Em bé sinh non

Sinh non được định nghĩa là bé chào đời trước 37 tuần tuổi thai. Thống kê tại Hoa Kỳ cho thấy tỉ lệ sinh non chiếm 11 - 13%. Có tới 60% các bé sinh đôi, sinh ba, hay thậm chí số lượng thai nhiều hơn là sinh non. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Việt Nam nằm trong số 42 nước có tỉ lệ sinh non cao nhất thế giới.

Sinh non được định nghĩa là bé chào đời trước 37 tuần tuổi thai. Thống kê tại Hoa Kỳ cho thấy tỉ lệ sinh non chiếm 11 - 13%. Có tới 60% các bé sinh đôi, sinh ba, hay thậm chí số lượng thai nhiều hơn là sinh non. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Việt Nam nằm trong số 42 nước có tỉ lệ sinh non cao nhất thế giới.

Em bé sinh non. (Ảnh minh họa)

Chăm sóc em bé sinh non như thế nào?

Những ngày đầu đời, bé sinh non có thể cần sự chăm sóc đặc biệt từ phòng chăm sóc sơ sinh tích cực (NICU). Với sự phát triển của công nghệ thông tin, ai cũng có thể dễ dàng tìm hiểu được những biến chứng mà em bé sinh non phải đối mặt. Sự lo lắng cho bé có khi làm người nhà căng thẳng, tuy nhiên hãy đặt niềm tin vào các bác sĩ sơ sinh. Đừng để có những hiểu lầm đáng tiếc xảy ra trong giai đoạn khó khăn này. Giữa bạn và bác sĩ lúc này có một mối quan tâm chung, là sức khỏe của con bạn. Đừng ngần ngại hỏi bác sĩ về tình trạng bé của bạn và hỗ trợ bác sĩ trong việc điều trị.

Một điều quan trọng khác cần nhớ, có một người cũng cần được quan tâm không kém em bé, đó chính là mẹ của bé. Sau chuyến vượt cạn đau đớn, cảm xúc lúc này của người mẹ buồn nhiều hơn vui. Các cảm giác sốc, buồn rầu, kể cả có lỗi, rồi hi vọng, vui mừng, yêu thương đan xen lẫn nhau. Ông bà, đặc biệt là ba của bé hãy dành sự quan tâm, động viên, an ủi, chia sẻ đúng lúc cho mẹ, giúp mẹ mau chóng hồi phục về thể chất và ổn định về tinh thần.

Sau khi xuất viện về nhà, gia đình hãy luôn để ý bé. Chắc hẳn ai cũng biết bé sinh càng non thì càng có nhiều vấn đề y khoa cần theo dõi. Bé có thể chỉ có những triệu chứng rất nhẹ, hoặc những vấn đề nghiêm trọng hơn. Một số vấn đề xảy ra ngay lúc sinh, trong khi có một số thì cần phải có thời gian theo dõi. Do đó, cần đưa bé đến gặp bác sĩ ở những đợt thăm khám định kỳ để được đánh giá sự phát triển của bé.

Sự phát triển của em bé sinh non

Bé sinh non, cũng giống như bé sinh đủ tháng, sẽ có những mốc phát triển giống nhau cần đạt được. Tuy nhiên, thời gian sẽ thay đổi ở mỗi bé. Ví dụ như một nửa bé sẽ đi được vào lúc thôi nôi, nhưng nếu bé có chậm đi tới tận 18 tháng tuổi thì điều đó cũng chưa hẳn là bất thường. Những mốc phát triển là chỉ dẫn tương đối đúng để đánh giá sự phát triển của bé. Mặc dù vậy, nó cũng không vẽ ra được một bức tranh toàn diện về con của bạn. Chính cha mẹ là người hiểu rõ bé nhất. Hãy nhìn bảng đánh giá sự phát triển theo hướng thoải mái một chút, đừng chỉ chăm chăm vào những con số.

Hầu hết các trẻ sinh non sẽ bắt kịp đà tăng trưởng như bé đủ tháng trong vòng hai đến ba năm. Một số em bé sinh rất non có thể sẽ cần thời gian lâu hơn để bắt kịp. Sau khoảng thời gian này, mọi sự khác biệt về kích cỡ hay trí não thường không phải do sinh non mà do từng cá nhân của bé và do gen quy định.

Nguồn tham khảo: 

1. Premature babies https://www.babycenter.com/premature-babies 

2. Caring for a Premature Baby: What Parents Need to Knowhttps://www.healthychildren.org/…/Caring-For-A-Premature-Ba…

BS Lưu Hồng Vân 

Phòng khám Quốc tế Victoria Healthcare

- 30-11-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018

    Sốt là một triệu chứng, không phải bệnh lý! Sốt có nhiệm vụ khởi động hệ miễn dịch của cơ thể nhằm tạo đề kháng chống lại sự xâm nhập bất hợp pháp của các loại siêu vi, vi khuẩn và sự gia tăng nhiệt độ của cơ thể được xem là một dấu hiệu cảnh báo. Hầu hết các cơn sốt (từ 37,8 - 40°C) mà trẻ mắc phải đều không nguy hiểm, do đó việc “chặn” sốt không có ý nghĩa với bé. 

  • 28-05-2018

    Ở trẻ em rất thường gặp các trường hợp hay kêu đau ở chân. Đó là cảm giác đau nhói ở các khớp nhưng không có vị trí rõ ràng. Đôi khi đau tập trung ở đầu gối. Khi trẻ đau ở chân không rõ vị trí, đau về đêm, ban ngày hoàn toàn bình thường, xảy ra trong vài ngày rồi hết hẳn, sau đó tái diễn là triệu chứng của quá trình tăng trưởng mà y học gọi là đau tăng trưởng.

  • 28-05-2018
    Một chế độ ăn cân đối, lành mạnh không chỉ tốt cho cơ thể và sự tăng trưởng của trẻ mà còn tốt cho cả não bộ nữa. Lựa chọn đúng loại thực phẩm có thể giúp trẻ cải thiện chức năng não bộ, trí nhớ và tăng cường sự tập trung.
  • 28-05-2018
    - Tuổi thai (12+0): Thai 12 tuần tuổi. - Tuổi thai (12+1): Thai 12 tuần một ngày. - Tuổi thai (12+2): Thai 12 tuần hai ngày. - GSD: Đường kính túi thai (Đơn vị: mm) - CRL: Chiều dài đầu-mông (Đơn vị: mm) Nếu các chỉ số trên nằm ngoài giới hạn cho phép