Nhiễm khuẩn HP ở trẻ và những con số

Trẻ em ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam tỉ lệ nhiễm HP có thể lên tới 80%, đại đa số không triệu chứng và chung sống hoà hình với HP. Khi có triệu chứng đau bụng nghi ngờ bệnh đau dạ dày - tá tràng việc đầu tiên phải làm là nội soi dạ dày tá tràng chứ không phải thổi bóng, thổi thẻ, hay xét nghiệm máy, phân gì hết.

50% dân số thế giới bị nhiễm HP, chỉ 15% trong số họ bị viêm loét dạ dày - tá tràng, 1% trong số đó chuyển sang ung thư dạ dày. Còn lại họ chung sống hoà bình với HP.

(Ảnh minh họa)

(Ảnh minh họa)

Vi khuẩn HP trong dạ dày là gì?

Vi khuẩn HP dạ dày có tên khoa học là Helicobacter pylori (tên ban đầu của nó là Campylobacter pylori). Đây là một loại xoắn khuẩn vô cùng nguy hiểm, có gram âm, bám và sinh sống trên lớp nhầy của niêm mạc dạ dày.

HP được phát hiện vào năm 1982 và được khẳng định là nguyên nhân chính của bệnh viêm loét dạ dày, tiềm ẩn nguy cơ cao gây ra ung thư dạ dày.

Tỉ lệ nhiễm khuẩn HP

Ở Việt Nam, một nghiên cứu của BS Vương Tuyết Mai (năm 2001) cho thấy ở người lớn tỉ lệ nhiễm HP là 75,2% và con số này không ngừng tăng lên. Tỉ lệ viêm loét dạ dày - tá tràng là 6 - 7%.
Trẻ em ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam có tỉ lệ nhiễm HP lên tới 80%, đại đa số không xuất hiện triệu chứng và chung sống hoà hình với HP. 

Nguyên nhân nhiễm khuẩn HP

Nguyên nhân chính gây bệnh đó là nhiễm Helicobacter pylori (HP). Vi khuẩn này rất dễ lây nhiễm. Người bệnh có thể mắc HP từ nước nhiễm khuẩn hoặc các vật chất khác bị nhiễm độc bởi nước bọt hay phân người bị bệnh.

Ngoài ra, các tác nhân phổ biến khác gây ra viêm loét dạ dày tá tràng là do chế độ ăn uống, tâm lý: ăn uống không đúng giờ, nhiều chất kích thích; thức ăn quá chua, quá cay, quá nóng; chế độ ăn thiếu dinh dưỡng kéo dài; nghiện thuốc lá, nghiện rượu; ăn vội vàng, nhai không kỹ… Nhiều người do không có kiến thức cơ bản cũng như không quan tâm đến sức khỏe của mình khi có những triệu chứng nhẹ ban đầu nên bệnh trở nên nặng hơn.

Triệu chứng nhiễm vi khuẩn HP trong dạ dày

Các triệu chứng ở người lớn

Thường khi phát hiện bị nhiễm vi khuẩn HP dạ dày thì người bệnh đã bị viêm, loét dạ dày tá tràng, dẫn đến các hiện tượng đau bụng, đau âm ỉ, khó chịu. Một số triệu chứng nhiễm vi khuẩn HP dạ dày ở người lớn mà bạn có thể gặp phải như sau:

  • Cảm giác đau và bỏng rát vùng bụng trên.
  • Cơn đau tăng lên khi đói bụng.
  • Người bệnh buồn nôn, nôn khan vào buổi sáng khi thức dậy.
  • Bệnh nhân bị chán ăn.
  • Có dấu hiệu ợ nhiều.
  • Cảm giác đầy bụng, khó tiêu và khó chịu.
  • Cân nặng giảm không rõ nguyên nhân.
  • Bị thiếu máu và thiếu sắt bất thường.

Triệu chứng ở trẻ em

Đối với trẻ em, nhiễm khuẩn HP trong dạ dày khó phát hiện và thường không có dấu hiệu đặc trưng. Trong Y khoa thế giới chưa ghi nhận vi khuẩn HP gây ra ung thư dạ dày ở trẻ em. Đây là điểm khác biệt so với người lớn khi bị nhiễm HP. Những vấn đề thường gặp nhất ở trẻ khi nhiễm phải vi khuẩn HP đó là u niêm mạc dạ dày, loét dạ dày tá tràng...

Ở trẻ em triệu chứng nhiễm vi khuẩn HP trong dạ dày thường khá riêng biệt so với người lớn. Đau quanh rốn, cảm giác đau vùng thượng vị nằm giữa rốn và xương ức là những cảm giác rất dễ xảy ra ở trẻ em khi bị nhiễm vi khuẩn HP. Một số trẻ có biểu hiện ợ chua, những trẻ bị loét dạ dày, tá tràng do vi khuẩn HP sẽ nôn ra máu hoặc đi ngoài ra phân đen.

Tuy nhiên một số trẻ lại không có những biểu hiện gì đặc biệt mà chỉ có biểu hiện xanh xao, mệt mỏi, thiếu máu không rõ nguyên nhân.

Cách chống lây nhiễm vi khuẩn HP

  • Vệ sinh, phòng dịch nơi sinh sống: vệ sinh nguồn nước, thực phẩm, nơi ở.
  • Rửa tay sạch sẽ trước khi ăn uống.
  • Kiểm tra vi khuẩn HP khi có các dấu hiệu bệnh dạ dày và có chỉ định của bác sỹ để diệt trừ kịp thời, tránh lây nhiễm ra các thành viên trong gia đình.
  • Khi trong nhà có người bị nhiễm HP thì nên sử dụng đũa riêng, vệ sinh bát đũa sạch sẽ, tránh lây nhiễm.

Wellcare tổng hợp

Theo Báo mới

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan