Làm cách nào để mẹ có nhiều sữa cho con bú?

Cơ chế tạo sữa là cơ thể sẽ dựa vào số lần bé bú, thời gian bé bú, nói chung là nhu cầu của bé bao nhiêu sẽ sản xuất ra sữa bấy nhiêu. Vì vậy, muốn nhiều sữa, không có cách nào khác là cho bé bú nhiều hoặc hút sữa nhiều lần trong ngày.

Theo bác sĩ Lê Ngọc Anh Thy, chuyên viên tư vấn sữa mẹ quốc tế, phòng khám Quốc tế Victoria Healthcare: “Cơ chế tạo sữa là cơ thể sẽ dựa vào số lần bé bú, thời gian bé bú, nói chung là nhu cầu của bé bao nhiêu sẽ sản xuất ra sữa bấy nhiêu. Vì vậy, muốn nhiều sữa, không có cách nào khác là cho bé bú nhiều hoặc hút sữa nhiều lần trong ngày. Nếu mẹ có dùng bao nhiêu thức uống lợi sữa mà không tuân theo nguyên tắc này thì mẹ cũng sẽ không bao giờ có đủ sữa cho con.

Cách để mẹ có nhiều sữa cho bé bú

  • Cho bé bú theo nhu cầu, bất cứ khi nào bé đói và đòi bú, không nhất thiết theo giờ giấc như sai lầm của một số bà mẹ.
  • Không giới hạn thời gian của mỗi bữa bú, để bé bú đến khi nào tự ngưng thì thôi.
  • Chờ cho bé bú hết sữa một bên vú rồi mới tiếp tục cho bú vú còn lại, làm như thế cả hai vú đều được kích thích tạo sữa cân bằng.
  • Điều quan trọng nhất là cho bé ngậm bắt vú đúng cách: Toàn thân bé hướng sát về phía mẹ, cằm bé chạm vào vú mẹ, miệng bé há rộng (ngậm gần hết quầng vú của mẹ, chứ không phải chỉ đầu vú), môi dưới cong ra ngoài, nhìn thấy bé mút chậm và mạnh, có thể nghe tiếng bé nuốt. Cuối cùng là bé thư giãn và thoải mái sau bữa bú, còn mẹ thì không cảm thấy đau đầu vú.
Làm cách nào để mẹ có nhiều sữa cho con bú?
(Ảnh minh họa)

Chế độ ăn uống

Để có đủ sữa cho con bú, người mẹ phải biết cách ăn uống và nghỉ ngơi sao cho hợp lý. Thường thường khẩu phần ăn hàng ngày của người mẹ cần có 200 gram thịt cá, 1 quả trứng,1 lít  sữa tươi hoặc sữa bột pha, 200-300 gram hoa quả, 500-600 gram rau. Nói chung danh sách thực phẩm dành cho các bà mẹ trẻ hầu như không có hạn chế gì đáng kể, tuy nhiên một số loại đồ ăn sau nên tránh: tỏi, hành tây và một số gia vị gây ảnh hưởng tới mùi vị của sữa mẹ.

Nên ăn 5-6 lần trong ngày, trước khi cho con bú, để kích thích sinh sữa; uống nước khi khát. Xin nhắc nhở bạn rằng không phải cứ ăn uống thật nhiều là sẽ có nhiều sữa, ngược lại có thể gây rối loạn chức năng đường ruột của người mẹ và thậm chí gây táo bón ở trẻ.

Luôn tự nhủ là bạn có đủ sữa

Hiện tượng thiếu sữa hoặc sữa về chậm có thể do vài nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn do đẻ mổ hoặc do uống thuốc để co dạ con sau khi sinh. Để kích thích cho ra sữa, bạn vẫn nên bế con áp vào ngực, cho bé bú ngay khi có thể vì chính động tác mút sữa của bé sẽ khiến cho sữa chảy ra. Đôi khi người mẹ vừa sinh xong có sữa, nhưng vài tuần sau tự nhiên mất dần sữa. Đừng vội nản chí hoặc lo lắng, hãy cho con bú đều đặn để “nhắc” cơ thể tiết sữa. Yếu tố tâm lý vô cùng quan trọng, tức là bạn và người thân phải bình tĩnh và tin tưởng rằng sữa sẽ lại đủ, nếu không bạn có thể bị mất sữa thật. Không nên cho con bú sữa bình ngay, kiên nhẫn một chút, bù lại, không gì so sánh được với sữa mẹ.

Làm các động tác xoa bóp ngực theo chiều từ trên xuống dưới, vừa xoa tròn quanh ngực vừa hơi ép xuống, sau đó dùng ngón trỏ và ngón cái giữ bầu vú, nhẹ kéo núm vú ra một chút. Hơi cúi người về phía trước để sữa chảy ra dễ dàng hơn. Khi tắm dưới vòi hoa sen, nên xả cho dòng nước chảy đều trên ngực.

Nguồn tham khảo:

Bs. Lê Ngọc Anh Thy, chuyên viên tư vấn sữa mẹ quốc tế, phòng khám Quốc tế Victoria Healthcare

Bệnh viện Từ Dũ

Wellcare tổng hợp

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan