Nước tăng lực có thể là nguyên nhân gây hội chứng tăng động giảm chú ý ở trẻ em

Nghiên cứu kết luận rằng trẻ em không nên uống các loại nước ngọt và đồ uống chứa caffeine.

Theo một nghiên cứu mới đây, nước tăng lực có liên quan đến khả năng gây mất tập trung và tăng động đối với trẻ lứa tuổi học đường

Các nhà nghiên cứu thuộc đại học Yale đã khảo sát trên 1600 học sinh ở một quận thuộc Connecticut (Hoa Kỳ), các học sinh này có độ tuổi trung bình là 12.

Các học sinh nam có xu hướng tiêu thụ nhiều đồ uống tăng lực hơn so với nữ. Và trong nhóm nam, các học sinh gốc da đen Hispanic có xu hướng tiêu thụ nhiều đồ uống giải khát hơn là các học sinh da trắng.

Nước tăng lực có thể là nguyên nhân gây hội chứng tăng động giảm chú ý ở trẻ em
Ảnh minh họa.

Theo một nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Academic Pediatrics, trẻ uống nhiều nước tăng lực có tới 66% nguy cơ bị hội chứng tăng động mất tập trung.

Đồ uống tăng lực chứa hàm lượng đường và caffeine khá cao. Đối với nghiên cứu này, các nhà khoa học lưu ý đến số lượng và loại đồ uống được các học sinh tiêu thụ.

Theo trưởng nhóm nghiên cứu giáo sư Jeannette Ickovics thuộc đại học Yale, càng tiêu thụ nhiều đồ uống có đường bao nhiêu thì các học sinh cấp hai đó càng có nguy cơ cao mắc hội chứng tăng động giảm chú ý bấy nhiêu. Đặc biệt, nước tăng lực dường như là nguyên nhân gây nên hội chứng này. Bà nói: “Kết quả nghiên cứu của chúng tôi là bằng chứng hỗ trợ cho khuyến cáo của hiệp hội nhi khoa Hoa Kỳ, rằng cha mẹ nên hạn chế việc trẻ tiêu thụ nhiều nước ngọt và nước tăng lực.”

Nước tăng lực có thể là nguyên nhân gây hội chứng tăng động giảm chú ý ở trẻ em
Ảnh minh họa.

Nghiên cứu cho hay những trẻ em được khảo sát đã tiêu thụ trung bình 2 loại nước ngọt mỗi ngày. Số lượng đồ uống dao động tới 7 loại đồ uống. Một vài loại nước ngọt và nước tăng lực có chứa tới hơn 40 gram đường. Theo các nhà khoa học thì tùy thuộc vào độ tuổi, trẻ em chỉ nên tiêu thụ khoảng 21 tới 33 gam đường một ngày.

Ngoài việc là nguyên nhân gây nên hội chứng tăng động giảm chú ý, nước ngọt còn làm tăng nguy cơ béo phì. Theo ước tính mới nhất từ trung tâm kiểm soát và phòng chống dịch bệnh Hoa Kỳ, khoảng 1/3 trẻ em ở Mỹ đang trong tình trạng thừa cân hoặc béo phì.

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan