Trẻ nổi hạch dưới hàm có nguy hiểm?

Chúng ta có hệ thống hạch bạch huyết chạy khắp cơ thể. Bình thường hạch không sờ thấy nhưng khi bị viêm nhiễm ở vùng nào đó thì hạch vùng lân cận sẽ nổi to hơn bình thường nên ta có thể sờ thấy (đó gọi là phản ứng hạch). 

(Ảnh minh họa)

Hạch dưới hàm có nguy hiểm không?

Hạch dưới hàm nguy hiểm không còn phụ thuộc vào tính chất, vị trí và kích thước của hạch. Hạch nhỏ dưới 1cm, xuất hiện ở những vị trí như vùng đầu mặt cổ, di động, không đau xuất hiện từ lâu, thường là hạch lành tính. Những người mắc bệnh viêm nhiễm mãn tính vùng đầu cổ, thường khám thấy hạch ở dưới hàm, góc hàm...

Các trường hợp viêm nhiễm cấp tính vùng đầu mặt cổ, như viêm miệng, viêm họng, viêm tai giữa, sưng răng lợi, viêm amidan cấp... hạch thường đau sưng trong đợt viêm nhiễm. Tuy nhiên, sau khi điều trị khỏi ổ viêm nhiễm, hạch nhỏ lại và không đau nữa. Nếu trẻ vẫn ăn ngủ và chơi ngoan thì cha mẹ không cần quá lo lắng. Nếu có triệu chứng ho, sốt... thì cần đưa bé đi khám để tìm nguyên nhân và điều trị. Các trường hợp hạch ung thư, thường có dấu hiệu hạch xuất hiện ở vị trí bất thường ví dụ như hạch thượng đòn, hạch to, cứng, không di động, dính với các tổ chức xung quanh, không đau và hạch thăm khám thấy nằm trong bệnh cảnh của ung thư hoặc các bệnh đặc thù.

Hạch nổi dưới hàm là do bệnh gì?

Khi có triệu chứng hạch nổi dưới hàm thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý sau: 

- Viêm hoặc nhiễm trùng: thường do vi trùng hoặc virus gây ra.
- Bệnh lý ác tính như ung thư hạch nguyên phát (ung thư xuất phát từ các tế bào lymphô trong hạch, còn gọi là bệnh lymphôm).
- Ung thư di căn hạch: tế bào ung thư từ một cơ quan khác di chuyển đến, xâm nhập và phát triển trong hạch.

Khám từ xa Wellcare tổng hợp

- 24-07-2018 -

Bài viết liên quan