Mẹo kết nối yêu thương giữa con đầu lòng và em bé sắp sinh

Chuẩn bị cho con đầu lòng tâm lý chào đón em bé sắp sinh cũng là một thách thức với nhiều mẹ bầu.

Trước khi em bé chào đời

Hãy nói với con khi bạn chắc chắn thời điểm em bé chào đời

Nếu con bạn còon nhỏ xíu, sẽ rất khó để hiểu được khái niệm thời gian. Vì vậy hãy giải thích khoảng thời gian đó một cách dễ hiểu nhất cho con. Bạn có thể nói, em bé sẽ ra đời vào khoảng thời gian sinh nhật con hoặc vào dịp Giáng sinh. Con trẻ đang đi học lớn tuổi hơn một chút có thể hiểu khái niệm thời gian có thể được biết sớm hơn. Con ở độ tuổi thiếu niên thì bạn có thể thông báo cho con cùng lúc thông báo với các thành viên khác trong gia đình.

Nói chuyện với con trước khi em bé mới chào đời

Một vài đứa trẻ sẽ thích thú với việc có bạn chơi mới. Để tránh làm con thất vọng, hãy nói cho con bạn biết rằng em bé sẽ khóc và ngủ rất nhiều và bạn sẽ phải dành nhiều thời gian cho em bé.

Để trẻ hiểu được em bé sẽ trông như thế nào, hãy dẫn con tới bệnh viện thăm bạn hoặc người thân vừa mới sinh em bé.

Con bạn cũng có thể hỏi rất nhiều câu hỏi. Vì vậy, câu trả lời của bạn nên hướng tới độ tuổi và sự trưởng thành của con. Nếu đứa trẻ mới chập chững biết đi hỏi bạn em bé ở đâu, thì bạn có thể bảo con rằng em bé đang ở một nơi an toàn bên trong cơ thể bạn. Tuy nhiên, nếu con bạn đang ở tuổi đi học và hỏi câu tương tự, bạn hãy nói với con rằng em bé đang ở trong tử cung của bạn. Nếu con ở độ tuổi thiếu niên, có thể sẽ không hỏi bạn câu đó nhưng bạn có thể coi chuyện bầu bí là cơ hội để nói chuyện giới tính với con.

Mẹo kết nối yêu thương giữa con đầu lòng và em bé sắp sinh
Mẹ bầu có thể dẫn con tới bệnh viện nếu con tò mò về em bé trong bụng. Ảnh minh họa

Cho con làm vài việc cùng với bạn và em bé chưa sinh

Hãy tìm cách xây dựng tình cảm trước khi em bé chào đời. Ví dụ, nếu bạn muốn em bé nghe nhạc trước khi chào đời, bảo con bạn nghe một tai nghe, và tai còn lại đăt vào bụng của bạn. Bạn cũng có thể bảo con chạm vào bụng và cảm nhận em bé đang đạp.

Em bé là của chúng ta, không phải của mẹ

Để trẻ không cảm thấy ganh tỵ và bị em bé chiếm mất mẹ, nói với con rằng em bé là của chúng ta chứ không phải của riêng mẹ. Như vậy sẽ giúp con hiểu rằng em bé sẽ là một phần của gia đình.

Nếu con bạn còn rất nhỏ, hãy tránh làm những việc này trước khi em bé ra đời

  • Ngừng không cho trẻ dùng núm vú giả
  • Cho con cai sữa bình
  • Cho trẻ đi học ở nhà trẻ

Những việc làm này có thể làm con cảm thấy bất an ngay trước khi em bé mới chào đời. Thay vì vậy, hãy chăm sóc con bạn bằng tất cả tình yêu thương mà con cần và dành thời gian nhiều nhất có thể để bên con.

Sau khi em bé chào đời

Cùng con tham gia các hoạt động hàng ngày với em bé mới sinh

Giúp con dành thời gian với cả bạn và em bé bằng cách giao cho con những việc con có thể làm. Bạn có thể bảo con giữ chai sữa trong khi cho em bú hoặc để con lau người cho em bé sau khi tắm.

Trẻ quá nhỏ có thể chưa làm được một số việc, chẳng hạn như bế em bé hay cho bé ú bình, vì vậy hãy tránh không để con làm việc đó. Nếu con nhất định muốn bế em thì hãy dặn con cẩn thận, cho con bế bé cùng với sự hỗ trợ của bạn hoặc người lớn.

Nếu con bạn lớn hơn, hãy để con chọn quần áo cho em mỗi ngày, hay giúp bạn cùng cho bé bú bình.

Cố gắng giữ những thói quen của con ổn định nhất có thể, để con không cảm thấy cuộc sống thay đổi quá nhiều vì em bé. Dù phải dành phần lớn thời gian cho em bé mới sinh nhưng bạn nên dành một khoảng thời gian trong ngày cho con. Bạn cũng có thể nhờ chồng hoặc người lớn trong gia đình dành thêm thời gian cho con bạn.

Mẹo kết nối yêu thương giữa con đầu lòng và em bé sắp sinh
Mẹ nên tạo không gian, thời gian cho con và em bé mới sinh. Ảnh minh họa

Quay lại thói quen

Nếu con bạn còn nhỏ, rất có thể sau khi có em bé, con bạn có thể quay lại các thói quen cũ như sử dụng tã hay uống trong bình sữa. Hãy giải quyết những trường hợp đó một cách nhẫn nại và bình tĩnh, thậm chí chấp nhận để trẻ dùng bỉm trở lại, vì điều đó có thể giúp bạn bớt đi thời gian vệ sinh cho trẻ.

Trẻ em lớn hơn chút có thể chưa quen ngay với việc được bị giảm sự chú ý ngay lập tức. Vì vậy hãy cố gắng chú ý đến con nhiều nhất có thể để con không cảm thấy mình thừa ra, không được mẹ yêu thương nữa.

Đừng ngại khen con

Khen con những gì con làm tốt và nhất là những điều không liên quan tới em bé. Nếu con bạn mới chỉ chập chững biết đi, bạn có thể nói “con ăn rất gọn gàng. Giỏi lắm!'. Khi con lớn hơn một chút, bạn có thể khen con đã tự thu dọn đồ chơi hay tự ăn một mình, thể hiện rằng con đã lớn hơn rồi đấy.

Công bằng và yêu thương

Công bằng và yêu thương con bằng tất cả bản năng của người mẹ và phải thật nhạy bén. Bạn đánh giá càng công bằng càng tốt. Nếu bạn thể hiện tình yêu và sự quan tâm của mình một cách công bằng, có thể bạn sẽ khơi gợi được tình cảm của con với em bé, tạo nên sự gắn kết bền vững giữa các con.

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan