện nay việc làm sạch mũi trong bệnh viêm hô hấp trẻ con là cần thiết và vẫn được khuyến cáo trên thế giới. Tuy nhiên nếu làm không đúng cách có thể gây tổn thương niêm mạc mũi của trẻ, đồng thời khiến trẻ hoảng sợ, gây ảnh hưởng xấu đến cảm xúc và tâm lý của trẻ sau này. 

Sau đây là một vài phương pháp vệ sinh mũi an toàn và đúng cách theo hướng dẫn của Bs. Trần Văn Công, chuyên khoa Nhi - Phòng khám Quốc tế Victoria Healthcare: 

1. Dùng bóng hút: phương pháp này thích hợp cho sơ sinh và trẻ nhỏ

Cách dùng bóng hút mũi (Hình ảnh minh họa)

- Đặt trẻ nằm ngửa, lần lượt làm từng bên
- Nhỏ 2-6 giọt nước muối sinh lí vào một bên mũi, chờ một lát
- Bóp xẹp quả bóng đẩy không khí ra 
- Nhẹ nhàng đưa đầu hút của quả bóng vào mũi trẻ
- Thả tay để dịch nhầy và mũi bị hút vào trong bóng
- Bóp đẩy khí và dịch trong bóng vào giấy vệ sinh
- Lặp lại cho đến khi nào sạch mũi (chỉ thấy nước trong)
- Làm tương tự cho mũi bên kia
- Vệ sinh sạch sẽ dụng cụ và bàn tay người làm trước và sau khi vệ sinh mũi cho trẻ

Mỗi ngày có thể làm 2-3 lần , hoặc nhiều hơn tùy theo tình trạng xuất tiết dịch mũi của trẻ.

2. Dùng dây hút mũi

Dây hút mũi (Hình ảnh minh họa)

Cách này tương tự như dùng bóng hút, chỉ khác là ba mẹ dùng miệng hút mũi của trẻ thông qua hệ thống dây 1 chiều. Lưu ý không được vô tình hay cố ý thổi hơi vào dây khi vệ sinh mũi sẽ làm vi khuẩn đi ngược vào mũi trẻ.

3. Dùng chai xịt phun sương

Trước hết lấy bớt nhầy mũi cho trẻ. Nếu trẻ lớn hãy bày cho trẻ xì mũi. Đối với trẻ nhỏ, dùng giấy ăn loại sạch mịn, cao cấp nhất, cuộn thành bấc sâu kèn, nhẹ nhàng đưa vào mũi trẻ để hút bớt nước và kéo ra theo một chút nhầy. Sau đó xịt mỗi bên 1-2 lần, chú ý để đầu chai xịt hướng ra phía ngoài má (coi hình). Nên chọn loại chai xịt mà lực bắn tia nhẹ nhàng êm ái, cho trẻ bớt sợ và bớt đau mũi. Ngày làm nhiều lần tùy theo tình trạng tiết nhầy mũi, thường có thể 4-6 lần, tùy theo.

4. Bơm rửa mũi

Là cách rửa mũi mà bơm nước vào bên này sau đó nó chảy ra bên kia. Đây là phương pháp gây nhiều tranh cãi nhất, bạo lực nhất và bị đồn thổi nhiều nhất. Vậy có nên làm phương pháp này không?
- Có thể làm nếu: phụ huynh được huấn luyện và trẻ hợp tác hoặc ít ra là không phản kháng. Hầu hết trẻ con không ưa thích phương án này, chúng la khóc giãy đạp rất kinh. Nếu vậy tốt nhất là không nên làm, vì nhầy mũi chưa lấy được mà đã làm con hoảng sợ, đó cũng là một loại chấn thương tâm lí. Chỉ có trẻ nhỏ mấy tháng đầu hoặc những đứa được làm từ nhỏ xíu mới chịu phương pháp này. Và chỉ làm khi các phương pháp trên không hiệu quả, trẻ còn nghẹt mũi nhiều do nhiều nhầy ở sâu.

Bơm rửa mũi cho trẻ (Hình ảnh minh họa)

- Cách làm: cho trẻ nằm nghiêng 1 bên, cổ hơi ngửa. Lót khăn dưới vai-đầu. Dùng cả lọ nước muối sinh lý (5 ml, 10 ml) bóp vào lỗ mũi phía trên với một lực vừa đủ (thế nào là đủ chỉ người làm mới biết), quan sát lỗ mũi bên dưới làm sao khi ta bóp vào bao nhiêu nước thì có bấy nhiêu nước chảy phía dưới thành dòng liên tục là được. Không được bóp mạnh đột ngột, mỗi lần có thể dùng 1-3 lọ nước muối, tới khi nào tương đối sạch thì thôi. Lặp lại tương tự với bên mũi kia.

- Phải đảm bảo bàn tay người vệ sinh và dụng cụ luôn sạch sẽ. Trẻ có thể ngồi nếu trẻ biết ngồi và hợp tác.

5. Trẻ lớn có thể tự rửa mũi bằng một số dụng cụ khác, cách làm tương tự cách 4.

Hình ảnh minh họa

Trẻ ngồi hay đứng thẳng, hơi cúi về phía trước một chút, hít sâu, há miệng kêu "HAAAAA", đồng thời đưa bình rửa mũi vào một bên lỗ mũi và bóp với lực vừa phải để toàn bộ dịch bóp vào mũi bên này chảy thành dòng ra theo lỗ mũi bên kia (coi hình). 

***LƯU Ý LÀM LÚC TRẺ THỨC VÀ ĐÓI BỤNG

Theo Bs. Trần Văn Công, chuyên khoa Nhi - Phòng khám Quốc tế Victoria Healthcare, 10/10/2016

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Những cột mốc phát triển quan trọng trong tuần này: Những mũi, miệng, lỗ tai mà bạn sẽ hôn lên đó rất nhiều lần sau 8 tháng nữa, đang bắt đầu hình thành rồi. Nếu bạn có thể nhìn vào tử cung của mình, bạn sẽ nhìn thấy một cái đầu quá khổ so với các phần
  • 28-05-2018

    Sốt co giật (febrile seizure hay febrile convulsion) là tình trạng bệnh đặc thù ở trẻ em, thường gặp ở lứa tuổi 6 tháng – 5 hoặc 6 tuổi. Sốt co giật hầu như không nguy hiểm và không để lại di chứng gì về thần kinh sau này. Một nghiên cứu cho thấy, những trẻ bị sốt co giật từ nhỏ thì sau này vẫn thông minh, học giỏi, trí nhớ tốt, hành vi cư xử bình thường như những trẻ không bị sốt co giật.

  • 28-05-2018
    Lồng ruột là một cấp cứu ngoại khoa thường gặp và là nguyên nhân hàng đầu gây tắc ruột ở trẻ em. Chứng lồng ruột là một cấp cứu ngoại khoa nghiêm trọng ở trẻ nhỏ. Lồng ruột xảy ra khi một đoạn ruột không ở vị trí bình thường mà lồng vào một đoạn
  • 28-05-2018
    Theo Aune và các cộng sự, thậm chỉ chỉ một sự gia tăng khiêm tốn của chỉ số BMI ở mẹ cũng làm tăng nguy cơ tử vong của thai nhi và trẻ sơ sinh. Những bà bầu bị béo phì nặng với chỉ số BMI >40 có thể tăng gấp 3 lần nguy cơ này so với những phụ