Sự phát triển thị lực của trẻ

Thế giới là một nơi mới mẻ và đầy thú vị với thiên thần nhỏ của bạn. Có rất nhiều kỹ năng mới mà bé sẽ cần phải học. Và cũng như việc bé tập nói, tập ngồi, tập đi, thì bé cũng cần học cách để sử dụng toàn bộ đôi mắt của mình.

Thế giới là một nơi mới mẻ và đầy thú vị với thiên thần nhỏ của bạn. Có rất nhiều kỹ năng mới mà bé sẽ cần phải học. Và cũng như việc bé tập nói, tập ngồi, tập đi, thì bé cũng cần học cách để sử dụng toàn bộ đôi mắt của mình.

Mặc dù những em bé khỏe mạnh ngay từ khi sinh ra đã có thể nhìn thấy thế giới, nhưng khi đó, mắt của trẻ chưa phát triển đủ để có thể nhìn tập trung vào một điểm, chưa thể di chuyển mắt một cách chính xác hay thậm chí là chưa thể sử dụng cả hai mắt được. Trên thực tế, trẻ sinh ra với đôi mắt “cận thị” và chưa thể nhìn các vật ở xa được.

Xử lý thông tin thị giác là một phần quan trong để có thể hiểu được thế giới xung quanh chúng ta. Tầm nhìn và các vấn đề về thị lực ở trẻ sơ sinh có thể dẫn đến tình trạng chậm phát triển, do vậy, việc theo dõi các mốc phát triển nhất định của bé cũng như sự trưởng thành về thị lực là rất quan trọng.

Thị lực của bé: từ khi sinh ra đến 4 tháng

Sự phát triển thị lực của trẻ
(Ảnh minh họa)

Khi bé được sinh ra, bé liếc nhìn bạn và thế giới quanh bé với một đôi mắt mờ. Bé sẽ có thể nhìn tập trung tốt nhất với những vật cách mặt bé từ 20-25cm. Đó là khoảng cách thích hợp để bé có thể nhìn thấy mặt bạn khi bạn đang ôm bé trong tay.

Sau khoảng thời gian tăm tối khi ở trong bụng mẹ, thì thế giới là một nơi tươi sáng và kích thích sự phát triển thị giác của bé. Đầu tiên, sẽ rất khó để bé có thể theo dõi nhiều vật khác nhau, hoặc thậm chí bé còn không thể phân biệt được các vật khác nhau. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ không kéo dài.

Trong những tháng đầu đời, đôi mắt của bé sẽ bắt đầu hoạt động hiệu quả hơn. Tuy nhiên, việc phối hợp giữa 2 mắt vẫn còn khóp khăn và bạn có thể nhận thấy rằng, một mắt hoặc thậm chí cả 2 mắt của bé có vẻ như bị lác. Nhưng trong hầu hết các trường hợp thì đây là một hiện tượng hết sức bình thường. Nếu bạn tiếp tục nhận thấy một bên mắt của bé bị lác ở những tháng tiếp theo thì bạn nên trao đổi vấn đề này với bác sỹ.

Bạn cũng có thể bắt đầu nhận thấy bé có khả năng phối hợp tay và mắt, đặc biệt là khi bé theo dõi một vật đang chuyển động và cố dùng tay với lấy vật đó.

Mặc dù các chuyên gia vẫn chưa hiểu rõ về việc làm thế nào bé có thể phân biệt được màu sắc khi sinh ra, nhưng việc nhìn màu sắc vẫn chưa phát triển toàn diện trong giai đoạn này. Và để kích thích thị giác của bé phát triển, bạn nên cho bé dùng chăn hoặc đồi chơi có màu sáng.

Khi trẻ được 8 tuần tuổi (2 tháng), đa số các bé có thể nhìn tập trung vào mặt cha mẹ một cách dễ dàng. Khi bé được khoảng 3 tháng, mắt của bé đã có khả năng nhìn theo mọi vật ở xung quanh. Nếu bạn di chuyển một món đồ chơi màu sắc rực rõ ở gần em bé, bạn sẽ nhìn thấy mắt bé dõi theo chuyển động của món đồ chơi và tay bé sẽ cố giơ ra để với được món đồ chơi đó.

Vào giai đoạn này, bạn nên trò chuyện với bé và chỉ ra cho bé những gì mà bạn nhìn thấy, mặc dù có thể bé sẽ chưa hiểu lắm về những gì bạn nói.

Thị lực của bé: từ 5-8 tháng

Sự phát triển thị lực của trẻ
(Ảnh minh họa)

Thị lực của bé sẽ tiếp tục phát triển một cách đáng kể trong giai đoạn này. Bé sẽ phát triển những kỹ năng mới, bao gồm việc nhận thức về chiều sâu. Khả năng này sẽ giúp bé xác định được một vật ở xa hay ở gần bé, bằng việc dựa vào những vật ở xung quanh vật đó. Kỹ năng này bé không thể thực hiện được khi mới sinh ra. Thông thường, 2 mắt bé sẽ không hoạt động hiệu quả cùng nhau cho đến khi bé được 5 tháng tuổi. Khi đó, mắt của bé có thể nhìn được 3 chiều, do vậy, bé có thể nhận thức được về chiều sâu cũng như độ xa gần của các vật.

