Dinh dưỡng trong 1000 ngày đầu đời cho sự phát triển toàn diện của trẻ

Theo chia sẻ của bác sĩ Dinh dưỡng Đoàn Thị Mai, NCS Tiến sỹ dinh dưỡng và miễn dịch nhi khoa trường Đại học tổng hợp Xanh-Petersburg, LB Nga, dinh dưỡng trong 1000 ngày đầu đời không chỉ tác động đến sức khỏe hiện tại mà còn tác động sâu sắc đến sức khỏe lâu dài và tương lai của bé.

Dinh dưỡng trong 1000 ngày đầu đời không chỉ tác động đến sức khỏe hiện tại mà còn tác động sâu sắc đến sức khỏe lâu dài và tương lai của bé.

Hình ảnh minh họa

4 lý do quan trọng mẹ đừng quên để giúp bé phát triển tối đa tiềm năng.

1. Não bộ phát triển vượt bậc:

Không giống những loài động vật khác sinh ra với bộ não đã được “lập trình” cố định, não bộ của loài người trong những năm đầu đời có khả năng linh hoạt cao, tạo nên ưu điểm tiến hóa mang tính vượt trội là cho phép trẻ học nhiều ngôn ngữ, hoàn thiện các kỹ năng, lĩnh hội đa dạng nền văn hóa, ẩm thực…

Trong 1000 ngày đầu đời, não của bé sẽ tăng trưởng với tốc độ thần kỳ, đạt 80% trọng lượng não và đến 3 tuổi là 85% của người trưởng thành. Nếu không cung cấp đầy đủ dinh dưỡng trong giai đoạn tối quan trọng này thì chắc chắn khả năng nhận thức của não sẽ suy giảm vĩnh viễn.

2. Xây dựng hệ miễn dịch trọn đời:

Hệ miễn dịch là một mạng lưới phức tạp giúp chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, bệnh dịch và các chất gây hại bên ngoài. Sức đề kháng của trẻ không chỉ do hệ miễn dịch bẩm sinh quyết định, mà phần lớn hoàn thiện bằng nguồn dinh dưỡng trẻ được nhận từ các loại thực phẩm. Nếu hệ miễn dịch yếu, trẻ rất dễ nhiễm bệnh, nhất là bệnh đường tiêu hóa làm ảnh hưởng khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng. Giúp cho bé có hệ miễn dịch tốt là món quà quý giá mà mẹ dành cho con.

3. Cải thiện chiều cao của trẻ:

Nhiều bà mẹ đã biết rằng, chiều cao của trẻ tăng trưởng nhanh nhất so với các giai đoạn khác, gấp gần 2 lần chiều cao, so với lúc mới sinh, khi bé 3 tuổi. Vì vậy, mọi nỗ lực cải thiện chiều cao cho con, từ dinh dưỡng, phải được ưu tiên trong 1000 ngày đầu đời.

4. Dinh dưỡng phù hợp trong 1000 ngày đầu đời thay đổi tương lai bé:

Với trẻ dưới 2 tuổi, suy dinh dưỡng làm yếu hệ miễn dịch, dễ bị phơi nhiễm và tử vong bởi các bệnh lây lan như tiêu chảy, viêm phổi, sốt xuất huyết cũng như tăng nguy cơ mắc bệnh không lây lan như tiểu đường và những chứng bệnh mãn tính khác trong giai đoạn sau của cuộc đời.

Các nghiên cứu khoa học cho thấy dinh dưỡng đầy đủ trong ở giai đoạn hình thành nhận thức sẽ giúp tăng điểm số trung bình đến 4.6 lần, từ đó tác động tích cực đến hiệu suất lao động và tăng thu nhập trung bình lên 21%. Ngoài ra, trẻ được thụ hưởng một chế độ dinh dưỡng hoàn thiện trong 1000 ngày đầu đời có khả năng vượt qua các bệnh tật đe dọa đến tính mạng cao gấp 10 lần.

1.000 ngày đầu đời là cửa sổ cơ hội cho sức khỏe lâu dài và phát triển tiềm năng của bé

Những năm đầu đời trẻ em có sự phát triển vượt bậc về tư duy sáng tạo và sự tưởng tượng vô cùng phong phú. Ngoài ra, theo thuyết trí thông minh đa dạng của Howard Gardner, các tiềm năng trí tuệ của trẻ cũng được bộc lộ từ rất sớm. Quan sát trò chơi của con, chơi cùng con và cho con trải nghiệm ước mơ của riêng mình là cách hiệu quả để phụ huynh phát hiện tiềm năng của con để có sự đầu tư phù hợp từ sớm.

Bs. Đoàn Thị Mai, NCS Tiến sỹ dinh dưỡng và miễn dịch nhi khoa trường Đại học tổng hợp Xanh-Petersburg, LB Nga

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018

    Sắt là chất thiết yếu cho sự tăng trưởng, phát triển của não và hệ thống thần kinh của trẻ. Sắt cũng là thành phần tham gia cấu tạo máu, vì vậy thiếu sắt kéo dài dễ dẫn đến tình trạng thiếu máu.

  • 28-05-2018
    Bệnh béo phì ở trẻ em thực sự là điều đáng lo ngại đối với các bậc làm cha mẹ. Trẻ bị béo phì không chỉ có nguy cơ cao bị các bệnh tim mạch, huyết áp, xương khớp mà còn dễ bị các vấn đề về tâm lý… Làm thế nào để giải quyết bệnh béo phì ở trẻ em?
  • 28-05-2018
    Để chuẩn bị cho giai đoạn mang thai và tăng cường khả năng thụ thai, hãy duy trì một mức cân nặng hợp lý và chọn những loại thực phẩm an toàn và tốt cho sức khỏe đứa con tương lai của bạn trong thời kỳ 9 tháng thai nghén.
  • 21-03-2019

    Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ và nhiều tổ chức khác trên thế giới không khuyến khích tắm nắng cho trẻ vì chưa có nghiên cứu về mặt lợi của tắm nắng, nhưng đã có những bằng chứng về tác hại của việc cho trẻ tắm nắng như làm bỏng da, nổi sảy, mẩn ngứa và chàm da nếu trẻ có cơ địa da nhạy cảm và nguy cơ gây ung thư da vì da của trẻ rất mỏng và còn non.