Biểu hiện lồng ruột ở trẻ em

Lồng ruột là một cấp cứu ngoại khoa thường gặp và là nguyên nhân hàng đầu gây tắc ruột ở trẻ em. Chứng lồng ruột là một cấp cứu ngoại khoa nghiêm trọng ở trẻ nhỏ. Lồng ruột xảy ra khi một đoạn ruột không ở vị trí bình thường mà lồng vào một đoạn

Lồng ruột là một cấp cứu ngoại khoa thường gặp và là nguyên nhân hàng đầu gây tắc ruột ở trẻ em.

Chứng lồng ruột là một cấp cứu ngoại khoa nghiêm trọng ở trẻ nhỏ. Lồng ruột xảy ra khi một đoạn ruột không ở vị trí bình thường mà lồng vào một đoạn ruột kế cận dẫn đến hiện tượng sưng viêm và cuối cùng là rách hay tắc ruột.

Nếu không được cấp cứu kịp thơi, căn bệnh này có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên nếu được phát hiện sớm thì hoàn toàn có thể chữa trị được. Tại Mỹ, có khoảng từ 1 – 4 trẻ em/1.000 trẻ mắc chứng lồng ruột hàng năm, phần lớn có độ tuổi từ 6 tháng – 3 tuổi, khoảng 80% trong số này dưới 2 tuổi. Bệnh thường hiếm xảy ra với trẻ trên 5 tuổi. Trẻ em trai thường có nguy cơ mắc bệnh này cao gấp 4 lần so với trẻ em gái.

Hiện nay các bác sỹ vẫn chưa rõ về nguyên nhân gây ra chứng bệnh này. Một số số chuyên gia cho rằng vi khuẩn hay virus chính là thủ phạm gây bệnh. Ở những trẻ em dưới 3 tháng và trẻ trên 5 tuổi, sự sinh trưởng của hệ vi khuẩn đường ruột có thể là nguyên nhân.

Biểu hiện lồng ruột ở trẻ em

Triệu chứng

Triệu chứng điển hình của chứng lồng ruột là những cơn đau bụng quằn quại theo đợt. Hãy theo dõi xem con bạn có những biểu hiện sau đây hay không:

  • Cơn đau bụng từng đợt ngày càng nặng hơn với tần suất cao hơn.
  • Trẻ la hét, khóc thét do đau đớn và co chân hoặc uốn cong mình mỗi khi cơn đau xuất hiện.
  • Trẻ có thể bị nôn.
  • Khoảng một nửa số trẻ đi ngoài ra phân nhầy, có máu trông giống như thạch.
  • Trẻ vã mồ hôi và mệt lả.
  • Sau khoảng một vài giờ, trẻ có thể có dấu hiệu mất nước với biểu hiện mắt trũng sâu, miệng khô và dính, tã bỉm không có dấu hiệu ướt.
  • Nếu tình trạng này tiếp diễn, dạ dày trẻ có thể trở nên cứng và sưng phồng lên, bạn có thể cảm nhận thấy một khối có hình xúc xích ở phần bụng giữa phía trên hay bên phải.

Càng được chẩn đoán sớm việc điều trị càng có hiệu quả cao. Do vậy nếu bạn thấy trẻ có biểu hiện đau ngày càng nặng hơn, hãy đưa trẻ đi khám để được chẩn đoán kịp thời. Chứng lồng ruột là một cấp cứu ngoại khoa cần được chăm sóc y khoa tích cực.

Biểu hiện lồng ruột ở trẻ em

Điều trị

Nếu nghi ngờ trẻ bị lồng ruột, bác sỹ sẽ chỉ định chụp X quang hay siêu âm để xác nhận chẩn đoán.

Khi trẻ đã được chẩn đoán mắc chứng lồng ruột, bác sỹ sẽ can thiệp y khoa để đưa ruột trở lại vị trí bình thường sử dụng biện pháp thụt rửa ruột. Quá trình này diễn ra khá nhanh và an toàn, tuy nhiên trẻ có thể cảm thấy hơi đau quặn và không thoải mái.

Bệnh này đôi khi có thể tái phát ngay cả sau khi đã được điều trị, do vậy trẻ cần phải ở lại bệnh viện để được theo dõi trong vòng 1 – 2 ngày. Trẻ có thể xuất viện khi đã ăn uống và đại tiện bình thường trở lại.

Lồng ruột là căn bệnh nguy hiểm đối với trẻ nhưng một khi được phát hiện và điều trị sớm, tỷ lệ hồi phục gần như là 100%. 

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan