Chẩn đoán bệnh hô hấp ở trẻ từ các triệu chứng đơn giản (độ chính xác 60 - 70%)

Bệnh hô hấp là bệnh thường gặp ở trẻ. Các bệnh hô hấp thường gặp bao gồm: viêm phế quản cấp, viêm phổi do các loại vi khuẩn, virus; hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, ung thư phổi, tràn dịch màng phổi, lao phổi. Các bệnh này chiếm khoảng 80% số các bệnh lý hô hấp. Bên cạnh đó, còn nhiều bệnh hô hấp khác, tuy nhiên chỉ chiếm tỷ lệ ít hơn, như: giãn phế quản, viêm phổi kẽ, bụi phổi, các biểu hiện phổi trong các bệnh hệ thống, nội tiết, cơ xương khớp, thận…

Các bệnh hô hấp thường gặp ở trẻ bao gồm: viêm phế quản cấp, viêm phổi do các loại vi khuẩn, virus; hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, ung thư phổi, tràn dịch màng phổi, lao phổi. Các bệnh này chiếm khoảng 80% số các bệnh lý hô hấp. Bên cạnh đó, còn nhiều bệnh hô hấp khác, tuy nhiên chiếm tỷ lệ ít hơn, như: giãn phế quản, viêm phổi kẽ, bụi phổi, các biểu hiện phổi trong các bệnh hệ thống, nội tiết, cơ xương khớp, thận…

Những bệnh hô hấp thường gặp ở trẻ

  • Ho nhẹ, sổ mũi trong, không sốt hay sốt nhẹ 1 - 2 ngày nay: viêm hô hấp trên.
  • Mới ho hay sổ mũi gần đây 1, 2 ngày, không sốt hoặc sốt nhẹ, đột nhiên nay ho rất nhiều, thở gấp, nghe khò khè, ngực lõm mỗi khi hít vào: suyễn hoặc viêm tiểu phế quản, trẻ lớn hoặc đã bị nhiều lần tương tự thì đa số là bệnh suyễn, trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, lần đầu bị có thể là viêm tiểu phế quản.
  • Khàn tiếng, tắt tiếng, ho tiếng ông ổng, thở nghe tiếng rít mỗi khi hít vào: viêm thanh quản cấp.
  • Chảy mủ hôi hay máu một bên mũi: dị vật do trẻ tự nhét vào.
  • Trẻ đang hoàn toàn khỏe mạnh, đang ăn, uống hay chơi đồ tròn nhỏ, đột ngột ho sặc sụa, tím tái, thở rít: dị vật đường thở.
  • Ho, sổ mũi cũng mấy ngày nay, bữa nay sốt cao, ho nhiều, lờ đờ, thở nhanh, khò khè, tím quanh miệng, hai cánh mũi phập phồng, ngực lõm mỗi khi thở: viêm phổi.
  • Thường xuyên hắt hơi, chảy mũi, ngạt mũi, ngứa mũi (lấy tay dụi mũi), có nếp hằn ngang trên chóp mũi, hai mắt cuồng thâm: viêm mũi dị ứng.
  • Thường xuyên thò lò mũi xanh đặc, hay bị sốt cao, ho khi nằm, ngủ ngáy, hay bị viêm tai giữa, viêm phế quản, cửa mũi loét: viêm V.A.
  • Ho, sổ mũi, trẻ bứt rứt, quấy khóc, lăn lộn, lấy tai cào hay đập vào tai, đụng vào tai hay kéo vành tai trẻ trẻ la khóc: viêm tai giữa cấp.
  • Trẻ mới sốt, ho hoặc không ho, hơi thở hôi, chảy nước miếng, bỏ ăn: viêm loét khoang họng - miệng hoặc viêm nướu cấp...

(Ảnh minh họa)

Bệnh hô hấp thường gặp ở trẻ. (Ảnh minh họa)

Điều trị bệnh hô hấp thường gặp ở trẻ

Viêm hô hấp trên

Vệ sinh mũi tại chỗ: có nhiều cách, bạn có thể bơm rửa mũi cho con bằng dung dịch nước muối sinh lý hoặc xịt mũi bằng nước muối biển sâu xisat, sterima... Hoặc đơn giản là dùng giấy ăn sạch cuộn bấc sâu kèn đưa vào mũi trẻ để lấy dịch sau đó xịt nước muối biển, các thuốc co mạch thông mũi như: otrivin, naphazolin cần sự chỉ định của bác sĩ.

Uống:

  • Một số thuốc kháng dị ứng giúp trẻ thoải mái hơn do làm giảm xuất tiết dịch mũi họng như: theralen, chlopheniramin, dexchlopheniramin, cetirizin, loratadine, desloratadine... Cách dùng nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc theo liều khuyến cáo trên bao bì (đó là liều thấp và an toàn - tuy nhiên hiệu quả sẽ không bằng liều bác sĩ chỉ định) ngoài ra có thể dùng các siro ho an toàn như: hoastex, prospan, pectol...
  • Các loại siro như: ameflu, tiffy, atussin cần có sự chỉ định của bác sĩ.
  • Không nhất thiết sử dụng kháng sinh.

Nếu chăm sóc tốt, bệnh có thể tự khỏi trong vòng 1 tuần.

Hen phế quản 

Cắt cơn - xông bằng ventolin 2.5 mg + một ít nước muối sinh lý, liều ventolin 0.2 mg/kg/lần, sau đó cho trẻ tới gặp bác sĩ để điều trị tiếp theo. Hoặc nếu cơn nhẹ toàn trạng trẻ ổn thì tới gặp bác sĩ luôn để bác sĩ chẩn đoán cho chính xác rồi mới dùng thuốc.

Viêm thanh quản cấp 

Vì khả năng có những cơn khó thở thanh quản nặng hoặc lẫn với bệnh viêm nắp thanh môn do vi trùng nên cũng cần đưa đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt cho những trường hợp tắt tiếng, sốt cao, thở rít...

Trị liệu thông thường là khí dung với thuốc chống viêm: dexa, pulmicort... 

Một số trường hợp nặng có thể trộn thêm andrenalin.

Uống thuốc chống viêm + giảm ho + hạ sốt +/- kháng sinh (cần cân nhắc).

Viêm mũi dị ứng (theo mùa hoặc quanh năm)

Loại bỏ dị nguyên: vệ sinh nhà cửa, tránh bụi thuốc lá, lông thú vật, phấn hoa... Dùng thuốc dự phòng trước khi bước vào mùa dị ứng.

Thuốc: 

  • Monkelustat uống buổi sáng, kháng histamin uống, corticoid uống nếu nặng.
  • Thuốc xịt mũi: avamys, flixonase.

Viêm phổi

Cần đưa trẻ bị viêm phổi đi khám ngay.

Dị vật mũi

Cần soi kỹ xem có phát hiện dị vật không, đưa tới bác sĩ chuyên khoa Tai - Mũi - Họng lấy dị vật.

Viêm tai giữa 

Đưa tới bác sĩ Tai - Mũi - Họng, điều trị tại chỗ: làm thuốc tai nếu đã chảy mủ và nhỏ thuốc tai, kháng sinh, chống viêm và giảm đau đường uống.

Viêm V.A 

Chỉ định nạo V.A nếu đã có biến chứng.

Viêm nướu cấp, loét nhiễm trùng khoang họng 

Thường những trường hợp này sốt cao, khó điều trị

Súc họng nước muối sinh lý, thoa thuốc lên vết loét và nướu sưng, uống kháng sinh, chống viêm.

BS Trần Văn Công

Phòng khám Victoria Healthcare

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan