Thói quen mút tay ở trẻ

Ngậm mút tay ngoài biểu hiện cho thấy trẻ đang đói thì điều đó làm trẻ cảm thấy dễ chịu và được kích thích như tìm lại cảm giác của bầu sữa mẹ, như đang được gần mẹ. Đây chính là sự tiếp nối phản xạ tự nhiên của trẻ ngay khi còn trong bụng mẹ. Dần dần thói quen này sẽ hình thành ngay cả khi trẻ không đói thậm chí đã lớn và thôi bú.

Tại sao trẻ thường xuyên mút tay?

Ngậm mút tay ngoài biểu hiện cho thấy trẻ đang đói thì điều đó làm trẻ cảm thấy dễ chịu và được kích thích như tìm lại cảm giác của bầu sữa mẹ, như đang được gần mẹ. Đây chính là sự tiếp nối phản xạ tự nhiên của trẻ ngay khi còn trong bụng mẹ. Dần dần thói quen này sẽ hình thành ngay cả khi trẻ không đói thậm chí đã lớn và thôi bú.

 Image result for mút tay có thẻ gây bẹnh gì

Thói quen mút tay ở trẻ. (Ảnh minh họa)

Tật mút tay ở trẻ có thể bỏ được không?

Phần lớn trẻ sẽ bỏ tật mút tay khi được 1 - 2 tuổi, nhưng sẽ có khoảng 15% vẫn tiếp tục ngậm mút tay cho đến 4 tuổi. Lúc trẻ ngậm mút tay sẽ kích thích não trẻ sản xuất ra chất endophin (chất giảm đau nội sinh), giúp cơ thể trẻ được thư giãn và tạo cho trẻ cảm giác thích thú, tương tự như khi trẻ đang được ăn những món ăn mà trẻ yêu thích.

Theo diễn tiến tự nhiên, sau 6 tháng đầu tiên phản xạ ngậm mút tay của trẻ sẽ giảm dần. khoảng 70 – 90% số trẻ em có thói quen mút ngón tay cái, nhưng hầu hết các trẻ này sẽ tự động bỏ việc ngậm mút tay lúc được 3 - 5 tuổi.

Mút tay gây ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ

Ngậm mút tay khi bàn tay trẻ chưa được rửa sạch sẽ là yếu tố thuận lợi làm cho trẻ bị lây các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm qua đường tay – miệng như bệnh tay chân miệng, bệnh cúm, bệnh thủy đậu, nhiễm giun và đặc biệt là các bệnh về đường tiêu hóa. Trẻ ngậm ngón tay quá sâu khiến trẻ dễ bị nôn trớ, nhất là sau khi ăn hoặc bú.

Làm thế nào để giúp trẻ bỏ tật mút tay?

Để giúp trẻ dần bỏ tật ngậm mút tay. Với trẻ còn bú mẹ nên cho bú mẹ đầy đủ để bảo đảm trẻ không bị đói để tránh thói quen trẻ tìm tay của mình để ngậm mút. Nếu trẻ thỉnh thoảng mới mút tay, cha mẹ chỉ cần làm phân tâm trẻ, lôi cuốn sự chú ý vào những trò chơi phù hợp với lứa tuổi của trẻ, giúp trẻ dễ chịu vào những thời điểm sắp ngậm mút tay.

Ví dụ: Chơi với búp bê giúp bé cử động linh hoạt. Bạn khẽ đặt một con búp bê nhỏ gần bàn tay bé. Đề nghị bé hãy cầm lấy con búp bê, bạn sẽ ngạc nhiên vì bé sẽ cố hết sức đề túm lấy món đồ vật này dù bé chưa hiểu hết yêu cầu của bạn. Mỗi lần, bạn để món đồ chơi xa bé một chút, bé sẽ rướn người để với lấy món đồ này.

BS. Nguyễn Hữu Châu Đức

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 01-11-2021

    Ở Việt Nam, chúng ta thấy các bậc phụ huynh thường hay bàn luận về nết ăn uống của trẻ con và rất hay than phiền về việc chúng biếng ăn, còi cọc. Việc ăn uống của trẻ vì thế trở thành một chỉ tiêu hàng đầu để đánh giá sức khỏe của trẻ. Để những bữa ăn không còn là nỗi ám ảnh của trẻ và căng thẳng cho cha mẹ, giờ đã đến lúc người lớn chúng ta cần hiểu đúng thế nào là biếng ăn.

  • 28-05-2018
    Theo các nghiên cứu y khoa, mẹ cho con bú có thể giúp giảm nguy cơ ung thư vú khoảng 4%. Con số này không lớn nhưng rõ ràng việc cố gắng giảm nguy cơ ung thư vú bằng bất kỳ phương pháp nào chắc chắn là một quyết định đúng đắn. Sữa mẹ rất
  • 25-04-2019

    Suy giảm trí nhớ là một trong những vấn đề thường gặp của các bà mẹ sau khi sinh em bé. Triệu chứng này có thể là tạm thời, nhưng cũng có thể ảnh hưởng lâu dài đến não bộ của người mẹ. Làm sao để phòng ngừa và cải thiện tình trạng này? 

  • 28-05-2018

    Trẻ bị bỏng có nên bôi thuốc không? Cần làm gì khi trẻ bị bỏng? Việc đầu tiên và quan trọng nhất là chặn đứng tác hại của nhiệt. Ngay cả khi da không còn tiếp xúc với tác nhân gây bỏng, nhiệt tích tụ ở vết bỏng vẫn tiếp tục gây tổn thương sâu hơn. Làm nguội vết thương bằng nước mát sạch giúp giảm nhiệt, giảm đau...