Khả năng phối hợp tay – mắt của bé được cải thiện giúp bé sẽ chỉ được những vật mà bé thấy thú vị, nhặt vật đó lên, ném vật đó đi và khám phá thế giới theo nhiều cách khác nhau. Bé có thể sẽ rất thích nhìn vào mặt bạn, nhưng bé cũng sẽ vô cùng thích thú nếu được nhìn vào một cuốn sách có vẽ nhiều vật giống nhau.

Rất nhiềuu em bé sẽ bắt đầu tập bò hoặc di chuyển khi được khoảng 8 tháng tuổi. Có thể di chuyển được sẽ giúp em bé cải thiện hơn nữa khả năng phối hợp tay mắt.

Trong suốt khoảng thời gian này, khả năng nhìn màu của bé cũng sẽ được cải thiện. Hãy đưa bé đến những địa điểm mới, thú vị hơn và tiếp tục chỉ cho bé thấy những thứ mà bạn và bé cùng nhìn thấy. Bạn cũng có thể treo những vật chuyển động ở trên nôi của bé và đảm bảo rằng bé có đủ thời gian để vui chơi tự do và an toàn trên sàn nhà.

Thị lực của bé: 9-12 tháng

Sự phát triển thị lực của trẻ
(Ảnh minh họa)

Khi bé sắp tròn 1 tuổi, bé sẽ có khả năng đánh giá khoảng cách tốt hơn. Đây là khả năng sẽ phát triển khi bé lần theo chiếc ghế dài để đứng đậy hoặc khi bé đinh hướng phòng khách từ bên này sang bên kia. Vào thời điểm này, bé có thể ném mọi thứ một cách chính xác, do vậy, bạn nên cẩn thận với bé nhé!

Vào lúc này, bé có thể nhìn thấy mọi vật một cách rõ ràng, cả những vật ở gần và ở xa. Bé có thể tập trung nhìn rất nhanh vào một vật, kể cả khi vật đó đang chuyển động rất nhanh. Bé sẽ rất thích chơi trò tìm và giấu đồ chơi hoặc chơi ú òa với bạn. Bạn nên tiếp tục kể tên các vật khi nói chuyện với bé để kích thích khả năng liên kết từ ngữ.

Triệu chứng của các vấn đề về mắt và thị lực của bé

Đa số các bé được sinh ra với đôi mắt khỏe mạnh và sẽ phát triển dần dần khi bé lớn lên. Tuy nhiên, các vấn đề về mắt và thị lực cũng có thể sẽ xảy ra:

Những triệu chứng sau đây sẽ cho thấy mắt bé đang gặp vấn đề:

  • Chảy nhiều nước mắt
  • Mi mắt đỏ hoặc quạu lại
  • Một hoặc cả hai mắt thường xuyên lác
  • Rất nhạy cảm với ánh sáng
  • Đồng tử mắt có màu trắng

Những vấn đề có thể xảy ra bao gồm:

  • Tắc nghẽn tuyến lệ, ống tuyến lệ
  • Nhiễm trùng ở mắt
  • Rối loạn chức năng kiểm soát cơ mắt
  • Tăng áp lực ở mắt
  • Ung thư mắt

Nếu bạn nhận thấy bé có bất cứ triệu chứng nào ở trên, hãy gọi cho bác sỹ

Kết luận

Mặc dù bé có thể nhìn thấy bạn ngay sau khi sinh ra, nhưng bé sẽ dành năm tiếp theo của cuộc đời để cải thiện thị lực và phát triển những kỹ năng mới. Bạn có thể sẽ khuyến khích sự phát triển này của bé bằng cách cùng tham gia với bé và chú ý đến những dấu hiệu bất thường về mắt và thị lực của bé. Nếu cảm thấy lo ngại, hãy tìm đến sự tư vấn của các bác sỹ.

Làm thế nào để cha mẹ biết được rằng thị lực của bé đang phát triển bình thường?

Dành thời gian giao tiếp bằng mắt với bé ngay từ khi sinh ra sẽ giúp ích cho sự phát triển của bé, và cũng sẽ giúp bạn phát hiện ra các vấn đề có thể xảy ra với mắt của bé. Nếu bé có vẻ không thể nhìn tập tủng vào mặt bạn và cười khi đươc 2 tháng tuổi, thì đó có thể là vấn đề. Khi được 4 tháng, bé có thể dùng mắt để dõi theo bạn hoặc các vật chuyển động khá tốt. Trẻ mới sinh có thể sẽ có một hoặc 2 mắt bị lác, nhưng khi 4-6 tháng, vấn đề này sẽ tự biến mất.

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan